Bước tới nội dung

Alive 2007

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Alive 2006/2007)
Alive 2007
Album trực tiếp của Daft Punk
Phát hành19 tháng 11 năm 2007 (2007-11-19)
Thu âm14 tháng 6 năm 2007 (2007-06-14)
Địa điểmCung thể thao Paris-Bercy (Paris, Pháp)
Thể loại
Thời lượng74:02
Hãng đĩaVirgin
Sản xuất
Thứ tự album của Daft Punk
Musique Vol. 1 1993–2005
(2006)
Alive 2007
(2007)
Tron: Legacy
(2010)
Đĩa đơn từ Alive 2007
  1. "Harder, Better, Faster, Stronger (Alive 2007)"
    Phát hành: 15 tháng 10 năm 2007 (2007-10-15)

Alive 2007album trực tiếp thứ hai của bộ đôi nhạc điện tử người Pháp Daft Punk, được phát hành vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 bởi Virgin Records. Nó được thu âm tại màn trình diễn của bộ đôi tại cung thể thao Paris-BercyParis vào ngày 14 tháng 6 năm 2007 trong chuyến lưu diễn Alive 2006/2007.[1] Album đã giành được giải Grammy cho Album nhạc điện tử/dance xuất sắc nhất năm 2009.[2] Một phiên bản đặc biệt của album đã được phát hành bao gồm phần encore từ chuyến lưu diễn trên đĩa thứ hai.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Alive 2007 được thu âm tại buổi biểu diễn của Daft Punk tại cung thể thao Paris-Bercy vào ngày 14 tháng 6 năm 2007, trong chuyến lưu diễn Alive 2006/2007 của họ.[3] Daft Punk đã biểu diễn các bản remix của nhiều bài hát nổi tiếng của họ. Việc sử dụng những bản nhạc của Human After All, vốn đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đã khiến các nhà phê bình phải xem xét lại album.[4]

Album bao gồm các yếu tố của bài hát "Touch It" của Busta Rhymes, bài hát này được sản xuất bởi Swizz Beatz với một sample của "Technologic". Ngoài ra còn có bản remix của Daft Punk cho bài hát "Forget About the World" của Gabrielle. Phần encore của các buổi biểu diễn năm 2007 có sử dụng các dự án phụ của Bangalter: "Music Sounds Better with You" của Stardust và đĩa đơn đầu tay "Together" của Together.[1]

Chuyến lưu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Alive 2006/2007
Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của Daft Punk
Daft Punk tại lễ hội Wireless tại Luân Đôn
Ngày bắt đầu29 tháng 4 năm 2006 (2006-04-29)
Ngày kết thúc22 tháng 12 năm 2007 (2007-12-22)
Số buổi diễn
  • 48
  • 20 tại Châu Âu
  • 14 tại Bắc Mỹ
  • 5 tại Châu Á
  • 5 tại Châu Đại Duơng
  • 4 tại Nam Mỹ
Thứ tự buổi diễn của Daft Punk

Vào đầu năm 2006, Daft Punk công bố kế hoạch cho một số buổi biểu diễn đặc biệt vào mùa hè. Vào ngày 29 tháng 4, Daft Punk biểu diễn tại Lễ hội Coachella, nơi họ nhận được sự chào đón tưng bừng cho buổi biểu diễn đầu tiên tại Hoa Kỳ kể từ năm 1997.[5] Ban đầu Thomas Bangalter đã nói rằng sẽ có một DVD cho buổi biểu diễn trực tiếp gần đây của họ.[6] Sau đó, bộ đôi nhấn mạnh sự miễn cưỡng của mình đối với việc phát hành như vậy, vì họ cảm thấy rằng các video nghiệp dư trực tuyến hấp dẫn hơn bất cứ thứ gì được quay một cách chuyên nghiệp.[7] Sau khi buổi biểu diễn vào ngày 11 tháng 11 năm 2006 tại Lễ hội Âm nhạc Bang! kết thúc, ban nhạc sau đó đã công bố một số buổi biểu diễn trực tiếp trong năm 2007, cùng với đó là chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới, Alive 2007.[8] Cũng được thông báo là các ngày tại Lễ hội Wireless[9] và RockNess vào tháng 6,[10] lễ hội Oxegen vào tháng 7[11] và Lollapalooza vào tháng 8.

