Bước tới nội dung

An Lạc Tây

9°51′15″B 105°58′26″Đ / 9,854086°B 105,973994°Đ / 9.854086; 105.973994
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
An Lạc Tây
Xã An Lạc Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhSóc Trăng
HuyệnKế Sách
Trụ sở UBNDẤp An Hòa
Địa lý
Tọa độ: 9°51′15″B 105°58′26″Đ / 9,854086°B 105,973994°Đ / 9.854086; 105.973994
MapBản đồ xã An Lạc Tây
An Lạc Tây trên bản đồ Việt Nam
An Lạc Tây
An Lạc Tây
Vị trí xã An Lạc Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích27,70 km²[1]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng11.752 người[1]
Mật độ424 người/km²
Khác
Mã hành chính31540[2]

An Lạc Tây là một thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã An Lạc Tây là một xã nằm ven sông Hậu, cách trung tâm huyện 12 km về phía nam, có vị trí địa lý:

Xã An Lạc Tây có diện tích 27,70 km², dân số năm 2022 là 11.752 người,[1] mật độ dân số đạt 424 người/km².

Xã có tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua dài 9 km.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

An Lạc Tây có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Toàn bộ địa bàn xã nằm trong nửa phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao ở phía giáp sông Hậu và thấp dần vào trong, độ dốc thay đổi khoảng 0,4%, có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m.

Địa chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chất xã An Lạc Tây được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích có thể chia thành các những tầng chính sau:

  • Tầng Holocene: nằm trên mặt thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát. Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
  • Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
  • Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.

Đất đai

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã An Lạc Tây  nằm trên dãi cù lao Kế Sách Đất đai của có độ màu mỡ cao, thích hợp các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng,... Hiện nay Diện tích tự nhiên của xã là: 2.789,95 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1.210,63 ha (gồm đất trồng cây ăn trái 1.271 ha; đất trồng lúa 54,79 ha;  đất trồng nhãn 664,25ha; lâm nghiệp 4.4 ha; nuôi trồng thủy sản 57,25 ha). Đất phi nông nghiệp: 1.588,28 ha (bao gồm đất ở 48,58 ha; đất chuyên dùng 109,16 ha; đất xây dựng trụ sở cơ quan 2,41 ha; đất quốc phòng 0,04 ha; đất công cộng 106,01; đất tôn giáo 4,16 ha; đất cơ sở tín ngưỡng 1,16 ha; đất nghĩa địa 4,17 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.421,05 ha).

Khí tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã An Lạc Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khômùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,8 °C, Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%.

Thủy văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sông ngòi xã An Lạc Tây thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung bình từ 194 – 220 cm. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch của xã là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã An Lạc Tây được chia thành 6 ấp: An Công, An Hòa, An Lợi, An Phú, An Tấn, An Thạnh.[3]xem

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 10 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1900/QĐ-TTg[4] về việc công nhận xã An Lạc Tây là xã đảo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Văn bản số 1720/VP-TH về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng” (PDF). Cổng thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng. 28 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Thông tư số 12/2018/TT-BTNMT về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Sóc Trăng” (PDF). Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 28 tháng 9 năm 2018. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Quyết định số 1900/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Sóc Trăng”. Thư viện Pháp luật. 4 tháng 10 năm 2016.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]