An Đôn
An Đôn
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường An Đôn | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | ![]() | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Quảng Trị | |
Thị xã | Quảng Trị | |
Trụ sở UBND | Đường An Đôn, khu phố 3 | |
Thành lập | 19/3/2008[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 16°44′9″B 107°10′41″Đ / 16,73583°B 107,17806°Đ | ||
| ||
Diện tích | 2,61 km² | |
Dân số (2008) | ||
Tổng cộng | 1.611 người | |
Mật độ | 617 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 19358[2] | |
An Đôn là một phường thuộc thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường An Đôn nằm ở phía tây thị xã Quảng Trị, ở tả ngạn sông Thạch Hãn. Phường có vị trí địa lý:
- Phía bắc và phía tây giáp huyện Triệu Phong
- Phía nam giáp xã Hải Lệ
- Phía đông giáp phường 1, phường 2 và phường 3.
Phường An Đôn có diện tích 2,61 km², dân số năm 2008 là 1.611 người, mật độ dân số đạt 617 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường An Đôn được chia thành 2 khu phố: 1, 3.[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Phường An Đôn được thành lập vào ngày 19 tháng 3 năm 2008 trên cơ sở điều chỉnh 191,56 ha diện tích tự nhiên và 1.515 người của thôn An Đôn thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; 69 ha diện tích tự nhiên và 96 người của xóm Hà, phường 1.[1] Sau khi thành lập, phường An Đôn có 260,56 ha diện tích tự nhiên, dân số là 1.611 người.
Tín ngưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/57/Dinh_C%C3%B4_%E1%BB%8F_V%C5%A9ng_T%C3%A0u_n2022_%28Am_th%E1%BB%9D_H%E1%BB%8Fa_Tinh_Th%C3%A1nh_m%E1%BA%ABu%29.jpg/230px-Dinh_C%C3%B4_%E1%BB%8F_V%C5%A9ng_T%C3%A0u_n2022_%28Am_th%E1%BB%9D_H%E1%BB%8Fa_Tinh_Th%C3%A1nh_m%E1%BA%ABu%29.jpg)
An Đôn là nơi phát tích của tín ngưỡng thờ Bà Hỏa (Hỏa Tinh Thánh mẫu) ở làng Tân Trà thuộc xã An Đôn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị mà sau này lưu truyền vào miền Nam Bộ[4] theo mô tả của L.Cadière về tục thờ Bà Hỏa ở vùng Bắc Miền Trung thì Bà Hỏa ở làng Tân Trà được thờ bên gốc cây sung khổng lồ: “Bà xuất hiện dưới dạng một tia chớp thể như một đốm đuốc rực lửa bay đến đậu trên cây hoặc ở gốc cây, chốc lát sau là biến mất. Dân làng lên xuống dòng sông đều cúng tế ở nơi này: hương đèn, giấy vàng bạc, gà… vái lạy, lâm râm khấn nguyện, chủ yếu là xin buôn lời bán đắt, đừng bị sốt rét rừng hành hạ…”[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Nghị định số 31/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị; điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập phường thuộc thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên thôn, khu phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đang công tác dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- ^ Tín ngưỡng thờ Bà Hỏa ở Nam bộ - Trang Văn nghệ Huế
- ^ Tín ngưỡng thờ Bà Hỏa ở Nam bộ - Trang Văn nghệ Huế