Daft Punk biểu diễn tại Bercy, tháng 6 năm 2007

Daft Punk đã biểu diễn tại Lễ hội RockNess bên bờ hồ Loch Ness, Scotland vào ngày 10 tháng 6 năm 2007 trong đấu trường Clash có sức chứa 10.000 người. Trước sự không hài lòng của khán giả, chương trình đã bị hoãn lại, nhưng khán giả đã chào đón bộ đôi một cách tưng bừng khi họ xuất hiện. Một phần của đấu trường đã được dỡ bỏ để cho hàng nghìn người bên ngoài vào xem buổi biểu diễn.[12] Vào ngày 16 tháng 6, Daft Punk đã biểu diễn vào ngày thứ ba của Lễ hội O2 Wireless.[13]

Daft Punk đã biểu diễn trên sân khấu Stage 2/NME tại lễ hội âm nhạc Oxegen vào ngày 8 tháng 7 năm 2007. Buổi trình diễn trực tiếp của họ được bắt đầu bằng việc chiếu đoạn trailer cho bộ phim Daft Punk's Electroma.[14] Bốn ngày sau, bộ đôi này chơi tại Lễ hội Traffic ở Torino, Ý.[15]

Daft Punk đã biểu diễn trên sân khấu AT&T vào ngày 3 tháng 8 năm 2007, đêm đầu tiên của lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago. Buổi biểu diễn của họ ở đó đã được Pitchfork ca ngợi rằng nó "là một lời nhắc nhở rất cần thiết về sức mạnh vẫn còn tiềm tàng của nhạc pop truyền thông."[16] Vào ngày 5 tháng 8, họ biểu diễn tại Trung tâm Quốc tế ở Toronto, sau đó là một buổi biểu diễn vào ngày 9 tháng 8 tại KeySpan Park ở Brooklyn, New York.[17] Bộ đôi cũng đã biểu diễn tại lễ hội Vegoose ở Las Vegas vào ngày 27 tháng 10. Họ xuất hiện tại lễ hội cùng với các ban nhạc Rage Against the Machine, MuseQueens of the Stone Age.[18] Cuối tháng 10, Daft Punk đã biểu diễn ở thành phố México.[19] Bộ đôi cũng đã biểu diễn vào ngày 2 tháng 11 năm 2007 tại Arena Monterrey ở Monterrey, México và Guadalajara.[20]

Modular Recordings thông báo rằng Daft Punk sẽ xuất hiện tại Úc trong một sự kiện vào tháng 12 năm 2007 mang tên Never Ever Land.[21] Thông báo giải quyết nhiều năm đồn đoán về việc liệu Daft Punk có đến Úc để biểu diễn trực tiếp hay không. Daft Punk đã được hỗ trợ bởi các nhạc sĩ khác như SebastiAnKavinsky tại các buổi biểu diễn, được công bố là một phần mở rộng cho chuyến lưu diễn Alive 2007.[22] Bộ đôi lưu diễn đến Melbourne, Perth, Brisbane và cuối cùng là Sydney.[23] Một cuộc phỏng vấn của Triple J với Pedro Winter (Busy P) đã tiết lộ rằng sự xuất hiện của Daft Punk tại Sydney vào ngày 22 tháng 12 sẽ là buổi biểu diễn cuối cùng của họ trong năm 2007 và là buổi diễn cuối cùng của kim tự tháp ánh sáng.[24] Vé cho chuyến lưu diễn Úc được bán nhanh hơn bất kỳ sự kiện nào liên quan đến Daft Punk trong lịch sử của họ.[25]

Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với các buổi biểu diễn, Daft Punk đã sử dụng phần mềm Ableton Live trên các "siêu máy tính tùy chỉnh" được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển MIDI Behringer BCR2000 và màn hình điểu khiển cảm ứng JazzMutant Lemur. Họ cũng sử dụng các đàn Minimoog Voyager RME, với bộ hòa âm, cho phép họ "hòa âm, xáo trộn, kích hoạt vòng lặp, lọc âm, bóp méo mẫu, EQ vào và ra, chuyển vị hoặc phá hủy và giải cấu trúc các đường âm thanh". Phần lớn các thiết bị được cất giữ trong các tháp ngoài sân khấu trong các buổi biểu diễn.[26]

Hình ảnh thị giác của chuyến lưu diễn được thiết lập bởi XL Video. Công ty đã cung cấp các máy Mac Pro tám-lõi chạy Catalyst v4 và Final Cut Pro. Daft Punk đã tiếp cận công ty với ý tưởng hình ảnh của họ cho các buổi biểu diễn. "Họ đến với chúng tôi với một ý tưởng khá cố định về những gì họ muốn", người đứng đầu XL Video, Richard Burford cho biết. "Họ muốn trộn video trực tiếp với các hiệu ứng. Sử dụng Mac Pro tám0lõi, chúng tôi có thể lấy tám nguồn kỹ thuật số và coi chúng như các luồng video. Sau đó, họ có thể sử dụng Catalyst để điều phối video với các hiệu ứng ánh sáng và thêm hiệu ứng nhanh chóng. Các luồng video kỹ thuật số cuối cùng chạy đến các màn hình LED."[27]

Tầm ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyến lưu diễn đã được hoan nghênh.[28] The Times mô tả buổi biểu diễn là một "cảnh tượng cảm giác đáng nhớ, vừa chói mắt vừa chói tai"[13]ThisisLondon tuyên bố đây là "một buổi biểu diễn gần như không có lỗi của electro hưng phấn không ngừng".[29] NME viết rằng màn trình diễn là "một sự ngoạn mục của robot",[14] trong khi Shoutmouth mô tả nó là "một chuyến khải hoàn".[30] Chuyến lưu diễn được ghi nhận là đã mang nhạc dance đến với nhiều khán giả hơn, đặc biệt là ở Bắc Mỹ.[31][32] Nhà báo Gabriel Szatan của The Guardian đã ví nó như buổi biểu diễn năm 1964 của The Beatles trên The Ed Sullivan Show, nơi đã đưa nhạc rock and roll Anh trở thành dòng nhạc chính thống của Hoa Kỳ.

