Bước tới nội dung

Đau đầu

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đau đầu
Một phản ứng thường gặp khi đau đầu là lấy một tay ấn vào trán
ICD-10G43-G44, R51
ICD-9339, 784.0
DiseasesDB19825
MedlinePlus003024
eMedicineneuro/517  neuro/70
MeSHD006261

Trong y học, đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp, biểu hiện là đau nhức nhói ở phần đầu do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra.[1] Đau đầu là do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu. Bản thân bộ não không nhạy cảm với đau, vì nó không có thụ thể cảm nhận đau. Một số vùng trên đầu và cổ có các cấu trúc nhạy cảm đau. Các cấu trúc này chia làm hai loại: trong sọ (mạch máu, màng não, và các dây thần kinh sọ) và ngoài sọ (màng ngoài xương sọ, , dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch, mô dưới da, mắt, tai, xoang và niêm mạc).

Có nhiều cách phân loại đau đầu. Cách phân loại được công nhận nhiều nhất là từ Hiệp hội Quốc tế về Bệnh Đau đầu. Điều trị phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên trong quá trình chẩn đoán đang tiến hành thì các bác sĩ thường dùng thuốc giảm đau để làm giảm nhanh cơn đau.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại đau đầu được trình bày khá đầy đủ trong cuốn Phân loại chuẩn Quốc tế về các rối loạn đau đầu (ICHD) của Hiệp hội Quốc tế về Bệnh Đau đầu, được tái bản năm 2004.[2] Phân loại này đã được WHO công nhận.[3]

Ngoài ra còn có các hệ thống phân loại khác. Một trong số các hệ thống đầu tiên được xuất bản vào năm 1951.[4] Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống phân loại vào năm 1962.[cần dẫn nguồn]

Đau đầu cũng được phân loại theo độ nặng và độ cấp tính khi bắt đầu. Những cơn đau bắt đầu đột ngột và rất nặng còn được gọi là đau đầu sét đánh.[5]

Cuốn Phân loại chuẩn Quốc tế về các rối loạn đau đầu (ICHD) là một hệ thống phân loại theo cấp bậc rất kỹ về các loại đau đầu. Nó bao gồm các tiêu chí chẩn đoán rõ ràng cho các rối loạn đau đầu. Ấn bản đầu tiên, ICHD-1, được xuất bản năm 1988. Bản tái bản hiện nay, ICHD-2, được xuất bản năm 2004.[6]

Hệ thống phân loại sử dụng các mã số. Mức đầu tiên (chữ số đầu tiên) bao gồm 14 nhóm đau đầu. Bốn nhóm đầu được coi là các loại đau đầu sơ cấp, nhóm 5 đến 12 là đau đầu thứ cấp, đau dây thần kinh sọ, đau trung tâm mặt và các loại đau đầu khác là hai nhóm cuối cùng.[7]

Nguyên nhân trầm trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân gây đau đầu có thể chia thành các bệnh lành tính và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể như:

Do thời tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những nguyên nhân gây nhức đầu phổ biến là do thời tiết thay đổi, làm mạch máu. trong đầu giãn ra gây nên hiện tượng nhức đầu.

Sinh lý bệnh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản thân não không cảm nhận được cảm giác đau, bởi vì nó không có thụ thể cảm nhận đau. Tuy nhiên, một số vùng trên đầucổ có thụ thể cảm nhận đau. Các vùng đó bao gồm các mạch máu ngoài sọ, các tĩnh mạch lớn, dây thần kinh sọ và dây thần kinh cột sống, cơ đầu và cơ cổ, và màng não.[21]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, Trường Bác sĩ Cấp cứu Hoa Kỳ đã cập nhật hướng dẫn về đánh giá và điều trị bệnh nhân người lớn bị đau đầu cấp tính không nguy hiểm.[21]

Mặc dù về mặt thống kê, đau đầu chủ yếu là nguyên phát (không nguy hiểm và tự khỏi), một số hội chứng đau đầu thứ phát cần được điều trị đặc biệt và có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm hơn.[cần dẫn nguồn] Đôi khi rất khó phân biệt giữa đau đầu nguyên phát và thứ phát.

Thường thì bệnh nhân khó có thể nhớ được những chi tiết của mỗi cơn đau đầu, vì thế nên làm một "nhật ký đau đầu" để ghi lại những đặc điểm của cơn đau.

Chụp ảnh não

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi cơn đau không giống bất kỳ một loại đau đầu nguyên phát nào hoặc có những triệu chứng bất thường thì cần khám kỹ hơn.[22] Nên thực hiện chụp ảnh não (chụp CT đầu) khi có những vấn đề về thần kinh ví dụ như giảm khả năng nhận thức, yếu một bên người, kích cỡ đồng tử khác nhau, v.v. hoặc nếu cơn đau bắt đầu đột ngột và rất nặng, hoặc người đó dương tính với HIV.[21] Đối với người trên 50 tuổi cũng nên chụp CT.[21]

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Một quảng cáo thuốc trị đau đầu cũ

Đau đầu cấp tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Không phải tất cả các loại đau đầu đều cần uống thuốc, và đa số có thể đơn giản chữa bằng thuốc giảm đau như paracetamol/acetaminophen hoặc các loại Thuốc chống viêm không steroid NSAID (nhưaspirin/acetylsalicylic acid, diclofenac hoặc ibuprofen).[cần dẫn nguồn]...

