Bước tới nội dung

Đỗ Trình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đỗ Trình (1922 – 21 tháng 2 năm 2008) là sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự, Viện trưởng Học viện Quốc phòng, quyền Tư lệnh Quân khu 2, Cục trưởng Cục Quân huấn, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng.[1][2][3][4]

Thân thế sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trình (tức Phạm Văn Trị), sinh năm 1922 tại xã Đô Lương, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Nguyên quán xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Từ tháng 3 năm 1945, ông tham gia Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (Hà Nội) cho đến tháng 9 năm 1945 thì nhập ngũ và là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 9 năm 1947 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hà Nội, trưởng thành từ chiến sĩ, tham gia Ban chỉ huy Tự vệ chiến đấu Hà Nội rồi Phó Chủ tịch. Tháng 5 năm 1946, ông là Chủ tịch Ban bảo vệ Liên khu 3 Hà Nội; sau là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính, Bí thư Đảng ủy Liên khu 3 (Hà Nội).

Tháng 10 năm 1947 đến tháng 12 năm 1949 ông lần lượt giữ các chức vụ: Phó phòng Tuyên truyền Cục Chính trị, rồi Chính trị viên Trung đoàn 132, Trung đoàn 59, Trung đoàn 95; quyền Chính trị viên Mặt trận duyên hải Đông Bắc, Chính ủy Chi đội 6 Viễn chinh Thập vạn Đại Sơn (Trung Quốc).

Từ năm 1950 đến năm 1954, ông giữ các cương vị Chủ nhiệm Chính trị; Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Phòng Huấn luyện Trường Lục quân. Năm 1949, ông giữ chức Chủ nhiệm Chính trị, rồi Trưởng phòng huấn luyện Trường Sĩ quan Lục quân.

Từ năm 1955 đến 1957 là Cục phó Cục Quân huấn. Từ năm 1958 đến 1964, ông được cử đi học tại Liên Xô, về nước được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Nghiên cứu khoa học quân sự. Từ tháng 5 năm 1965 đến năm 1967, ông là Phó Giám đốc Học viện Quân sự.

Tháng 9 năm 1968, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận Đường 9 – Khe Sanh; Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu.

Tháng 5 năm 1969, ông được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương–Bộ Quốc phòng. Năm 1974, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự.

Tháng 12 năm 1979, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, rồi Quyền Tư lệnh Quân khu 2 (1982).

Từ tháng 11 năm 1984 đến đến tháng 11 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc, rồi Giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).

Tháng 9 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.

Tháng 9 năm 2001, ông là Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

Tháng 4 năm 2003, ông giữ Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành khoa học quân sự.

Năm 2008, ông từ trần an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.[2]

Thượng tá (1958); Đại tá (1966); Thiếu tướng (1974) và Trung tướng (1982).

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2004, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Vần Đ
  2. ^ a b “Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trình từ trần”.
  3. ^ “Đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư CAND luôn đồng hành, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc”.
  4. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐẶC CÁCH CÔNG NHẬN CHỨC VỤ KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC QUÂN SỰ”. line feed character trong |title= tại ký tự số 11 (trợ giúp)