Danh sách các buổi biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Ngày Thành phố Quốc gia Địa điểm
2006 Bắc Mỹ
29 tháng 4[a] Indio, California Hoa Kỳ Empire Polo Club
Châu Âu và châu Á
30 tháng 6[b] Belfort Pháp Lac de Malsaucy
14 tháng 7[c] Barcelona Tây Ban Nha Parc del Fòrum
15 tháng 7[c] Madrid Boadilla del Monte
26 tháng 7[d] Stratford-upon-Avon Vương quốc Anh Long Marston Airfield
5 tháng 8[e] Zambujeira do Mar, Odemira Bồ Đào Nha Herdade da Casa Branca
12 tháng 8[f] Chiba Nhật Bản Makuhari Messe
13 tháng 8[f] Osaka WTC Open Air Stadium
19 tháng 8[g] Hasselt Bỉ Domein Kiewit
28 tháng 8 Dublin Ireland Marlay Park
9 tháng 9[h] Warszawa Ba Lan Służewiec Racetrack
Nam Mỹ
27 tháng 10[i] Rio de Janeiro Brasil Marina da Glória
29 tháng 10[i] São Paulo Jockey Club de São Paulo
2 tháng 11[j] Santiago de Chile Chile Espacio Riesco
4 tháng 11[k] Buenos Aires Argentina Club Ciudad de Buenos Aires
Bắc Mỹ
11 tháng 11[l] Miami Hoa Kỳ Bicentennial Park
2007 Châu Âu
10 tháng 6[m] Inverness Vương quốc Anh Clunes Farm
14 tháng 6 Paris Pháp Cung thể thao Bercy
16 tháng 6[n] Luân Đôn Vương quốc Anh Công viên Hyde
17 tháng 6[n] Leeds Harewood House
23 tháng 6 Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ Turkcell Kuruçeşme Arena
26 tháng 6 Nîmes Pháp Arena of Nîmes
29 tháng 6 Düsseldorf Đức Philips Halle
30 tháng 6 Berlin Velodrom
4 tháng 7 Amsterdam Hà Lan Heineken Music Hall
6 tháng 7 Esch-sur-Alzette Luxembourg Rockhal
8 tháng 7[o] Naas, Leinster Ireland Punchestown Racecourse
12 tháng 7[p] Torino Ý Parco della Pellerina
Bắc Mỹ
21 tháng 7 Los Angeles Hoa Kỳ Los Angeles Memorial Sports Arena
27 tháng 7 Berkeley Hearst Greek Theatre
29 tháng 7 Seattle WaMu Theater
31 tháng 7 Morrison, Colorado Red Rocks Amphitheatre
3 tháng 8[q] Chicago Grant Park
5 tháng 8 Mississauga Canada Arrow Hall
7 tháng 8 Montréal Bell Centre
9 tháng 8 Thành phố New York Hoa Kỳ KeySpan Park
27 tháng 10[r] Las Vegas Sam Boyd Stadium
31 tháng 10 Thành phố México México Palacio de los Deportes
2 tháng 11 Monterrey Monterrey Arena
4 tháng 11 Zapopan Telmex Auditorium
Châu Á
6 tháng 12 Kobe Nhật Bản World Memorial Hall
8 tháng 12 Chiba Makuhari Messe
9 tháng 12
Úc
13 tháng 12 Melbourne Úc Sidney Myer Music Bowl
14 tháng 12
16 tháng 12 Perth The Esplanade
20 tháng 12 Brisbane Riverstage
22 tháng 12 Sydney Showground Main Arena

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Coachella.
  2. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Eurockéennes.
  3. ^ a b Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Summercase.
  4. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Global Gathering.
  5. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Sudoeste.
  6. ^ a b Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Summer Sonic.
  7. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Pukkelpop.
  8. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Summer of Music.
  9. ^ a b Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội TIM.
  10. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Santiago Urbano Electrónico.
  11. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội BUE.
  12. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Âm nhạc Bang!
  13. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội RockNess.
  14. ^ a b Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Wireless.
  15. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Oxegen.
  16. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Traffic.
  17. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Lollapalooza.
  18. ^ Buổi biểu diễn là một phần của Lễ hội Vegoose.

Đánh giá từ giới phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Điểm trung bình
NguồnĐánh giá
Metacritic78/100[33]
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[35]
Entertainment WeeklyA−[36]
Pitchfork8.5/10[37]
Robert ChristgauA−[34]
Rolling Stone[38]

Trên trang tổng hợp đánh giá Metacritic, Alive 2007 có số điểm là 78/100.[33] Pitchfork coi nó là "Bản Mixtape tối thượng của Daft Punk", nhận thấy rằng các bài hát từ Human After All đã được "liên tục cải tiến và tái sinh" tại buổi biểu diễn trực tiếp.[37] AllMusic nói rằng "[Album] có cảm giác như một buổi hòa nhạc trực tiếp thành công lớn nhất, nhưng được tiếp thêm sức mạnh bởi tài năng của Daft Punk trong việc kết nối các bài hát với nhau.", nhưng AllMusic cũng cho rằng nó ít vượt trội hơn Alive 1997.[35] Một đánh giá của The Star lưu ý rằng việc phát hành album cùng lúc đang lưu diễn của Daft Punk đã khôi phục danh tiếng tích cực của bộ đôi sau những ý kiến trái chiều xung quanh Human After All.[39]

