Bước tới nội dung

Điện xung trị liệu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điện xung trị liệu
Phương pháp can thiệp
Use of electrical apparatus. Interrupted galvanism used in regeneration of deltoid muscle. First half of the twentieth century.
MeSHD004599

Điện xung trị liệu (tiếng Anh: electrotherapy) là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình.

Tín hiệu xung điện là tín hiệu điện áp hay dòng điện biến đổi theo thời gian một cách rời rạc (tức không liên tục). Tín hiệu xung có thể là một dãy theo xung tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ lặp lại, hay chỉ là một xung đơn xuất hiện một lần, có cực tính (- âm, + dương) hoặc cực tính thay đổi.

Tác dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác dụng giảm đau và giảm trương lực cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao, loại dòng như Diadynamic, Trọbert, Burst - TENS... có tác dụng giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ. Tác dụng giảm đau của dòng điện xung được giải thích bằng các cơ chế sau:

  • Cơ chế cổng kiểm soát: các xung động thần kinh do tác động của dòng điện xung khi đi vào tuỷ sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau lên não, do đó làm giảm cảm giác đau.
  • Cơ chế phóng thích endorphine: tác động của xung động thần kinh do dòng điện xung kích thích não giải phóng các morphine nội sinh (gọi là endorphine) nên có tác dụng giảm đau.

Tác dụng kích thích thần kinh cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh, loại dòng như dòng tam giác, chữ nhật, AMF, giao thoa, kiểu Nga... có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.

Chỉ định điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giảm đau: đau lưng, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.
  • Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud, thần kinh ngoại vi.
  • Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại, liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...
  • Viêm mạn, làm lành vết thương.

Cảnh báo

[sửa | sửa mã nguồn]

Do hiện nay việc sản xuất các máy phục vụ trị liệu bằng điện hay điện từ khá nhanh và thuận lợi, nên chúng thường được quảng cáo quá mức để bán hàng.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cẩn thận khi dùng xung điện chữa bệnh. Kiến Thức Online, 24/11/2012. Truy cập 22/11/2015.
  • Cục quân y Việt Nam - Tài liệu lớp tập huấn cán bộ chuyên ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, năm 2003.
  • Dương Xuân Đạm - Vật lý trị liệu đại cương-Nguyên lý và thực hành - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà nội, 2004.
  • Học viện quân y Việt Nam - Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng-Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội, 2004.
  • Hội Phục hồi chức năng Việt Nam - Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng - Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1995.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]