Bước tới nội dung

Antôn Nguyễn Tiến Dũng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Antôn Nguyễn Tiến Dũng
SinhNguyễn Tiến Dũng
Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội.
MấtNhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội
Tên khácAntôn, Tiến Dũng
Nghề nghiệpLinh mục, nhạc sư
Nổi tiếng vìViết nhạc công giáo, dạy nhạc, dạy tiếng Ý.
Tôn giáoCông giáo

Antôn Nguyễn Tiến Dũng (1924-2005) là một linh mục Công giáo người Việt. Ông được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ, nhạc sư với bút danh Tiến Dũng. Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục (miền Nam)[1] và nguyên Phó ban Thánh nhạc Việt Nam, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.[2], nguyên giám đốc nhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 8 tháng 6 năm 1924 tại Làng Yên Cốc, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, thuộc giáo xứ Từ Châu, giáo hạt Thanh Oai, tổng giáo phận Hà Nội.

Từ năm 1943 đến năm 1950: Antôn Nguyễn Tiến Dũng theo học tại tiểu chủng viện Hoàng Nguyênđại chủng việnXuân Bích, Hà Nội.

Từ năm 1950 đến năm 1965: Ông du học tại Roma về Thần học, Giáo luật và Âm nhạc.

Năm 1954: Nguyễn Tiến Dũng được thụ phong linh mục

Năm 1962: Linh mục Tiến Dũng tốt nghiệp Tiến sĩ khoa sáng tác (Magistero) tại Nhạc viện Santa Cecilia (Giáo hoàngHọc viện Roma).[3]

Năm 1965 Linh mục Tiến Dũng về nước làm Giáo sư Thánh nhạc và Phụng vụ tại chủng viện Têrêsa (Long Xuyên).

Năm 1967: Linh mục nhạc sĩ Antôn Nguyễn Tiến Dũng thành lập Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Năm 1972: Linh mục đã tổ chức Đại hội Thánh nhạc toàn quốc tại Sài Gòn quy tụ hầu hết các nhạc sĩ, các ban hợp xướng Công giáo. Ông giảng dạy tại trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, nhạc viện Bach. Ông là khoa trưởng Phân Khoa Nhân Văn Nghệ thuật của trường Đại học Minh Đức.

Năm 1968: Antôn Tiến Dũng Thành lập trường Suối Nhạc và giảng dạy các môn: Nhạc lý, hòa âm, sáng tác, dương cầm tại nhiều cơ sở đạo và đời.

Sau năm 1975: Ông làm trưởng Ban Thánh nhạc Việt Nam. Đồng thời giảng dạy tiếng Ý và hòa âm tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Ông mất ngày 08 tháng 08 năm 2005 tại nhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Linh mục nhạc sư Tiến Dũng được đánh giá là một trong 4 nhạc sĩ (Nguyễn Văn Hòa, Lương Hoàng Kim, Kim Long) sáng tác nhạc Công giáo thể loại bình ca hay và đúng theo "Hiến chế phụng vụ".[5]. Khi nhận xét về những sáng tác của ông, Giáo sư Tiến sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Hải - nguyên Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã nói:

[4].

Linh mục nhạc sĩ Kim Long nguyên phó chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nguyên tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã "so sánh" giữa ông và linh mục Tiến Dũng:

[6].

Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách, nguyên trưởng phòng thu âm, thu hình của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh [7], đã đánh giá về sự nghiệp của Nhạc sư Tiến Dũng như sau:

Sáng tác Thánh nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Tiến Dũng là một trong những người tiên phong cho nền thánh nhạc Việt Nam với nhiều bài hát nổi tiếng:

  • Con Linh mục,
  • Đêm Tuyệt Thánh này,
  • Kính chào nữ Vương,
  • Nữ vương Thiên Đàng,
  • Bên sông Babylon,
  • Bài ca lữ Hành,
  • Thân phận lưu đày,
  • Trăm triệu lời ca
Các tập Thánh ca: Hát lên bài ca mơí, Trăm triệu lời ca, Bài ca suy tôn, Bài ca vô tận, Missa quarta, Missa quinta.[6]

Biên soạn về âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sư Tiến Dũng đã biên soạn các sách giáo khoa về âm nhạc được phổ biến rộng rãi:

  • Nhạc lý,
  • Hoà âm thực tập và dẫn giải,
  • Đối âm,
  • Tẩu pháp,
  • Tôi viết ca khúc tiếng Việt,
  • Hoà âm tân thời,
  • Trên phím đàn

[6]

Các môn sinh của Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng đã tổ chức " Đêm nhạc Ngàn Lần Yêu " vào ngày 13 tháng 12 năm 2002 tại nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Ghi nhận về đêm nhạc này VietCatholic News (Thứ Tư 22/1/2003) đã viết:

Để tưởng nhớ những đóng góp của Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng, các thân hữu của ông đã đúc tượng bán thân hình ông đặt tại tòa soạn "Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay"[10].

  1. ^ “Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua_Trích website Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Một nén hương kính nhớ linh mục An tôn Tiến Dũng_ Trích website giáo phận Đà Lạt”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua_ Trích website giáo phận Đà Lạt
  4. ^ a b c “Linh mục nhạc sư Tiến Dũng_Trích website Tổng giáo phận Tp HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ Bình ca[liên kết hỏng]
  6. ^ a b c “Nhân ngày qua đời của LM Antôn Tiến Dũng 8/8/2005_Trích website Vietcatholic”.
  7. ^ “Nhạc sĩ Nguyễn Bách”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng - Trích website Giáp Phận Nha Trang.
  9. ^ Vài ghi nhận qua đêm nhạc "Ngàn lần yêu "
  10. ^ Các nhạc sĩ đã bắt đầu được yêu mến …

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]