Dave de Sylvia của Sputnikmusic đã chấm cho album 4/5 sao và nói, "Alive 2007 là một tuyển tập âm nhạc nghẹt thở như bất kỳ tuyển tập âm nhạc nào được phát hành trong năm nay."[40] Entertainment Weekly cảm thấy rằng tiếng ồn tử khán giả đã nâng tầm tâm trạng tích cực của buổi biểu diễn.[36] Rolling Stone nói rằng Alive 2007 "mất đi một số trải nghiệm cần thiết" khi tham dự các buổi biểu diễn trực tiếp của Daft Punk.[38] Trong bài đánh giá tích cực đuy nhất của mình cho Daft Punk, Robert Christgau tin rằng việc phát hành video của toàn buổi biểu diễn là không nên vì quá nhiều năng lượng sẽ bị mất đi.[34]

Vào ngày 3 tháng 12 năm 2008, Alive 2007 và đĩa đơn "Harder, Better, Faster, Stronger (Alive 2007)" lần lượt nhận được đề cử giải Grammy cho Album nhạc điện tử/dance xuất sắc nhấtThu âm nhạc dance xuất sắc nhất. Cả album và đĩa đơn đều được công bố đoạt giải trong lễ phát sóng trước lễ trao giải Grammy lần thứ 51.[2]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Daft Punk.

STTNhan đềThời lượng
1."Robot Rock / Oh Yeah"6:27
2."Touch It / Technologic"5:29
3."Television Rules the Nation / Crescendolls"4:51
4."Too Long / Steam Machine"7:01
5."Around the World / Harder, Better, Faster, Stronger"5:42
6."Burnin' / Too Long"7:11
7."Face to Face / Short Circuit"4:55
8."One More Time / Aerodynamic"6:10
9."Aerodynamic Beats / Forget About the World"3:32
10."The Prime Time of Your Life / The Brainwasher / Rollin' & Scratchin' / Alive"10:22
11."Da Funk / Daftendirekt"6:37
12."Superheroes / Human After All / Rock'n Roll"5:41
Tổng thời lượng:74:02
Đĩa 2 (phiên bản đặc biệt)
STTNhan đềThời lượng
1."Human After All / Together / One More Time (reprise) / Music Sounds Better with You"9:58
2."Harder, Better, Faster, Stronger (Alive 2007)" (video âm nhạc)4:35

Thứ hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Úc (ARIA)[57] Vàng 35.000^
Bỉ (BEA)[58] Bạch kim 30.000*
Pháp (SNEP)[59] 2× Bạch kim 200.000*
Anh Quốc (BPI)[60] Bạc 60.000*

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Lịch sử phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực Thời điểm phát hành Phuơng thức Hãng
Pháp 19 tháng 11 năm 2007 CD Virgin
Bắc Mĩ 4 tháng 12 năm 2007
Anh Quốc 25 tháng 2 năm 2008

