Bước tới nội dung

Động đất Kashmir 2005

34°27′B 73°39′Đ / 34,45°B 73,65°Đ / 34.45; 73.65
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Kashmir 2005
Động đất Kashmir 2005 trên bản đồ Pakistan
Động đất Kashmir 2005
Giờ UTC??
Ngày8 tháng 10 năm 2005
3 Ramadan 1426 AH
Thời điểm xảy ra03:50:39 UTC [1]
Độ lớn7,6 Mw [1]
Độ sâu15 km (9,3 mi) [1]
Tâm chấn34°27′B 73°39′Đ / 34,45°B 73,65°Đ / 34.45; 73.65 [1]
LoạiXiên-trượt
Vùng ảnh hưởngPakistan, Ấn Độ, Afghanistan
Cường độ lớn nhất   VIII (khốc liệt) [2]
Lở đất[3]
Dư chấn5,9 MW 8 tháng 10 lúc 03:57 [4]
5,8 MW 8 tháng 10 lúc 03:58 [5]
6,4 MW 8 tháng 10 lúc 10:46 [6]
Thương vong86.000 – 87.351 tử vong[7]
69.000 – 75.266 bị thương[7]
2,8 triệu chuyển chỗ ở [7]
Lỗi thời Xem tài liệu.

Động đất Kashmir 2005 xảy ra vào lúc 08:50:39 giờ tiêu chuẩn Pakistan ngày 8 tháng 10 năm 2005. Động đất có chấn tâm tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, gần thành phố Muzaffarabad, và cũng tác động đến tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Đo được cường độ của trận động đất theo thang đo mômen là 7,6 và đạt cường độ Mercalli ở mức tối đa là VIII (khốc liệt). Động đất cũng tác động đến các quốc gia xung quanh, có thể cảm nhận được chấn động tại Tajikistan và miền tây của Trung Quốc. Tính nghiêm trọng của thiệt hại do động đất được quy là do địa tầng nâng lên dữ dội.

Động đất

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát nằm trên một khu vực va chạm của các mảng kiến tạo Á-ÂuẤn Độ. Hoạt động địa chất sản sinh từ va chạm này, dãy Himalaya cũng bắt nguồn từ đó, và đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng địa chấn không ổn định trong khu vực. Cục Khí tượng Pakistan ước tính trận động đất có cường độ 8,2 theo thang Richter. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đo cường độ trận động đất ở mức tối thiểu là 7,6 theo thang độ lớn mô men, với chấn tâm cách khoảng 19 km (12 mi) về phía đông bắc của Muzaffarabad, khu vực Kashmir do Pakistan quản lý, và cách 100 km (62 mi) về phía bắc-đông bắc của thủ đô Islamabad.

Thiệt hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ miêu tả các mảng kiến tạo khu vực

Hầu hết sự tàn phá nằm tại miền bắc Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý. Tại Kashmir, ba huyện chính chịu tác động nghiêm trọng và thủ phủ Muzaffarabad bị ảnh hưởng nặng nhất xét theo thương vong và sức tàn phá. Các bệnh viện, trường học, và các dịch vụ cứu hộ bao gồm cảnh sát và lực lượng vũ trang bị tê liệt. Khu vực hầu như không có cơ sở hạ tầng và thông tin chịu tác động trầm trọng. Trên 70% tổng số thương vong được ước tính xảy ra tại Muzaffarabad. Huyện chịu tác động nhiều thứ nhì là Bagh, huyện này chiếm 15% tổng số thương vong.

Do Thứ Bảy là một ngày học tập bình thường trong khu vực, hầu hết học sinh ở tại trường học khi xảy ra động đất. Nhiều người bị chôn vùi dưới các tòa nhà trường học bị đổ sập. Nhiều người cũng bị mắc kẹt trong nhà của mình, và do đang trong tháng Ramadan nên hầu hết mọi người đang trong giấc ngủ ngắn sau bữa ăn trước bình minh và không có thời gian để thoát ra trong động đất.

Bản đồ của USGS về sự kiện
"...trong chốc lát, sẽ có hàng loạt người chết nếu chúng ta không lập tức tăng cường các nỗ lực của mình", Kofi Annan nói vào ngày 20 tháng 10 với ám chỉ đến hàng nghìn làng hẻo lánh với các cư dân cần chăm sóc y tế, thực phẩm, nước sạch, và chỗ trú và chưa tiếp cận được 120.000 người còn sống."[8]

Theo Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Aftab Ahmad Sherpao, Thủ tướng Shaukat Aziz kêu gọi những người còn sống vào ngày 26 tháng 10 xuống các thung lũng và thành phố để được cứu trợ,[9] do thời tiết xấu, địa hình đồi núi, lở đất và chặn đường bộ gây khó khăn cho những người làm công tác cứu trợ trong việc tiếp cận từng nhà và tuyết mùa đông sắp xuất hiện."

Tại Islamabad, Margalla Towers, một tổ hợp văn phòng trong khu vực F-10, sụp đổ và làm thiệt mạng nhiều cư dân. Bốn người thiệt mạng đượng tường thuật tại Afghanistan, gồm một nữ giới trẻ tuổi tại Jalalabad, sau khi bị tường đổ vào. Có thể cảm nhận được động đất tại Kabul, song tác động tại đó là tối thiểu.

