Bước tới nội dung

Airbus A300

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Airbus A300-600)
Airbus A300
A300B4-600R thuộc hãng China Airlines, A300 có hai động cơ turbofans podded dưới cánh, khiến nó trở thành máy bay thân rộng hai động cơ phản lực đầu tiên
KiểuMáy bay dân dụng cỡ lớn
Hãng sản xuấtAirbus
Chuyến bay đầu tiên28 tháng 10-1972
Được giới thiệu30 tháng 5-1974 (Air France)
Tình trạngĐang hoạt động,Chủ Yếu Là Chở Hàng
Khách hàng chínhFedEx Express
UPS Airlines
Mahan Air
European Air Transport Leipzig
DHL Express
Được chế tạo1974-2007
Số lượng sản xuất561
Phiên bản khácA300-600ST Beluga
Airbus A310
Được phát triển từKhông có

A300 · A310 · A320 · A330 · A340 · A350 · A380

Airbus A300 là một mẫu máy bay thân rộng có tầm bay ngắn và trung bình. Được xuất xưởng năm 1972, đây là máy bay thân rộng, một tầng, 2 động cơ đầu tiên trên thế giới, được chế tạo tại các công ty hàng không vũ trụ châu Âu, vốn là các cổ đông chính thành lập nên hãng Airbus. Hiện nay Airbus thuộc quyền sở hữu của EADS.

A300 ngừng sản xuất vào tháng 7-2007, cùng với loại A310 nhỏ hơn. Các đơn đặt hàng A300 hiện tại sẽ được Airbus chuyển sang cung cấp A330-200F mới hơn.[1]

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhiệm vụ yêu cầu được đặt ra vào năm 1966 bởi Frank Kolk, một thành viên ban quản trị của American Airlines, nhằm chế tạo một máy bay mới thay thế cho Boeing 727 trên các tuyến đường bay bận rộn tầm trung và gần, như các chuyến bay xuyên lục địa Mỹ. Bản tóm tắt về máy bay mới bao gồm khả năng chở từ 250 đến 300 hành khách trong khoang dạng hai lối đi giữa các hàng ghế và trang bị 2 động cơ, với khả năng chở khách đầy mà không gặp phải những bất lợi từ các sân bay trên độ cao lớn so với mặt nước biển như Denver. Những hãng chế tạo Hoa Kỳ đã đáp trả với mẫu máy bay thân rộng 3 động cơ có tên gọi McDonnell Douglas DC-10Lockheed L-1011 Tristar, trong khi các máy bay phản lực 2 động cơ bị cấm trên nhiều tuyến bay bởi FAA.

Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã bực bội trước sự thống trị của Mỹ trong hàng không dân dụng và muốn các máy bay dân dụng của Châu Âu có thể cạnh tranh được với các thiết kế của Mỹ. Máy bay Concorde là một phần của câu trả lời, nó được thiết kế cho các tuyến đường bay liên lục địa; trong khi A300 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu máy bay dành cho vận chuyển nội địa của Frank Kolk.

A300-600R của hãng Kuwait Airways

Vào tháng 9-1967, chính phủ Vương quốc Anh, Pháp, Đức đã ký một Bản ghi nhớ thỏa thuận (MoU), nhằm bắt đầu phát triển Airbus A300 với 300 ghế. Một thông cáo trước đó đã được viết vào tháng 7-1967, nhưng vào thời gian đó thông cáo đã bị chính phủ Anh che giấu nhằm hỗ trợ cho Airbus, điều này trùng với việc từ họ chối mẫu máy bay đề xuất cạnh tranh của British Aircraft Corporation (BAC), một phát triển của BAC 1-11 — dù một ưu tiên đã được British European Airways (BEA) bày tỏ.

Vài tháng sau thỏa thuận, cả chính phủ Pháp và Anh đều biểu lộ sự nghi ngờ về loại máy bay này. Vấn đề khác là yêu cầu về một loại động cơ mới sẽ được phát triển bởi hãng Rolls-Royce, có tên gọi là RB207. Trong tháng 10-1968, các công ty đối tác của Pháp và Anh (Sud AviationHawker Siddeley) đề xuất sửa lại hình dạng của Airbus A250 250 chỗ. A250 được đổi tên thành A300B, máy bay này không cần đến những động cơ mới, giảm bớt các chi phí phát triển. Để thu hút các khách hàng tiềm tàng từ Mỹ, động cơ General Electric CF6-50 của Mỹ đã được trang bị cho A300 thay vì động cơ RB207 của Anh. Chính phủ Anh cảm thấy khó chịu và rút khỏi dự án; tuy nhiên, hãng Hawker-Siddeley của Anh vẫn tiếp tục dự án với vai trò như một nhà thầu, phát triển cánh cho A300, việc phát triển này là nòng cốt trong phiên bản sau của A300, phiên bản sau có hiệu suất vượt trội, A300 chuyển từ các chuyến bay tầm gần nội địa sang các chuyến bay liên lục địa đường dài. (Sau này, Anh cũng quay trở lại dự án, với hãng British Aerospace là công ty đại diện của Anh)

