Đỗ Cao Thắng
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 2020) |
Đỗ Cao Thắng | |
---|---|
Chức vụ | |
Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam | |
Vị trí | ![]() |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao |
Nghề nghiệp | thẩm phán |
Đảng chính trị | ![]() |
Học vấn | tiến sĩ |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | -1975 |
Đỗ Cao Thắng là một thẩm phán và luật sư người Việt Nam. Ông từng là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.[1][2][3][4]
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông từng là lính phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam.[6]
Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền vào năm 1975, ông giải ngũ, và công tác ở Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. Ông có 30 năm làm thẩm phán, trong đó có 20 năm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[6]
Ông từng giữ các chức vụ nhiều chức vụ khác nhau trong ngành tòa án nhân dân như: Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao (năm 2007[7], năm 2005[8]), Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.[6]
Năm 2009, ông nghỉ hưu.[6]
Vụ án nổi bật
[sửa | sửa mã nguồn]Một số vụ án nổi bật mà ông làm chủ tọa xét xử như:
- Vụ án Vũ Xuân Trường và đồng bọn tham gia mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng cực lớn từ Lào vào Việt Nam[6]
- Vụ án Đại úy Công an Nguyễn Tùng Dương giết người trên cầu Chương Dương năm 1993 ở Hà Nội (án tử hình Nguyễn Tùng Dương về tội giết người)[6]
Sau khi nghỉ hưu
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi nghỉ hưu, ông mở Văn phòng luật sư Đỗ Cao Thắng ở Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực Luật, Kinh tế (ngày cấp giấy phép: 21/5/2009, ngày hoạt động: 15/6/2009).[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thu Trang. “"Lạ lùng" người đi tố cáo có nguy cơ trở thành… bị cáo”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ Tiến Nguyên (26 tháng 1 năm 2014). “Ngồi tù vì "vác đơn" đi tố cáo”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ Ninh Cơ (29 tháng 5 năm 2017). “Hy hữu thẩm phán "nhờ" báo chí kiến nghị về giám định tâm thần”. Báo Pháp luật. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ “Vẫn lo về chuyện nhân sự!”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ Trần Quyết - Quang Sơn - Phạm Thiệu (29 tháng 10 năm 2014). “Thẩm phán xử oan ông Chấn bị khởi tố có do "tai nạn nghề nghiệp"?”. Báo Đời sống và Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ a b c d e f Cao Văn Tỉnh (13 tháng 9 năm 2012). “Nguyên Thẩm phán, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan TANDTC, ông Đỗ Cao Thắng: Nhiều kỷ niệm sâu sắc với ngành”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ Hồng Loan (13 tháng 1 năm 2007). “Án kinh tế sẽ tăng mạnh trong năm 2007”. Báo Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ “Về việc giải quyết các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ tại Tòa án”. Báo Nhân dân. 21 tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
- ^ “Trọng tài viên Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.