Có nhiều động đất thứ cấp trong khu vực, chủ yếu là tại phía tây bắc của chấn tâm gốc. Tổng cộng đo được 147 dư chấn trong ngày đầu tiên sau trận động đất đầu tiên, trong đó có một trận có cường độ 6,2.[2] Ngày 19 tháng 10, một loạt dư chấn mạnh xảy ra, một trong số đó có cường độ 5,8,[10] xảy ra cách khoảng 65 km (40 mi) về phía bắc-tây bắc của Muzaffarabad.[11] Tính đến ngày 27 tháng 10 năm 2005[12] đã có trên 978 dư chấn có cường độ từ 4.0 trở lên. Kể từ đó, đo lường từ vệ tinh cho thấy rằng các phần núi thẳng phía trên của chấn tâm cao thêm vài mét, chứng minh rằng dãy Himalaya tiếp tục cao thêm, và rằng trận động đất này là một hậu quả của nó.[13]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng nhân đạo quốc gia và quốc tế với cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô rộng. Trong giai đoạn đầu, các lực lượng y tế, kỹ thuật, hàng không, bộ binh của Pakistan đóng vai trò quan trọng. Afzal, Imtiaz, và Javid là những người lãnh đạo cơ cấu của họ. Farrukh Seir chịu trách nhiệm điều phối cứu trợ ngoại quốc. Đầu năm 2006, Chính phủ Pakistan tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ để huy động tiền cho tái thiết và phát triển khu vực. Tổng cộng 6,2 tỷ USD được cam kết và một lượng lớn tiền được giải ngân theo các điều khoản liên quan đến các dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế với mức chi trả cao. Phần còn lại của khoản tiền đã cam kết được giao cho Chính phủ Pakistan nhằm tái chiết và phát triển, được sử dụng bởi một cơ quan tái thiết mang tên Cơ quan Tái thiết và Khôi phục Động đất, do chính phủ quân sự đương thời lập nên. Cơ quan này bị chỉ trích nhiều vì chi tiêu xa xỉ không dành cho phát triển và thống kê dối trá. Cơ sở hạ tầng cơ bản, bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục, hệ thống đường bộ, cung cấp nước, quản lý chất thải và các nhu cầu cơ bản khác, vẫn kém phát triển và không đạt tình trạng như trước khi động đất.

Trên 5,4 tỷ USD (400 tỷ rupee Pakistan)[14] viện trợ đến từ khắp thế giới. Các trực thăng của Thủy quân lục chiến và Lục quân Hoa Kỳ đóng tại quốc gia láng giềng Afghanistan nhanh chóng bay đến cứu trợ khu vực chịu tàn phá cùng với năm máy bay trực thăng CH-47 Chinook của Không quân Hoàng gia Ạnh được triển khai từ Anh. Năm điểm qua lại được mở trên Tuyến kiểm soát (LOC) giữa Ấn Độ và Pakistan nhằm tạo thuận tiện cho dòng cứu trợ nhân đạo và y tế đến khu vực chịu tác động, và các đội viện trợ từ các nơi khác của Pạkistan và toàn thế giới đến khu vực để hỗ trợ cứu trợ.[9][15][16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d ISC (2014), ISC-GEM Global Instrumental Earthquake Catalogue (1900-2009), Version 1.05, International Seismological Centre
  2. ^ a b USGS. “M7.6 - Pakistan”. United States Geological Survey.
  3. ^ Bulmer, M.; Farquhar, T.; Roshan, M.; Akhtar, S. S.; Wahla, S. K. (2007), “Landslide hazards after the 2005 Kashmir earthquake”, EOS, Wiley, 88 (5): 53–68
  4. ^ USGS. “M5.9 - Pakistan”. United States Geological Survey.
  5. ^ USGS. “M5.8 - Pakistan”. United States Geological Survey.
  6. ^ USGS. “M6.4 - Pakistan”. United States Geological Survey.
  7. ^ a b c USGS (ngày 4 tháng 9 năm 2009), PAGER-CAT Earthquake Catalog, Version 2008_06.1, United States Geological Survey
  8. ^ "Thousands at risk of starving in earthquake aid shortfall" Lưu trữ 2008-02-11 tại Wayback Machine The Times, ngày 21 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2006.
  9. ^ a b Qayum, Khalid (ngày 26 tháng 10 năm 2005), Pakistan Asks Quake Survivors to Leave Mountains Before Winter, Bloomberg News
  10. ^ “USGS Earthquake Hazards Program”. Earthquake.usgs.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
  11. ^ "Pak in panic as quake rocks Kashmir" Reuters, The Financial Express, ngày 19 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006.
  12. ^ "Pakistan: A summary report on Muzaffarabad earthquake" ReliefWeb, ngày 7 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006.
  13. ^ BBC series: Earth: The Power of the Planet, part 1. Volcano
  14. ^ Amr S. Elnashai (ngày 6 tháng 11 năm 2006). “The Pakistan Earthquake of October 2005: A Reminder of Human-Science Interaction in Natural Disasters Risk Management”. The Illinois International Review. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  15. ^ "New figures put quake toll at more than 79,000" AP, MSNBC.com, ngày 19 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006.
  16. ^ "South Asia Earthquake: Fact Sheet #25 (FY 2006)" ReliefWeb, ngày 17 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006.
Nguồn

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]