Airbus A300B4-600

Airbus Industrie được chính thức thành lập vào năm 1970 sau một thỏa thuận giữa Aérospatiale (Pháp), Deutsche Aerospace (Đức). Năm 1971 đến lượt hãng CASA của Tây Ban Nha cũng tham gia. Mỗi công ty sẽ chuyển các bộ phận do mình chế tạo đến một nhà máy lắp ráp cuối cùng để máy bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay của mình.

Vào năm 1972, A300 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Mẫu sản xuất đầu tiên có tên gọi là A300B2, bắt đầu hoạt động vào năm 1974. Đây là một thành công bước đầu của một tập đoàn mới thành lập, còn nhỏ, đến năm 1979 đã có 81 chiếc A300 hoạt động. Việc xuất xưởng A320 vào năm 1981 đã đánh dấu việc Airbus trở thành hãng sản xuất máy bay chính trong thị trường máy bay dân dụng cỡ lớn trên thế giới — A320 đã nhận được các đơn đặt hàng cho hơn 400 chiếc trước khi nó thực hiện chuyên bay đầu tiên, con số này lớn hơn rất nhiều so với 15 chiếc của A300 vào năm 1972.

A300 là máy bay dân dụng đầu tiên sử dụng kỹ thuật sản xuất just-in-time. Những bộ phận máy bay hoàn thiện sẽ được chế tạo bởi các hãng trong tập đoàn trên toàn Châu Âu, sau đó các bộ phận này sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không đên dây chuyền lắp ráp cuối cùng tại Toulouse Blagnac bởi một phi đội Aero Spacelines Super Guppy (một mẫu máy bay phát triển từ Boeing 377). Cách ban đầu được thực hiện để chia sẻ công việc giữa các thành viên của Airbus mà không phải trả chi phí cho hai dây chuyền lắp ráp, nó đã trở thành một cách chế tạo những máy bay (chi phí giảm và linh hoạt) ngược với việc chế tạo toàn bộ một máy bay tại một địa điểm hiệu quả hơn. Thực tế điều này không bị bỏ qua ở Boeing, hơn 30 năm sau đó, Boeing đã quyết định sản xuất Boeing 787 theo cách này, sử dụng những chiếc B747 ngoại cỡ để vận chuyển cánh và các bộ phận khác về Mỹ lắp ráp từ nơi sản xuất ở Nhật Bản.

A300 đã rất gắn bó trong các tập đoàn hàng không Châu Âu. Chuyến bay đầu tiên của nó đã được kỷ niệm trên một mẫu tem 3 franc của Pháp.

Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt cắt ngang thân Airbus A300, khoang hành khách phía trên và khoang hàng phía dưới. Mô hình được triển lãm tại Bảo tàng Deutsches ở München, Đức.
Airbus A300-600R của hãng EgyptAir

Các đối tác của Airbus đã sử dụng những công nghệ mới, một số bắt nguồn từ loại Concorde. Khi đưa vào hoạt động năm 1974, A300 có rất nhiều điểm tiên tiến và gây ảnh hưởng đến những thiết kế máy bay dân dụng cỡ lớn dưới tốc độ âm thành sau này. Những điểm sáng về kỹ thuật bao gồm:

  • Thiết kế cánh tiên tiến do hãng de Havilland chế tạo (sau này là BAE Systems) với:
    • Bộ phận cánh thiết kế vượt trội cho hiệu suất tiết kiệm
    • Hình dáng khí động học tiên tiến giúp điều khiển bay hiệu quả
  • Phần thân đường kính 222 inch cho 8 hàng ghế và đủ rộng cho các container hàng hóa LD3 xếp cạnh nhau
  • Cấu trúc được làm từ các thanh sắt nhỏ, giảm bớt trọng lượng
  • Máy bay dân dụng đầu tiên được lắp đặt hệ thống bảo vệ khi gió ngược chiều
  • Thiết bị lái tự động tiên tiến có khả năng điều khiển máy bay từ động giảm độ cao và hạ cánh
  • Hệ thống phanh được điều khiển bằng điện

