Amenhotep
Giao diện
Amenhotep bằng chữ tượng hình | ||||
|
Amenhotep, hay Amenophis, ý nghĩa tên gọi: "Làm hài lòng thần Amun", là một cái tên được đặt cho cả nam giới trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Tên này có thể đề cập đến những người sau đây:
Pharaon
[sửa | sửa mã nguồn]- Amenhotep I, pharaon thứ hai thuộc Vương triều thứ 18.
- Amenhotep II, pharaon thứ bảy thuộc Vương triều thứ 18.
- Amenhotep III, pharaon thứ chín thuộc Vương triều thứ 18.
- Amenhotep IV, tên riêng mà pharaon Akhenaten đã sử dụng trong 4 năm đầu trị vì.
Vương tử
[sửa | sửa mã nguồn]- Amenhotep, con trai của pharaon Sobekhotep IV thuộc Vương triều thứ 13.
- Amenhotep, con trai của pharaon của Amenhotep II, đảm nhận vai trò tư tế của thần Ptah, có thể được chọn là người kế vị nhưng mất sớm.[1]
- Amenhotep, một vương tử thuộc Vương triều thứ 18, không rõ thân thế. Xác ướp được tìm thấy cùng với một vương tử khác tên là Minemhat, chôn tại lăng mộ QV82 (Thung lũng các Vương hậu).
- Amenhotep, con trai của pharaon Ramesses II, xếp thứ 14 trong danh sách các vương tử con của Ramesses.
Quý tộc
[sửa | sửa mã nguồn]- Amenhotep, quan quản khố thuộc Vương triều thứ 13.
- Amenhotep, đại tổng quản của Nữ vương Hatshepsut.
- Amenhotep, con của Hapu, một quan chức kiêm nhiều nhiệm vụ dưới thời Amenhotep III.
- Amenhotep (a), Đại tư tế của thần Amun thuộc Vương triều thứ 18, chủ trì tang lễ của 3 vị vua: Amenhotep I, Thutmose I và Thutmose III.
- Amenhotep-Huy, tể tướng dưới thời Amenhotep III.
- Amenhotep (Huy), Đại tổng quản của Memphis dưới thời Amenhotep III.
- Amenhotep Huy (phó vương của Kush) dưới thời Tutankhamun.
- Amenhotep, quan thái y thời kỳ đầu Vương triều thứ 19.
- Amenhotep (b), Đại tư tế của thần Amun thuộc Vương triều thứ 20, phục vụ dưới thời các pharaon Ramesses IX, Ramesses X và Ramesses XI.
Khác
[sửa | sửa mã nguồn]- 4847 Amenhotep, tên gọi của một tiểu hành tinh.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.137-138 ISBN 0-500-05128-3