Ảnh hưởng sức khỏe của sô cô la
Ảnh hưởng sức khỏe của sô-cô-la là những ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi của việc ăn vào sô-cô-la đối với sức khỏe.
Tiêu thụ không giới hạn lượng lớn bất kỳ thực phẩm giàu năng lượng nào, chẳng hạn như sô-cô-la, mà không có sự gia tăng tương ứng trong hoạt động, cũng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. sô-cô-la thô giàu bơ ca cao, chất béo được loại ra trong quá trình tinh chế sô-cô-la, nhưng sau đó lại được thêm vào với tỷ lệ nhất định trong quá trình sản xuất. Và chất béo, đường, sữa bột khác cũng có thể được thêm vào.
Dù nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá những lợi ích mang lại cho sức khỏe của việc tiêu thụ sô-cô-la, nhưng vẫn chưa thể xác nhận được bất kỳ ảnh hưởng nào, cũng như không có cơ quan y tế hay quy định nào chứng nhận những ảnh hưởng sức khỏe đó.
Nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Mụn trứng cá
[sửa | sửa mã nguồn]Không đủ bằng chứng tổng thể cho mối quan hệ giữa tiêu thụ sô-cô-la và mụn trứng cá.[1][2] Một nghiên cứu sơ bộ đã kết luận, ở những người đàn ông dễ bị mụn trứng cá, thì việc ăn sô-cô-la sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.[3] Các nghiên cứu khác không chỉ điểm thẳng sô-cô-la, mà nói chung về một số loại thực phẩm làm tăng đường huyết như đường, Si-rô ngô.., là nguyên nhân tiềm tàng gây ra mụn trứng cá,[4][5] đi cùng với các yếu tố trong chế độ ăn uống khác.[6]
Nghiện
[sửa | sửa mã nguồn]Thực phẩm, bao gồm cả sô-cô-la, thường được cho là không gây nghiện.[7] Tuy nhiên ở một số người, vẫn xảy ra sự thèm muốn sô-cô-la, và họ được mệnh danh là chocoholic (những kẻ nghiện ăn sô-cô-la).[8]
Tình dục
[sửa | sửa mã nguồn]Đã có tuyên bố rằng sô-cô-la gây kích thích tình dục, nhưng không có nghiên cứu sâu nào để chứng minh tác dụng này. Không có bằng chứng rõ ràng chất kích thích như phenylethylamine có trong sô-cô-la đã làm tăng PEA trong não.
Tim và mạch máu
[sửa | sửa mã nguồn]Tiêu thụ các sản phẩm ca cao có những hiệu quả ngắn hạn trong việc hạ huyết áp, nhưng không có bằng chứng cho lợi ích sức khỏe tim mạch lâu dài.[9][10] Trong khi tiêu thụ hàng ngày flavanol ca cao (tối thiểu 200 mg) dường như có lợi cho chức năng tiểu cầu và mạch máu, nhưng vẫn không đủ bằng chứng hỗ trợ những ảnh hưởng này lên tình trạng đau tim hoặc đột quỵ.[11][12]
Chất kích thích
[sửa | sửa mã nguồn]Sô-cô-la chứa caffeine và theobromine, cả hai điều là chất kích thích nhẹ. [13]
Tăng cân
[sửa | sửa mã nguồn]Ảnh hưởng của sô-cô-la lên trọng lượng cơ thể là không rõ ràng. Có một mối lo ngại rằng việc tiêu thụ quá nhiều sô-cô-la có thể làm tăng cao lượng calo và gây tăng cân, là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh tật, bao gồm cả bệnh tim mạch. Hệ quả là việc tiêu thụ một lượng lớn sô-cô-la đen trong nỗ lực chống lại bệnh tim mạch thì cũng lại bổ sung quá nhiều calo và gây tăng cân.[14]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bhate, K; Williams, H. C. (2013). “Epidemiology of acne vulgaris”. British Journal of Dermatology. 168 (3): 474–85. doi:10.1111/bjd.12149. PMID 23210645.
- ^ Ferdowsian HR, Levin S (tháng 3 năm 2010). “Does diet really affect acne?”. Skin Therapy Letter. 15 (3): 1–2, 5. PMID 20361171. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2018.
- ^ Caperton, C; Block, S; Viera, M; Keri, J; Berman, B (2014). “Double-blind, Placebo-controlled Study Assessing the Effect of Chocolate Consumption in Subjects with a History of Acne Vulgaris”. The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology. 7 (5): 19–23. PMC 4025515. PMID 24847404.
- ^ Melnik, BC; John, SM; Plewig, G (tháng 11 năm 2013). “Acne: risk indicator for increased body mass index and insulin resistance”. Acta Dermato-Venereologica. 93 (6): 644–9. doi:10.2340/00015555-1677. PMID 23975508.
- ^ Mahmood SN, Bowe WP (tháng 4 năm 2014). “Diet and acne update: carbohydrates emerge as the main culprit”. Journal of Drugs in Dermatology: JDD. 13 (4): 428–35. PMID 24719062.
- ^ Magin P, Pond D, Smith W, Watson A (tháng 2 năm 2005). “A systematic review of the evidence for 'myths and misconceptions' in acne management: diet, face-washing and sunlight”. Family Practice. 22 (1): 62–70. doi:10.1093/fampra/cmh715. PMID 15644386.
- ^ Rogers, Peter J; Smit, Hendrik J (2000). “Food Craving and Food 'Addiction'”. Pharmacology Biochemistry and Behavior. 66 (1): 3–14. doi:10.1016/s0091-3057(00)00197-0. PMID 10837838.
- ^ Skarnulis, Leanna. “The Chocoholic's Survival Guide”. webmd.com. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
- ^ Milliron, Tara; Kelsberg, Gary; St Anna, Leilani (2010). “Clinical inquiries. Does chocolate have cardiovascular benefits?”. The Journal of Family Practice. 59 (6): 351–2. PMID 20544068.
- ^ Ried, Karin; Stocks, Nigel P; Fakler, Peter (tháng 4 năm 2017). “Effect of cocoa on blood pressure”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 81 (9): 1121–6. doi:10.1002/14651858.CD008893.pub3. PMID 2843988.
- ^ Arranz, S; Valderas-Martinez, P; Chiva-Blanch, G; Casas, R; Urpi-Sarda, M; Lamuela-Raventos, RM; Estruch, R (tháng 6 năm 2013). “Cardioprotective effects of cocoa: clinical evidence from randomized clinical intervention trials in humans”. Molecular Nutrition & Food Research. 57 (6): 936–47. doi:10.1002/mnfr.201200595. PMID 23650217.
- ^ Sudano I, Flammer AJ, Roas S, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2012). “Cocoa, blood pressure, and vascular function”. Curr. Hypertens. Rep. (Review). 14 (4): 279–84. doi:10.1007/s11906-012-0281-8. PMC 5539137. PMID 22684995.
In the last ten years many research studies confirmed that cocoa does indeed exert beneficial effects on vascular and platelet function.
- ^ Franco, Rafael; Oñatibia-Astibia, Ainhoa; Martínez-Pinilla, Eva (2013). “Health Benefits of Methylxanthines in Cacao and Chocolate”. Nutrients. 5 (10): 4159–73. doi:10.3390/nu5104159. PMC 3820066. PMID 24145871.
- ^ Latif, R (tháng 3 năm 2013). “Chocolate/cocoa and human health: a review”. The Netherlands Journal of Medicine. 71 (2): 63–8. PMID 23462053.