Những chiếc A300 sau này đã kết hợp những tính năng tiên tiến khác như:

  • Kíp lái 2 người, kỹ thuật viên được thay thế bằng hệ thống chức năng kỹ thuật bay tự động, được áp dụng lần đầu tiên trong công nghiệp hàng không
  • Buồng lái kính
  • Sử dụng nhiều vật liệu composite hơn những máy bay cùng thời
  • Trọng tâm chính giữa được điều chỉnh bằng việc luân chuyển nhiêu liệu vòng quanh
  • Máy bay dân dụng đầu tiên sử dụng những tấm chắn ở đầu cánh nhằm tăng cường hình dáng khí động học

Tất cả những ứng dụng tiên tiến trên A300 đã làm nó trở thành loại máy bay thay thế cho loại phản lực 3 động cơ thân rộng như McDonnell Douglas DC-10Lockheed L-1011 trong các chuyến bay tầm gần và trung bình.

Đi vào hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
DHL A300B4-200 cất cánh.

Sau khi xuất xưởng, doanh thu của A300 giảm dần trong một số năm, với đa số những đơn đặt hàng đến từ những hãng hàng không phải sử dụng các sản phẩm nội địa — như Air FranceLufthansa. Trong một giai đoạn, Airbus có tới 16 chiếc A300 "đuôi trắng" (có nghĩa đây là những máy bay đã hoàn chỉnh nhưng chưa có người mua) phải nằm chờ khách hàng đến mua. Hãng Indian Airlines là hãng hàng không nội địa đầu tiên trên thế giới mua A300. Một số chiếc A300 vẫn còn bay cho đến tận ngày nay trong đội bay của một số hãng hàng không.

Năm 1977, hãng vận tải Eastern Air Lines của Mỹ đã thuê 4 chiếc A300, chúng được sử dụng như những máy bay thử nghiệm hoạt động. Frank Borman, cựu phi hành gia và là CEO, đã rất ấn tượng về sự tiết kiệm nhiên liệu của A300, nó tiết kiệm hơn 30% so với những loại máy bay thuộc đội bay của Tristars, và sau đó Frank Borman đã đặt mua 23 chiếc A300. Điều này được thực hiện sau đơn đặt hàng từ Pan Am. Từ lúc đó, dòng A300 đã bán được khá tốt, dần dần đạt đến tổng số hiện thời là 858 chiếc đã được đặt hàng và giao hàng.

Loại A300 rất được các hãng hàng không châu Á ưa thích, bao gồm Japan Air System, Korean Air, Thai Airways International, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Philippine Airlines, Garuda Indonesia, China Airlines, Pakistan International Airlines, Indian Airlines, Trans Australia Airlines và rất nhiều hãng khác. Trong khi Châu Á không có những hạn chế tương tự như quy tắc 60 phút của FAA (Cục quản lý hàng không Liên bang Hoa Kỳ) cho các máy bay dân dụng cỡ lớn hai động cơ lúc đó, các hãng hàng không châu Á sử dung những chiếc A300 cho các tuyến đường bay xuyên Vịnh BengalBiển Đông.

Năm 1977, A300B4 trở thành máy bay "đáp ứng tiêu chuẩn ETOPS" - hiệu suất cao và tiêu chuẩn về an toàn đạt chuẩn theo yêu cầu, đảm bảo máy bay thực hiện được Extended Twin Engine Operations (Quá trình hoạt động của máy bay hai động cơ mở rộng) khi bay qua biển, cung cấp cho thành viên kíp bay nhiều sự linh hoạt hơn trong lộ trình. Vào năm 1981, Airbus đã phát triển nhanh chóng, với hơn 300 máy bay đã được bán và trên 200 chiếc nữa cho hơn 40 hãng hàng không. Được cảnh báo từ những thành công của A300, Boeing đã đáp trả bằng loại Boeing 767 mới.

A300B4-603 của hãng Lufthansa.

A300 đã cung cấp cho Airbus những kinh nghiệm trong cạnh tranh sản xuất và bán máy bay dân dụng cỡ lớn. Phần thân cơ bản của A300 sau này đã kéo dài để sử dụng lại (A330A340), hoặc co ngắn lại (A310), hoặc được cải tiến trong các loại máy bay bắt nguồn từ A300 (A300-600ST Beluga Super Transporter).