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Exclusive: Daft Punk Unveil Live Album Details; Midlake to Release EP”. Spin. 24 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ a b “2008 GRAMMY WINNERS”. Giải Grammy. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ a b Cohen, Jonathan (14 tháng 8 năm 2007). “Exclusive: Live Album To Chronicle Daft Punk Tour”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Durbin, Jonathan (24 tháng 2 năm 2021). “Daft Punk and the Rise of the New Parisian Nightlife”. Paper. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ Swankster, Merry (5 tháng 5 năm 2006). “Coachella Spotlight Review: Daft Punk - 4.29.2006”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2006.
  6. ^ “Interview at French Touch Forum”.
  7. ^ Patterson, Spencer (25 tháng 10 năm 2007). “Chatting with a robot”. Las Vegas Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ “DAFT PUNK”. Myspace. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “O2 Wireless Festival 2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “Rockness”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ “Oxygen '07”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ “RockNess 2007”. Clash Magazine. 12 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ a b Dalton, Stephen (19 tháng 6 năm 2007). “Wireless Festival”. The Times. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2011.
  14. ^ a b “Daft Punk close Oxegen with robotic spectacular”. NME. 9 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2018.
  15. ^ “TRAFFIC 2007”. Torino Free Festival. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007.
  16. ^ Plagenhoef, Scott (4 tháng 8 năm 2007). “Lollapalooza Report: Friday”. Pitchfork. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2007.
  17. ^ “Daft Punk announce double live album”. Side-Line. 27 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  18. ^ “Vegoose 2007”. Las Vegas Weekly. 24 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ Varela, Jorge (1 tháng 11 năm 2007). “Conciertos: Revisión: Daft Punk Ciudad de México”. vivirmexico.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  20. ^ Glazer, Joshua (5 tháng 11 năm 2007). “Daft Punk Monterrey Weekend: Part One :: URB goes south of the boarder chasing robots”. URB. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2007.
  21. ^ angy. “Daft Punk ARE coming to Australia!”. InTheMix. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2007.
  22. ^ “Daft Punk - Paris”. Myspace. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  23. ^ “Daft Punk”. NeverEverLand. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2007.
  24. ^ “Daft Punk to play last shows in Australia”. TripleJ. Australian Broadcasting Corporation (ABC). 21 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  25. ^ “Zan Rowe Interviews Busy P”. TripleJ. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  26. ^ Solarski, Matthew (15 tháng 8 năm 2007). “Daft Punk's Magical Pyramid/Spaceship: Infiltrated!”. Pitchfork. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  27. ^ Driver, Dustin. “Profiles - XL Video”. Apple. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2007.
  28. ^ Jenkins, Craig (24 tháng 2 năm 2021). “Daft Punk Gave Us More Than Enough Time”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  29. ^ Fletcher, Jon (18 tháng 6 năm 2007). “Unstoppable Kaisers rise to the occasion”. ThisIsLondon. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2007.
  30. ^ DirtySouthMouth (9 tháng 7 năm 2007). “Daft Punk Closes Out Oxegen Festival”. ShoutMouth.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  31. ^ Szatan, Gabriel (26 tháng 2 năm 2021). 'They left an indelible mark on my psyche': how Daft Punk pushed pop forward”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  32. ^ Dombal, Ryan. “Cover Story: Daft Punk”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  33. ^ a b “Reviews for Alive 2007 by Daft Punk”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2012.
  34. ^ a b Christgau, Robert (tháng 3 năm 2008). “Consumer Guide”. MSN Music. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  35. ^ a b Bush, John. “Alive 2007 – Daft Punk”. AllMusic. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  36. ^ a b Vozick-Levinson, Simon (23 tháng 11 năm 2007). “Alive 2007”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015.
  37. ^ a b Dombal, Ryan (20 tháng 11 năm 2007). “Daft Punk: Alive 2007”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  38. ^ a b Sheffield, Rob (16 tháng 11 năm 2007). “Alive 2007”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  39. ^ Rayner, Ben (4 tháng 12 năm 2007). “Daft Punk redemption”. Toronto Star. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  40. ^ de Sylvia, Dave (4 tháng 12 năm 2007). “Daft Punk Alive 2007”. Sputnikmusic. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  41. ^ "Australiancharts.com – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  42. ^ "Ultratop.be – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  43. ^ "Ultratop.be – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  44. ^ "Dutchcharts.nl – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  45. ^ "Lescharts.com – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  46. ^ "Irish-charts.com – Discography Daft Punk". Hung Medien.
  47. ^ "Italiancharts.com – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Anh). Hung Medien.
  48. ^ “Mexicancharts.com – Daft Punk – Alive 2007”.
  49. ^ "Swisscharts.com – Daft Punk – Alive 2007" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  50. ^ "Daft Punk | Artist | Official Charts" (bằng tiếng Anh). UK Albums Chart.
  51. ^ "Daft Punk Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  52. ^ "Daft Punk Chart History (Top Dance/Electronic Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh).
  53. ^ “Top de l'année Top Albums 2007”. Tổ chức Xuất bản Âm thanh Quốc gia (Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  54. ^ “ARIA Top 100 Albums for 2008”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2020.
  55. ^ “Top de l'année Top Albums 2008”. Tổ chức Xuất bản Âm thanh Quốc gia (Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  56. ^ “Top Dance/Electronic Albums – Year-End 2008”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  57. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2008 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc.
  58. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2009” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien.
  59. ^ “Chứng nhận album Pháp – Daft Punk – Alive 2007” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  60. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Daft Punk – Alive 2007” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]