Bước tới nội dung

Đỗ Đại Phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Đại Phong
Chức vụ
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên
Thông tin cá nhân
Sinh23 tháng 11, 1965 (59 tuổi)
Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậcĐại tá

Đỗ Đại Phong (sinh ngày 23 tháng 11 năm 1965) là một đại tá Quân đội nhân dân Việt Namchính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên.[1] Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Thái Nguyên (gồm các huyện Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình) được 155.917 phiếu, đạt tỷ lệ 56,29% số phiếu hợp lệ.[2][3]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Đại Phong sinh ngày 23 tháng 11 năm 1965 quê quán ở xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông hiện cư trú ở tổ 15, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 31/3/1985.

Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân.

Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, làm việc ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên.

Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Thái Nguyên (gồm các huyện Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình) được 155.917 phiếu, đạt tỷ lệ 56,29% số phiếu hợp lệ.

Ông nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Ngày 28/6/2019, ông được điều động làm Phó Tham mưu trưởng BTL Quân khu 1.

Ông đang làm việc ở Bộ Tham mưu. Bộ Tư lệnh Quân khu 1.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV (Ban hành kèm theo nghị quyết số 617/NQ-HĐBCQG ngày 08/6/2016 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia)” (PDF). Báo điện tử đại biểu nhân dân. 10 tháng 6 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]