Đau đầu mãn tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với các loại đau nửa đầu mãn tính không rõ nguyên nhân thì nên làm "nhật ký đau đầu" về loại đau, các triệu chứng liên quan, các yếu tố gây kích thích và làm nặng thêm. Điều đó sẽ giúp làm rõ đặc điểm của đau đầu, ví dụ như có liên quan đến việc dùng dược phẩm nào đó, chu kỳ kinh nguyệt, thiếu hoặc thừa một loại thức ăn nào đó. Vào tháng 3/2007, hai nhóm nghiên cứu độc lập đã kích thích não bằng điện cực và cho thấy có thể làm giảm cơn đau đầu cụm.[23]

Châm cứu cũng có tác dụng trong điều trị đau đầu mãn tính,[24] và cả đau đầu căng thẳng[25] lẫn đau nửa đầu.[26] Tuy nhiên hiệu quả có khác nhau giữa châm cứu thật sự và giả châm cứu hay không thì còn chưa rõ ràng.[26]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một năm, khoảng 90% dân số bị đau đầu. Trong số những người phải đi cấp cứu, khoảng 1% có nguyên nhân nghiêm trọng gây đau đầu.[27]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bức biếm họa về đau đầu của George Cruikshank năm 1819.

Văn bản đầu tiên ghi nhận hệ thống phân loại gần giống với hiện nay là De Cephalagia của Thomas Willis năm 1672. Năm 1787 Christian Baur chia đau đầu thành hai nhóm chính là tự phát (đau đầu nguyên phát) và triệu chứng (đau đầu thứ phát), và 84 nhóm nhỏ hơn.[28]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "headache" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ “216.25.100.131” (PDF). the Headache Classification Subcommittee of the International Headache Society. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ Olsen et al., p. 9–11
  4. ^ BROWN MR (1951). “The classification and treatment of headache”. Med. Clin. North Am. 35 (5): 1485–93. PMID 14862569.
  5. ^ “Thunderclap headaches”. MayoClinic.com. ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ Jes Olesen, Peter J. Goadsby, Nabih M. Ramadan, Peer Tfelt-Hansen, K. Michael A. Welch (2005). The Headaches (ấn bản thứ 3). Lippincott Williams & Wilkins. ISBN 0781754003.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Morris Levin, Steven M. Baskin, Marcelo E. Bigal (2008). Comprehensive Review of Headache Medicine. Oxford University Press US. ISBN 0195366735.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ “Overview of Headache”. Merck Manuals - Home Version. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “Headache causes - The Doctors Lounge(TM)”. The Doctors Lounge. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “Common cold: Symptoms”. MayoClinic.com. ngày 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ “WHO | Rift Valley fever”. Who.int. ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  13. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  14. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  15. ^ “WHO Lassa fever”. archive.is. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  16. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  17. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  18. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  19. ^ “Medscape: Medscape Access”. Emedicine.medscape.com. ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  20. ^ “Google Health â€" Google”. Health.google.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
  21. ^ a b c d Edlow JA, Panagos PD, Godwin SA, Thomas TL, Decker WW (2008). “Clinical policy: critical issues in the evaluation and management of adult patients presenting to the emergency department with acute headache”. Ann Emerg Med. 52 (4): 407–36. doi:10.1016/j.annemergmed.2008.07.001. PMID 18809105.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ Detsky ME, McDonald DR, Baerlocher MO, Tomlinson GA, McCrory DC, Booth CM. Does this patient with headache have a migraine or need neuroimaging? JAMA 2006;296:1274–83
  23. ^ Brain Stimulation May Ease Headaches. Reuters, ngày 9 tháng 3 năm 2007.
  24. ^ Sun Y, Gan TJ (2008). “Acupuncture for the management of chronic headache: a systematic review”. Anesth. Analg. 107 (6): 2038–47. doi:10.1213/ane.0b013e318187c76a. PMID 19020156.
  25. ^ Linde, K.; Allais, G.; Brinkhaus, B.; Manheimer, E.; Vickers, A.; White, AR.; Linde, Klaus (2009). “Acupuncture for tension-type headache”. Cochrane Database Syst Rev (1): CD007587. doi:10.1002/14651858.CD007587. PMID 19160338.
  26. ^ a b Linde, K.; Allais, G.; Brinkhaus, B.; Manheimer, E.; Vickers, A.; White, AR.; Linde, Klaus (2009). “Acupuncture for migraine prophylaxis”. Cochrane Database Syst Rev (1): CD001218. doi:10.1002/14651858.CD001218.pub2. PMID 19160193.
  27. ^ Amal Mattu; Deepi Goyal; Barrett, Jeffrey W.; Joshua Broder; DeAngelis, Michael; Peter Deblieux; Gus M. Garmel; Richard Harrigan; David Karras; Anita L'Italien; David Manthey (2007). Emergency medicine: avoiding the pitfalls and improving the outcomes. Malden, Mass: Blackwell Pub./BMJ Books. tr. 39. ISBN 1-4051-4166-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  28. ^ Levine et al., p 60