Bước tới nội dung

Aegirin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aegirin
Aegirin
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật silicat, pyroxen
Công thức hóa họcNa Fe3+[ Si2O6]
Hệ tinh thểlăng trụ đơn tà
Nhóm không gian2/m
Ô đơn vịa = 9,658 Å, b = 8,795 Å, c = 5,294 Å, β = 107,42°; Z=4
Nhận dạng
Phân tử gam231,00
Màulục sẫm, đen lục
Dạng thường tinh thểtinh thể lăng trụ tập hợp hình kim, sợi và tỏa tia
Song tinhsong tinh đơn giảm và dạng tấm phổ biến theo mặt {100}
Cát khaitốt theo {110}, (110) ^ (110) ≈87°; một phần theo {100}
Vết vỡkhông rõ
Độ bềngiòn
Độ cứng Mohs6
Ánhthủy tinh đến nhựa
Màu vết vạchxám vàng
Tính trong mờtrong mờ đến đục
Tỷ trọng riêng3,50 - 3,60
Thuộc tính quanghai trục (-)
Chiết suấtnα = 1,720 - 1,778 nβ = 1,740 - 1,819 nγ = 1,757 - 1,839
Khúc xạ képδ = 0,037 - 0,061
Đa sắcX = lục emerald, lục đậm; Y = lá mạ, lục đậm, vàng; Z = lục nâu, lục, nâu vàng, vàng
Góc 2Vgiá trị đo: 60° đến 90°, giá trị tính: 68° đến 84°
Tán sắctrung bình đến mạnh r > v
Tham chiếu[1][2][3][4]

Aegirin là một khoáng vật khoáng vật silicat mạch là một thuộc nhóm pyroxen đơn tà. Aegirin là khoáng vật nền natri trong dãi aegirin-augit. Aegirin có công thức hóa họcNaFeSi2O6, trong đó sắt ở dạng Fe3+. Trong dãi aegirin-augit, natri dần dần được thay thế bởi calci, và sắt (II) với magnesi t hay thế sắt (III) để cân bằng điện tích. Nhôm cũng thay thế vào trị trí của sắt (III). Nó còn được gọi là acmit, là một biến thể dạng sơi, màu lục.

Aegirine

Aegirin thường có mặt trong các đá mácma kiềm, nephelin syenit, carbonatitpegmatit. Ngoài ra, nó còn có mặt trong các đá schist, gneiss bị biến chất khu vực và trong các thành hệ sắt; trong các đá tướng phiến lam, và từ quá trình biến chất trao đổi biến đổi natri trong granulit. Nó có thể có mặt ở dạng khoáng vật tại chỗ (tại sinh) trong đá phiến sétmarl. Nó đi cùng với fenspat kali, nephelin, riebeckit, arfvedsonit, aenigmatit, astrophyllit, catapleiit, eudialyt, seranditapophyllit.[1]

Các địa phương tìm thấy khoáng vật này như Mont Saint-Hilaire, Quebec, Canada; Kongsberg, Na Uy; Narsarssuk, Greenland; bán đảo Kola, Nga; Magnet Cove, Arkansas, Hoa Kỳ; Kenya; ScotlandNigeria.

Khoáng vật này được miêu tả đầu tiên vào năm 1835 khi nó được phát hiện ở Rundemyr, Øvre Eiker, Buskerud, Na Uy. Aegirin được đặt theo tên Ægir, vị thần biển Teutonic.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/aegirine.pdf Handbook of Mineralogy
  2. ^ a b http://www.mindat.org/min-31.html Mindat
  3. ^ http://webmineral.com/data/Aegirine.shtml Webmineral
  4. ^ Hurlbut, Cornelius S.; Klein, Cornelis, 1985, Manual of Mineralogy, 20th ed., ISBN 0-471-80580-7