Bước tới nội dung

8 phút 46 giây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu tình phản đối vụ sát hại George Floyd tại Quảng trường Lafayette, Washington DC Hoa Kỳ.
Biểu tình phản đối vụ sát hại George Floyd tại Quảng trường Lafayette, Washington, D.C. Hoa Kỳ.

8 phút 46 giây (hoặc 8:46) là một biểu trưng cho việc bạo lực của cảnh sát bắt nguồn từ vụ sát hại George Floyd vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, tại Minneapolis, tiểu bang Minnesota của Hoa Kỳ.[1] Derek Chauvin, một sĩ quan cảnh sát đã đè lên cổ của Floyd khiến anh ngạt thở. Khoảng thời gian mà Chauvin đè lên cổ nạn nhân được báo cáo trong nhiều tuần đầu là 8 phút 46 giây,[2] sau đó là 7 phút 46 giây,[3] cho đến khi camera ghi hình được công bố vào tháng 8 năm 2020 xác nhận thực tế là 9 phút 29 giây.[4][5][6] Trong những ngày sau vụ sát hại George Floyd, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra và trở thành tâm điểm của những buổi tưởng niệm và tranh cãi, đặc biệt là sự kiện Thứ Ba mất điện.[7]

Khoảng thời gian này cũng được sử dụng mô phỏng cho các cuộc biểu tình "die-in" ở Minneapolis, New York, Boston, Detroit, Philadelphia, Pittsburgh, Portland, Chicago, Denver và ở các thành phố khác. Người biểu tình đã nằm xuống giả vờ chết trong 8 phút 46 giây để phản đối cảnh sát bạo lực và những vụ sát hại mang tính phân biệt chủng tộc của các nhân viên thực thi pháp luật ở Hoa Kỳ.[8]8 phút 46 giây cũng được sử dụng trong nhiều buổi tưởng niệm, lễ cầu nguyện và các buổi tụ họp liên quan đến Floyd để phản đối hành vi sát hại anh.[9]

Khoảng thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng thời gian Chauvin đè đầu gối lên cổ Floyd, bắt đầu sau khi Floyd bị đưa ra khỏi xe và bị Sở cảnh sát thành phố Minneapolis khống chế;[10] Floyd nằm sấp bất động. Khoảng thời gian 8:46 đã bắt nguồn từ đơn khiếu nại đầu tiên của Luật sư Quận Hennepin đối với Chauvin.[11][12][13] Thời gian dựa trên video của một người ngoài quay lại vụ việc, bắt đầu từ lúc Chauvin đè đầu gối lên cổ Floyd.[6]

Nhiều tuần sau, bên công tố đã xem xét lại khoảng thời gian là 7 phút 46 giây.[1] Mặc dù đã có những câu hỏi về khoảng thời gian chính xác nhưng văn phòng luật sư Quận này cho biết các công tố viên không có ý định xem xét lại vấn đề thời gian và tuyên bố nó không ảnh hưởng đến vụ án hay những vấn đề quan trọng hơn.[14] Vào tháng 8 năm 2020, camera trên người của cảnh sát đã được công bố công khai, nó đã xác minh việc Chauvin đã đè đầu gối lên cổ Floyd trong khoảng 9 phút 30 giây.[4][5][15]

Vào tháng 3 năm 2021, bên công tố và bên bào chữa đều viện dẫn khảong thời gian chính xác hơn là 9 phút 29 giây trong phiên tòa xét xử Chauvin (4 phút 45 giây khi Floyd kêu cứu, 0 phút 53 giây khi Floyd khuỵu xuống co giật và 3 phút 51 giây khi Floyd bất động).[6]

Các cuộc biểu tình và lễ tưởng niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ mặc niệm 8 phút 46 giây, vào ngày 4 tháng 6 năm 2020.

Ngoài các cuộc biểu tình "die-in" lấy khoảng thời gian 8 phút 46 giây thì nhiều cuộc tuần hành và tụ tập cũng đã sử dụng mốc thời lượng này[16] để tưởng niệm, đêm vọng, cầu nguyện, giảm tốc độ giao thông[17] hoặc quỳ xuống.[18] Buổi tưởng niệm George Floyd ở Minneapolis vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, đã kết thúc sau khi những người đưa tang đứng khoảng 8 phút 46 giây để tưởng nhớ Floyd.[9][19][20] Vào tháng 3 năm 2021, gia đình, luật sư và những người ủng hộ của Floyd đã quỳ gối bên ngoài tòa án 8 phút 46 giây trước phần tranh luận trong phiên tòa xét xử Chauvin.[21]

Thành phố và các cơ quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại St. Petersburg, Florida, các quan chức trong thành phố đã thông báo từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 9 tháng 6, người dân nên "tham gia các cuộc biểu tình im lặng và ôn hòa bằng cách đứng ngoài hiên hoặc trước sân nhà trong 8 phút 46 giây" vào lúc 20 giờ mỗi tối.[22] Tại tòa nhà Empire State của thành phố New York,[23] trung tâm Kennedy ở Washington, D.C. đã xác nhận sẽ tắt đèn trong 9 đêm để tưởng niệm gần 9 phút Floyd bị khống chế.[24]