A300 đã đạt đến việc kết thúc sản xuất, và chiếc A300 cuối cùng đã được hoàn thành và giao hàng. Hãng hàng không sử dụng A300 nhiều nhất là FedEx, với 95 chiếc A300/310 tính đến tháng 1-2006. Công ty United Parcel Service (UPS) cũng sử dụng những phiên bản chuyên chở của A300. Phiên bản cuối cùng là A300-600R và tuân theo quy tắc ETOPS 180-phút. A300 cũng quan tâm trong thị trường đồ cũ, chuyển đổi thành những máy bay chuyên chở hàng. Phiên bản chở hàng – với những chiếc A300-600 mới chế tạo hoặc những chiếc A300-600, A300B2 và B4 chở khách cũ được chuyển đổi – được sử dụng trong hầu hết các đội bay vận tải chỉ sau loại Boeing 747 chuyên chở hàng hóa.

Vào tháng 3-2006, Airbus thông báo đóng cửa dây chuyền A300/A310[2], đây là những máy bay đầu tiên của Airbus ngừng chế tạo. Sản phẩm A300 cuối cùng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 18 tháng 4-2007[3] và được chuyển giao vào 12 tháng 7-2007. Đây là chiếc một chiếc A300F chuyên chở cho hãng FedEx. Airbus đã công bố một gói hỗ trợ để giúp những chiếc A300 bay thương mại đến ít nhất là năm 2025.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
A300B4-600R thuộc hãng Olympic Airlines.
Islandsflug Cargo A300C4-605R
A300-ZERO-G
  • A300B1: Chỉ có 2 chiếc được chế tạo: nguyên mẫu đầu tiên và một chiếc hoàn chỉnh, chiếc hoàn chỉnh được bán cho hãng hàng không Air Algérie và hiện đã ngừng hoạt động.Nó có sức chứa 259 ghế với trọng lượng tối đa là 132.000 kg và trang bị 2 động cơ General Electric CF6-50A với lực đẩy là 220 kN.
  • A300B2: Phiên bản sản xuất đầu tiên.Trang bị động cơ CF6 hoặc Pratt & Whitney JT9D với lực đẩy 227 và 236 kN, bắt đầu hoạt động trong hãng Air France vào tháng 5-1974.
    • A300B2-100: 137 tấn MTOW (trọng lượng cất cánh tối đa)
    • A300B2-200: 142 tấn MTOW, với những cánh tà Kruger
    • A300B2-300: tăng trọng lượng tối đa khi không nhiên liệu/trọng lượng hạ cánh tối đa
  • A300B4 - Phiên bản sản xuất chính. Tiêu biểu với một thùng nhiên liệu phụ ở giữa để tăng sức chứa (47.500 kg). Số lượng B2 và B4 tổng cộng là 248.
    • A300B4-100: 157.5 tấn MTOW
    • A300B4-200: 165 tấn MTOW
    • A300B4-200FF: A300 với một gian dành cho phi hành đoàn "forward-facing". Máy bay dân dụng thân rộng,động cơ đôi đầu tiên trên thế giới có kíp lái 2 người. Trang bị một số thiết bị điện tử hàng không số của A310 và A300-600. Hoạt động trong hãng Garuda đầu tiên vào năm 1982, các hãng khác cũng sử dụng là VASP, TunisairKar-Air/Finnair.
    • A300B4-600: Được định danh là A300-600.
