Bước tới nội dung

Độ cay của ớt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ớt Ấn Độ Naga Jolokia (naga morich, bhut jolokia), một trong những giống ớt cay nhất thế giới với mức độ 1.040.000 SHU.

Thang đo Scoville biểu thị mức độ cay của các loại ớt do một dược sỹ người Mỹ Wilbur Scoville đề xuất năm 1912 khi ông làm việc tại công ty Parke Davis ở Detroit. Mục đích của ông là xây dựng một phương pháp nhằm đo lường hàm lượng capsaicin, hợp chất hóa học tạo ra độ cay của ớt thông qua cơ quan cảm giác.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Để xác lập thang đo, ban đầu Wilbur Scoville pha tinh chất ớt tươi với nước đường. Hợp chất này do một nhóm (thường là năm người) thử, nếu vẫn còn cảm thấy cay thì tiếp tục pha loãng. Khi gần như không còn cảm giác cay nữa thì mức độ pha loãng sẽ được dùng để xác định độ cay của ớt.

Chẳng hạn, một loại ớt không có chất capsaicin thì có độ cay bằng không, có nghĩa là ngay cả khi không pha loãng thì cũng vẫn thấy không cay. Đối với các loại ớt cay thì một độ cay 300.000 có nghĩa là tinh chất từ ớt này phải được pha loãng 300.000 lần thì mới không còn cảm nhận được có chất capsaicin.

Phương pháp này có điểm yếu là dựa vào cảm nhận chủ quan của người thử vì không phải ai cũng cảm nhận giống nhau (ví dụ người Thái và người châu Âu sẽ cảm nhận độ cay khác nhau).

Độ Scoville Loại ớt
855.000–1.041.427 Naga Jolokia [1][2][3][4]
350.000–577.000 Red Savina Habanero
100.000–350.000 Ớt Habanero,[5] ớt Scotch bonnet[5]
100.000–200.000 Rocoto, ớt cay Jamaica[6], Piri piri
50.000–100.000 Ớt mắt chim, ớt Malagueta, ớt Chiltepin, ớt Pequin
30.000–50.000 Ớt Cayenne, ớt Ají [5], ớt Tabasco
10.000–23.000 Ớt Serrano
7.000–8.000 Xốt Tabasco[7]
5.000–10.000 Ớt Wax
2.500–8.000 Ớt Jalapeño
4.500–5.000 Ớt New Mexico [8]
2.500–5.000 Xốt Tabasco (ớt Tabasco) [7]
1.500–2.500 Ớt Rocotillo
1.000–1.500 Ớt Poblano, xốt Texas Pete
600–800 Xốt Tabasco (ớt xanh) [7]
500–2500 Ớt Anaheim [9]
100–500 Pimento [6], Pepperoncini, Tabasco sauce (Sweet & Spicy)
0 Ớt chuông [6]

Chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Độ Scoville Loại chất
16,000,000,000 Resiniferatoxin
5,300,000,000 Tinyatoxin
16,000,000 Capsaicin
15,000,000 Dihydrocapsaicin
9,200,000 Nonivamide
9,100,000 Nordihydrocapsaicin
8,600,000 Homocapsaicin, Homodihydrocapsaicin
160,000 Shogaol
100,000 Piperine
60,000 Gingerol
16,000 Capsiate

Độ đo giản hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Để thuận tiện khi sử dụng trong ngành ẩm thực, độ Scoville cũng được trình bày dưới dạng bảng đếm từ 0 đến 10.

Bảng Scoville giản hóa
Độ Cảm nhận (chủ quan) Đơn vị Scoville Ví dụ
0 Không cay 0 – 100 Tiêu, ớt Hàn Quốc
1 Hơi cay 100 – 500 Paprika mềm
2 Khá cay (the the) 500 – 1.000 Ớt Anaheim
3 Cay 1000 – 1.500 Ớt Ancho
4 Cay nóng (cay nồng) 1500 – 2500 Ớt Espelette
5 Cay mạnh 2500 – 5000 Ớt Chimayo
6 Cay cháy lưỡi (cay xé lưỡi) 5000 – 15.000 Ớt Cayenne
7 Cay bỏng lưỡi 15.000 – 30.000 Ớt Cascabel
8 Cay như thiêu đốt 30.000 – 50.000 Ớt Árbol
9 Phát hỏa (cay xóc) 50.000 – 100.000 Ớt tabasco
10 Bỏng rát 100.000 trở lên Pepper X

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “By commercial HPLC analysis in 2004”.
  2. ^ “High SC rating report for Jolokia acknowledged as sighted by Dorset Naga cultivar developer”.
  3. ^ Shaline L. Lopez (2007). “NMSU is home to the world's hottest chile pepper”. Bản gốc (html) lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ AP (ngày 23 tháng 2 năm 2007). “World's hottest chili pepper a mouthful for prof”. CNN.
  5. ^ a b c “Chile Pepper Heat Scoville Scale”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2006.
  6. ^ a b c de Bruxelles, Simon (ngày 1 tháng 4 năm 2006). “The chilli so hot you need gloves”. Times. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
  7. ^ a b c “Show me the range of Scoville ratings for TABASCO® Sauces”. Tabasco.[liên kết hỏng]
  8. ^ “Anaheim Pepper” (PDF). Chile Pepper Institute at New Mexico State University. 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007.
  9. ^ “Anaheim Pepper”. Truestar Health Encyclopedia. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2007.