Bước tới nội dung

Ada (ngôn ngữ lập trình)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ada (programming language))
Ada
Mẫu hìnhMulti-paradigm programming language
Thiết kế bởi
  • MIL-STD-1815/Ada 83: Jean Ichbiah
  • Ada 95: Tucker Taft
  • Ada 2005: Tucker Taft
  • Ada 2012: Tucker Taft
Xuất hiện lần đầu1980
Phiên bản ổn định
Ada 2012 / 10 tháng 12 năm 2012; 12 năm trước (2012-12-10)
Bản xem thử
Ada 2012[1] / tháng 11 năm 2011; 13 năm trước (2011-11)
Kiểm tra kiểuStatic typing, Kiểu mạnh và kiểu yếu, Type safety, Nominal type system
Hệ điều hànhĐa nền tảng
Phần mở rộng tên tập tin.adb.ads
Trang mạnghttp://www.adaic.org/
Các bản triển khai lớn
AdaCore GNAT,

Green Hills Software Optimising Ada 95 compiler,
Aonix ObjectAda,[2]

DDC-I Score
Phương ngữ
Ada 83, Ada 95, Ada 2005
Ảnh hưởng từ
ALGOL 68, Pascal (ngôn ngữ lập trình), C++ (Ada 95), Smalltalk (Ada 95), Java (ngôn ngữ lập trình) (Ada 2005), Eiffel (programming language) (Ada 2012)
Ảnh hưởng tới
C++, Eiffel (programming language), PL/SQL, VHDL, Ruby (ngôn ngữ lập trình), Java (ngôn ngữ lập trình), Seed7

Adangôn ngữ lập trình xuất xứ từ Bộ quốc phòng Mỹ vào khoảng nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Ngôn ngữ này được đặt tên theo Ada Augusta nữ bá tước xứ Lovelace (1815 – 1852), nhà toán học với ý tưởng tiên phong coi phần cứng và phần mềm là hai mặt khác nhau đã đi vào lịch sử như lập trình viên đầu tiên của loài người.[3]

Nhu cầu của Lầu Năm Góc lúc đó là một ngôn ngữ lập trình duy nhất thay thế cho khoảng 500 ngôn ngữ dùng cho các hệ thống nhúng (embedded). Đặc trưng của các hệ thống như thế là phần cứng đa dạng, phần cứng liền với phần mềm, phần mềm hệ thống liền với phần mềm ứng dụng, thời gian sử dụng lâu dài, tính chất thời gian thực (real-time) và độ bền cao (high-integrity) thể hiện rõ, nhiều hệ thống nhúng là hệ phân tán (distributed).

Ngôn ngữ lập trình đáp ứng những yêu cầu đó phải chặt chẽ, nhỏ gọn nhưng có sức biểu diễn lớn, viết mã nguồn dễ đọc, sinh mã đích hiệu quả.

Vì thế Ada xuất phát từ Pascal, nhưng kiểm tra kiểu mạnh hơn. Mở rộng kiểu (type extension), kế thừa (inheritance) và đa kế thừa giao diện (multiple interface inheritance) hỗ trợ lập trình định hướng đối tượng. Ngoài các kết cấu điều khiển thông thường như rẽ nhánh, lặp, xử lý ngoại lệ (exception), và kết cấu đơn vị thông thường như thủ tục (procedure), hàm (function), Ada còn có kết cấu gói (package) hỗ trợ lập trình theo thành phần (modular), kết cấu mẫu (generic) hỗ trợ lập trình mẫu, kết cấu tác vụ (task) và kiểu có bảo vệ (protected type) hỗ trợ lập trình song songtương tranh.

Ada có cú pháp tương tự như ngôn ngữ lập trình Pascal, thể hiện rõ nhất ở ký hiệu := dùng trong lệnh gánbegin... end bao quanh mỗi khối lệnh.

Trong một file chương trình Ada, cần có một thủ tục (procedure) có tên trùng với tên chương trình, nó sẽ được kích hoạt khi chạy chương trình:

-- dòng chữ bắt đầu bằng hai dấu gạch ngang là dòng chú thích
-- ví dụ file chương trình có tên là hello.adb

with text_io; use text_io; --sử dụng thư viện nhập - xuất chuỗi ký tự

procedure hello is
begin
    put_line("Hello World");  -- in dòng chữ
end hello; -- nhắc lại tên thủ tục

Một số đặc điểm cú pháp khác như sau:

--vòng lặp thoát bởi exit:
i: integer; -- khai báo i là biến số nguyên
i:= 10;
loop
    i:= i - 1;
    put_line("Hello World");
    exit when i = 0;
end loop;

Một vòng lặp viết theo dạng for:

for i in 1..10 loop
    put_line("Hello World");
end loop;

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các ứng dụng truyền thống trong vũ khí, khí tài và các hệ thống liên lạc, tham mưu, chỉ huy, tác chiến, sau hơn 2 thập kỷ ngày nay Ada còn được dùng trong các ứng dụng của ngành thám hiểm không gian, hàng không, giao thông sắt & bộ, năng lượng hạt nhân, viễn thông, và tài chính – ngân hàng.[cần dẫn nguồn]

Trên thế giới, tỉ lệ lập trình viên sử dụng ngôn ngữ Ada chiếm khoảng 5%. [cần dẫn nguồn]

Ada có bộ biên dịch miễn phí GNAT và môi trường phát triển miễn phí GPS, sinh mã đích cho rất nhiều platform khác nhau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ada 2012 Language Reference Manual”. Ada-auth.org. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ “Aonix ObjectAda”. Atego.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ “ISO/IEC 8652:2012 Information technology -- Programming languages -- Ada. ISO. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.