    • A300C4: Phiên bản chuyên chở có thể chuyển đổi các vai trò, với một khoang hàng lớn. Chiếc đầu tiên được giao cho hãng South African Airways vào tháng 10 năm 1982.
    • A300F4-203: Phiên bản chuyên chở của A300B4-200. Chiếc đầu tiên chuyển giao vào năm 1986, nhưng chỉ có vài chiếc được chế tạo giống như A300F4-200, và được nhanh chóng thay thế bởi A300-600F (tên gọi chính thức là: A300F4-600F).
  • A300-600: Tên gọi chính thức là A300B4-600, phiên bản này có cùng chiều dài với phiên bản B2 và B4, nhưng không gian bên trong lớn hơn vì sử dụng thân sau và đuôi của A310.Nó có động cơ công suất lớn là CF6-80 hoặc Pratt & Whitney PW4000 và đi vào hoạt động năm 1983 trong hãng Saudi Arabian Airlines. Tổng cộng có 313 chiếc A300-600 (tùy phiên bản) đã được bán ra.
    • A300-600: (Tên gọi chính thức: A300B4-600) Kiểu ở vạch ranh giới của seri -600.
    • A300-620C: (Tên gọi chính thức: A300C4-620) Phiên bản chuyên chở chuyển đổi vai trò. Chiếc đầu tiên giao vào tháng 12-1985.
    • A300-600F: (Tên gọi chính thức: A300F4-600) Phiên bản chuyên chở hàng hóa của Serie A300-600.
    • A300-600R: (Tên gọi chính thức: A300B4-600R) Tầm bay tăng thêm, có thêm một thùng nhiên liệu bổ sung ở đuôi. Chiếc đầu tiên giao vào năm 1988 cho hãng American Airlines; tất cả những chiếc A300 được chế tạo từ năm 1989 (kể cả chuyển chở hàng) đều có tên gọi là -600R. Hãng Japan Airlines đã nhận chiếc chở khách A300 được sản xuất lần cuối cùng,có tên gọi A300-622R vào tháng 11-2002.
    • airbus beluga
      airbus beluga
      A300-600RF: (Tên gọi chính thức: A300F4-600R) Phiên bản chuyên chở hàng hóa của -600R. Tất cả những chiếc A300 chuyển giao giữa tháng 11-2002 và 12 tháng 7-2007 đều có tên gọi A300-600RF.
    • A300-600ST: Thường được gọi bằng tên Beluga hay "Airbus Super Transporter," có 5 chiếc được chế tạo và được sử dụng bởi Airbus để vận chuyển các phần của máy bay từ các nơi sản xuất khác nhau đến nơi lắp ráp cuối cùng. Chúng được sử dụng để thay thế cho 4 chiếc Aero Spacelines Super Guppy.
  • A300B10 (A310): Là một mẫu máy bay thân ngắn hơn, cánh có tỷ lệ bề ngoài mới, đuôi nhỏ và kíp lái 2 người. Nó có thể đáp ứng tiêu chuẩn của -200 và tầm bay mở rộng của -300 với 9.600 km trong cả phiên bản chở hàng và chở khách. Nó có thể chuyển thành máy bay vận tải quân sự và tiếp nhiên liệu trên không, những phiên bản quân sự này hiện đang hoạt động trong các đơn vị của Lực lượng quân sự Canada và Không quân Đức. Tổng cộng có 260 chiếc được đặt hàng, dù 5 chiếc trong số đó (do hãng Iraq Airways đặt hàng) chưa bao giờ được sản xuất và bàn giao do tình hình bất ổn về địa chính trị.

