56 Pegasi
56 Pegasi là tên của một hệ sao đôi nằm trong một chòm sao phương bắc tên là Phi Mã. Với cấp sao biểu kiến kết hợp của 2 ngôi sao này là 4,74[1], ta có thể nhìn thấy ngôi sao này bằng mắt thường. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Khoảng cách của hệ sao này với chúng ta là khoảng xấp xỉ 590 năm ánh sáng dựa trên giá trị thị sai[2]. Nhưng hiện tại, nó đang di chuyển về phía chúng ta với tốc độ là 28 km/s[3]. Nó được liệt kê là một thành viên của nhóm di chuyển Wolf 630.[4]
Sự biến đổi vận tốc xuyên tâm của nó được công bố bởi nhà thiên văn học người Mĩ William Wallace Campbell vào năm 1911. Nó là một hệ sao đôi quang học với chu kì quỹ đạo của nó là 111,1 ngày. Giá trị a sin i của nó là 0.01511 ± 0.00040 đơn vị thiên văn, với a là trục lớn quỹ đạo, i là độ nghiêng quỹ đạo chưa biết.[5]
Ngôi sao chính của nó là một ngôi sao khổng lồ dị thường vờipha6n loại quang phổ là K0,5 II: Ba1 CN-2 CH-0.5[6]. Tức là nó là ngôi sao khổng lồ loại K, có nhiều Bari và thiếu đi gốc Cyano và gốc Methylidyne. Nó là một ngôi sao hoạt động tích cực[7] với tuổi được ước tính trên dữ liệu thô là 100 triệu năm tuổi[8]. Nó có khối lượng gấp 5,4 lần khối lượng mặt trời, bán kính gấp 40 lần[9] và độ sáng gấp 680 lần mặt trời[10] với nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu là 4416 Kelvin.[11]
Dữ liệu hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh 23h 07m 06.73908s[2]
Xích vĩ 25° 28′ 05.7329″[2]
Cấp sao biểu kiến 4.74[1]
Cấp sao tuyệt đối −1.32[12]
Vận tốc xuyên tâm 27.55[3] km/s
Loại quang phổ K0.5II:Ba1CN-2CH-0.5[6] + sdO[5][13]
Giá trị thị sai 5,51 +/- 0,23 mas[2]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
- ^ a b c d Van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry
- ^ a b Famaey, B.; và đồng nghiệp (2005). “Local kinematics of K and M giants from CORAVEL/Hipparcos/Tycho-2 data”. Astronomy & Astrophysics. 430: 165. arXiv:astro-ph/0409579. Bibcode:2005A&A...430..165F. doi:10.1051/0004-6361:20041272.
- ^ McDonald, A. R. E.; Hearnshaw, J. B. (tháng 8 năm 1983). “The Wolf 630 moving group of stars”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 204: 841–852. Bibcode:1983MNRAS.204..841M. doi:10.1093/mnras/204.3.841.
- ^ a b Griffin, R. F. (2006). “Spectroscopic binary orbits from photoelectric radial velocities - Paper 186: 56 Pegasi”. The Observatory. 126: 1. Bibcode:2006Obs...126....1G.
- ^ a b Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989). “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”. Astrophysical Journal Supplement Series. 71: 245. Bibcode:1989ApJS...71..245K. doi:10.1086/191373.
- ^ Frankowski, A.; Jorissen, A. (tháng 2 năm 2006). “The puzzling case of 56 Pegasi: a fast rotator seen nearly pole-on”. The Observatory. 126: 25–37. arXiv:astro-ph/0512036. Bibcode:2006Obs...126...25F.
- ^ Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (2011). “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 410: 190. arXiv:1007.4883. Bibcode:2011MNRAS.410..190T. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x. Vizier catalog entry
- ^ van Belle, G. T.; và đồng nghiệp (2009). “Supergiant temperatures and linear radii from near-infrared interferometry”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 394 (4): 1925. arXiv:0811.4239. Bibcode:2009MNRAS.394.1925V. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.14146.x.
- ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012). “XHIP: An extended hipparcos compilation”. Astronomy Letters. 38 (5): 331. arXiv:1108.4971. Bibcode:2012AstL...38..331A. doi:10.1134/S1063773712050015. Vizier catalog entry
- ^ Martínez, M. Isabel Pérez; và đồng nghiệp (2011). “The basal chromospheric Mg ii h+k flux of evolved stars: Probing the energy dissipation of giant chromospheres”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 414: 418. arXiv:1102.4832. Bibcode:2011MNRAS.414..418P. doi:10.1111/j.1365-2966.2011.18421.x. Vizier catalog entry
- ^ Frankowski, A.; Jorissen, A. (2006). “The puzzling case of 56 Pegasi: A fast rotator seen nearly pole-on”. The Observatory. 126: 25. arXiv:astro-ph/0512036. Bibcode:2006Obs...126...25F.
- ^ Simon, T.; và đồng nghiệp (1982). “On the reality of a boundary in the H-R diagram between late-type stars with and without high temperature outer atmospheres”. Astrophysical Journal. 257: 225. Bibcode:1982ApJ...257..225S. doi:10.1086/159981.