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã ban hành công văn mặc niệm 8 phút 46 giây vào lúc 11 giờ sáng theo giờ CDT để tưởng niệm George Floyd, trùng với thời điểm cử hành tang lễ của Floyd ở Houston, Texas vào ngày hôm đó.[25] Ngày 25 tháng 5 năm 2021, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz cũng đã tuyên bố mặc niệm trên toàn tiểu bang trong 9 phút 29 giây vào lúc 1 giờ chiều theo giờ CDT sau một năm kể từ vụ sát hại Floyd.[26]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ cũng đã mặc niệm 8 phút 46 giây, một số người quỳ gối trong một cuộc họp kín vào ngày 4 tháng 6 năm 2020 của đảng.[27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Forliti, Amy (17 tháng 6 năm 2020). “Prosecutors: Officer had knee on Floyd for 7:46, not 8:46”. AP News. Minneapolis: AP News. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “8 minutes, 46 seconds”. St. Cloud Times (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Hill, Evan; Tiefenthäler, Ainara; Triebert, Christiaan; Jordan, Drew; Willis, Haley; Stein, Robin (31 tháng 5 năm 2020). “8 Minutes and 46 Seconds: How George Floyd Was Killed in Police Custody”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2020. Minnesota prosecutors acknowledged Wednesday that a Minneapolis police officer had his knee on the neck of George Floyd for 7 minutes, 46 seconds — not the 8:46 that has become a symbol of police brutality — but said the one-minute error would have no impact on the criminal case against four officers.
  4. ^ a b Willis, Haley; Hill, Evan; Stein, Robin; Triebert, Christiaan; Laffin, Ben; Jordan, Drew (11 tháng 8 năm 2020). “New Footage Shows Delayed Medical Response to George Floyd”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b Xiong, Chao (3 tháng 8 năm 2020). “Daily Mail publishes leaked bodycam footage of George Floyd arrest, killing”. Star Tribune. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ a b c Levenson, Eric (29 tháng 3 năm 2021). “Former officer knelt on George Floyd for 9 minutes and 29 seconds -- not the infamous 8:46”. CNN.com.
  7. ^ Cooper, Gael Fashingbauer (2 tháng 6 năm 2020). “Music industry players including Mick Jagger, Quincy Jones respond to George Floyd's death with Blackout Tuesday: 'This is what solidarity looks like'. CNET (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ Pozo, Nathalie (2 tháng 6 năm 2020). “Thousands of protesters hold die-in, march through Boston to protest death of George Floyd” (bằng tiếng Anh). WHDH. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ a b Searcey, Dionne (4 tháng 6 năm 2020). “At George Floyd Memorial, an Anguished Call for Change”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Reyes, Lorenzo (29 tháng 6 năm 2020). “Judge in George Floyd murder case threatens gag order and venue change”. USA Today. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ Culver, Jordan; Hauck, Grace (29 tháng 5 năm 2020). “8 minutes, 46 seconds and 'inherently dangerous': What's in the criminal complaint in the George Floyd case”. USA Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ “8 notable details in the criminal complaint against ex-Minneapolis Police Officer Derek Chauvin” (bằng tiếng Anh). KTVZ. 2 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ “Read the complaint charging ex-officer Derek Chauvin with George Floyd's death”. PBS NewsHour (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ Bogel-Burroughs, Nicholas (18 tháng 6 năm 2020). “8 Minutes, 46 Seconds Became a Symbol in George Floyd's Death. The Exact Time Is Less Clear”. The New York Times. New York. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ “Two police bodycam videos in killing of George Floyd released”. Tampa Bay Times. Associated Press. 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ “George Floyd protesters undeterred by US curfews: Live updates”. Al Jazeera. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ “Protesters arrested for slowing traffic on Interstate 40”. Greensboro News and Record (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2020.
  18. ^ “Snapshot: Zionsville gathers in solidarity to honor George Floyd”. Current Publishing (bằng tiếng Anh). 2 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  19. ^ “WATCH: George Floyd memorial holds moment of silence for 8 minutes, 46 seconds”. PBS NewsHour (bằng tiếng Anh). 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  20. ^ “8:46: A Number Becomes a Potent Symbol of Police Brutality”. The New York Times (bằng tiếng Anh). The Associated Press. 4 tháng 6 năm 2020. ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  21. ^ Ellis, Nicquel Terry (29 tháng 3 năm 2021). “George Floyd's supporters kneel for 8 minutes, 46 seconds ahead of Derek Chauvin trial”. CNN.com. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ “8 minutes and 46 seconds: City Officials announce show of solidarity in St. Pete”. I Love the Burg (bằng tiếng Anh). 2 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ “Empire State Building Goes Dark To Honor George Floyd, Urge Calm” (bằng tiếng Anh). WCBS. 1 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  24. ^ “The Kennedy Center Will Go Dark For Nine Nights To Commemorate George Floyd”. DCist (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  25. ^ Walsh, Paul (9 tháng 6 năm 2020). “Gov. Tim Walz calls for 8 minutes, 46 seconds of silence today in honor of George Floyd”. Star Tribune. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  26. ^ Jacobsen, Jeremiah (24 tháng 5 năm 2020). “Statewide moment of silence planned Tuesday on anniversary of George Floyd's death”. KARE-11. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ Coleman, Justine (4 tháng 6 năm 2020). “Democratic senators kneel during moment of silence for George Floyd”. TheHill (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.