Các hãng sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách các hãng hàng không đặt hàng, đã nhận và sử dụng Airbus A300 tính đến 31 tháng 3-2008:

Cờ Hãng hàng không Đặt hàng Giao hàng Hoạt động
Liên minh châu Âu Airbus Executive & Private Jets 3 3 2
Thổ Nhĩ Kỳ ACT Airlines 7
México Aerounion 3
Libya Afriqiyah Airways 1
Bờ Biển Ngà Air Afrique 3 3
Iceland Air Atlanta Icelandic 5
Cộng hòa Ireland Air Contractors 2
Pháp Air France 23 23
Hồng Kông Air Hong Kong 8 8 8
Ấn Độ Air India 3 3
Pháp Air Inter 8 8
Ma Cao Air Macau 1
Ý Alitalia 8 8
Hoa Kỳ American Airlines 35 35 34
Afghanistan Ariana Afghan Airlines 2
Hoa Kỳ Astar Air Cargo 6
Úc Australian Airlines 5 5
Cộng hòa Ireland AWAS 8 8
Armenia Blue Airways 2
Đài Loan China Airlines 15 15
Trung Quốc China Eastern Airlines 7 7 10
Trung Quốc China Eastern Xibei Airlines 3 3
Trung Quốc China Northern Airlines 6 6
Trung Quốc China Southern Airlines 6
Bỉ CityBird 2 2
Hoa Kỳ Continental Airlines 3 3
Brasil Cruzeiro 2 2
Pháp Eagle Aviation 2
Hoa Kỳ Eastern Airlines 34 34
Ai Cập EgyptAir 17 17 4
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Emirates Airline 5 5
Bỉ European Air Transport 16
Hoa Kỳ Federal Express 42 42 67
Phần Lan Finnair 2 2
Thổ Nhĩ Kỳ Fly Air 4
Nhật Bản Galaxy Airlines 1 1 2
Indonesia Garuda Indonesia 9 9
Đức Hapagfly 7 7
Tây Ban Nha Iberia 6 6
Ấn Độ Indian Airlines 10 10 3
Hoa Kỳ ILFC 9 9
Iran Iran Air 8 8 8
Iran Iranair Tours 2
Iraq Iraqi Airways 1
Nhật Bản Japan Airlines 22
Nhật Bản Japan Air System 32 32 22
Nhật Bản Japan Fleet Service 2 2
Hàn Quốc Korean Air 32 32 10
Kuwait Kuwait Airways 8 8 6
Thổ Nhĩ Kỳ Kuzu Airlines Cargo 6
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Laker 3 3
México LaTur 2 2
Libya Libyan Arab Airlines 2
Libya Libyavia 1
Đức Lufthansa 23 23 14
Iran Mahan Air 3
Malaysia Malaysia Airlines 4 4
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Maximus Air Cargo 2
Pháp Midex Airline 4
Thổ Nhĩ Kỳ MNG Airlines 8
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Monarch Airlines 4 4 4
Hy Lạp Olympic Airlines 10 10 1
Thổ Nhĩ Kỳ Onur Air 8
Pakistan Pakistan International Airlines 4 4
Hoa Kỳ Pan Am 12 12
Philippines Philippine Airlines 5 5
Hoa Kỳ Polaris Aircraft Leasing 5 5
Qatar Qatar Airways 5
Ả Rập Xê Út Saudi Arabian Airlines 11 11
Đan Mạch Na Uy Thụy Điển Scandinavian Airlines System 4 4
Singapore Singapore Airlines 8 8
Cộng hòa Nam Phi South African Airways 7 7
Sudan Sudan Airways 3
Thái Lan Thai Airways International 33 33 19
Bỉ TNT Airways 6
Hoa Kỳ Tradewinds Airlines 6
Bỉ Trans European Airways 1 1
Ai Cập Tristar Air 1
Tunisia Tunis Air 1 1 3
Hoa Kỳ United Parcel Service 53 53 53
Brasil Varig 2 2
Brasil VASP 3 3
UNKNOWN 25
Tổng cộng 81 561 561 413

Nguồn Airbus Orders and Deliveries Lưu trữ 2009-09-07 tại Wayback Machine

Số lượng A300 đã giao hàng

[sửa | sửa mã nguồn]
2007 2006 2005 2004 2003 2002 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991
6 9 9 12 8 9 11 8 8 13 6 14 17 23 22 22 25
1990 1989 1988 1987 1986 1985 1984 1983 1982 1981 1980 1979 1978 1977 1976 1975 1974
19 24 17 11 10 16 19 19 46 38 39 26 15 15 13 8 4

Thông số kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Kích thước A300B4 A300-600R A300-600F
Số ghế ở 2 hạng 266 n/a
Chiều dài 54.08 m hoặc 177' 3"
Sải cánh 44.85 m hoặc 147' 2"
Chiều cao 16.62 m hoặc 54' 6"
Bề rộng cabin lớn nhất 5.28 m
Đường kính thân 5.64 m
Trọng lượng rỗng 90.060 kg hoặc 198.132 lb 81.900 kg hoặc 180.700 lb
MTOW 165.000 kg hoặc 364.980 lb. 170.500 kg hoặc 375.100 lb
Quãng đường cất cánh với MTOW N/A 2324 m
Vận tốc hành trình mach 0,78
Vận tốc tối đa mach 0.86
Tầm bay khi tải tối đa 6.670 km hoặc 3.600 nm 2.950 nm
Sức chứa nhiên liệu tối đa 18.000 USG hoặc 68.150 litres
Động cơ CF6-50C2 hoặc JT9D-59A CF6-80C2 hoặc PW4158
Kíp lái 3 2

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Airbus aims to fill freighter void with A330 derivative”. Flight International. ngày 14 tháng 3 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  2. ^ “A300/A310 Final Assembly to be completed by July 2007”. Airbus S.A.S. 7 March 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “The last A300 makes its maiden flight”. Airbus S.A.S. 18 April 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ “Navy Missile Downs Iranian Jetliner”. Washington Post. ngày 4 tháng 7 năm 1988. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2006.
  5. ^ The Airbus A300

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]