Bước tới nội dung

Đặt món qua mạng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một sản phẩm giao hàng qua mạng của PizzaHut
Tài xế giao hàng qua mạng

Đặt món qua mạng (Online food ordering) hay giao đồ ăn trực tuyến là quá trình đặt hàng (Oder) trực tuyến các loại đồ ăn, thức uống, để giao đồ ăn hoặc nhận hàng từ một trang web hoặc ứng dụng giao hàng khác. Sản phẩm được giao có thể là thức ăn chế biến sẵn (chẵng hạn như được nấu nướng trực tiếp từ bếp nấu gia đình, đồ ăn nhà làm, chế biến từ nhà hàng hoặc nhà hàng ảo) hoặc thực phẩm chưa được chế biến đặc biệt để sử dụng trực tiếp (chẵng hạn như giao rau sống trực tiếp từ trang trại/vườn, giao trái cây tươi sống, thịt đông lạnh). Đặt hàng và giao đồ ăn trực tuyến thông qua các công ty bên thứ ba đã nổi lên như một ngành công nghiệp toàn cầu, dẫn đến một "cuộc cách mạng giao hàng"[1]. Từ năm 2018 đến năm 2021, doanh thu toàn cầu của ngành giao đồ ăn trực tuyến đã tăng từ 90 tỷ USD lên 294 tỷ USD[1]. Đơn hàng giao đồ ăn trực tuyến đầu tiên là món pizza từ cửa hàng Pizza Hut vào năm 1994[2][3]. Thị trường đặt đồ ăn trực tuyến đã tăng trưởng ở Hoa Kỳ với 40% người lớn ở Hoa Kỳ đã từng đặt đồ ăn trực tuyến một lần[4]. Thị trường đặt đồ ăn trực tuyến bao gồm các loại đồ ăn, thức uống do nhà hàng chế biến, do người dân tự chế biến và các loại thực phẩm được đặt hàng trực tuyến rồi được nhận hoặc giao đến tận nơi[5][6][7].

Đại cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến đầu tiên gọi là World Wide Waiter (hiện được gọi là Waiter.com), được thành lập vào năm 1995[8]. Trang web ban đầu chỉ phục vụ miền bắc California, sau đó mở rộng sang một số thành phố khác ở Hoa Kỳ[9]. Đến cuối những năm 2000, các chuỗi cửa hàng pizza lớn đã tạo ra các ứng dụng di động của riêng họ và bắt đầu thực hiện 20–30 phần trăm hoạt động kinh doanh của họ trực tuyến[10]. Với sự gia tăng thâm nhập của điện thoại thông minh và sự phát triển của cả Ubernền kinh tế chia sẻ, các công ty khởi nghiệp giao đồ ăn bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn. Năm 2010, Snapfinger, một trang web đặt hàng của nhiều nhà hàng, đã có sự tăng trưởng trong các đơn đặt hàng đồ ăn di động của cơ sở này là 17% trong một năm[4].

Đến năm 2015, việc đặt hàng trực tuyến đã bắt đầu vượt qua việc đặt hàng qua điện thoại[11] (gọi trực tiếp). Theo nghiên cứu do NDP Group thực hiện vào năm 2018, lượng đặt hàng trực tuyến tại nhà hàng tăng nhanh hơn 300% so với lượng khách đến ăn tại chỗ vào thời điểm đó[12]. Cùng năm đó, MSN News đưa tin rằng nó đã "bắt đầu trở thành chuẩn mực" do tính tiện lợi và tùy chọn tích hợp thanh toán, hãng tin này cũng dự đoán rằng "việc giao đồ ăn chế biến theo đăng ký có khả năng báo hiệu sự kết thúc của việc nấu ăn tại nhà"[13]. Trong một nghiên cứu thị trường năm 2019 về dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, thị trường toàn cầu cho dịch vụ giao đồ ăn chế biến sẵn theo đơn đặt hàng trực tuyến ước tính đạt 94 tỷ USD và ước tính sẽ tăng trưởng hơn 9% một năm, đạt 134,5 tỷ USD vào năm 2023[14]. Sau năm 2020, Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy đáng kể việc sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trên toàn thế giới[15]. Các dịch vụ giao đồ ăn truyền thống từ lâu đã trở thành một phần của ngành công nghiệp thực phẩm, với các nhà hàng địa phương và chuỗi thức ăn nhanh cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà hoặc mang đi[16]. Các dịch vụ này thường dựa vào tài xế giao hàng nội bộ hoặc bên thứ ba vận chuyển các bữa ăn đã chế biến trực tiếp từ nhà hàng đến khách hàng. Dominos, Pizza HutPapa John's là những ví dụ về các thương hiệu toàn cầu đã cung cấp dịch vụ giao hàng trong nhiều thập kỷ[17].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Meemken, Eva-Marie; Bellemare, Marc F.; Reardon, Thomas; Vargas, Carolina M. (19 tháng 8 năm 2022). “Research and policy for the food-delivery revolution”. Science (bằng tiếng Anh). 377 (6608): 810–813. Bibcode:2022Sci...377..810M. doi:10.1126/science.abo2182. ISSN 0036-8075. PMID 35981021. S2CID 251671515. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ “Pizza Hut Tells Twitter It Made The First Online Sale In 1994”. HuffPost. 9 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “Hobbes' Internet Timeline 25”. Zakon.org. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ a b Kimes, Sheryl; Laque, Philipp (tháng 3 năm 2011). “Online, Mobile, and Text Food Ordering in the U.S Restaurant Industry”. Cornell Hospitality Report. Cornell University. 11.
  5. ^ Leavell, Anne (tháng 10 năm 2008). “Meal Delivery Weight-Loss Programs”. Obesity Management. 4 (5): 250–256. doi:10.1089/obe.2008.0230.
  6. ^ Scott, Jason (tháng 4 năm 2018). “Instacart launching delivery service in Lancaster County next week”. Central Penn Business Journal.
  7. ^ “Grocers expand delivery, click-and-collect services”. The Food Institute Report. 90 (30). tháng 7 năm 2017.
  8. ^ “How to Make Lunch an Adventure”. partners.nytimes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ “Restaurant Review: Dosas and samosas”. Paloaltoonline.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ “Why Pizza Giants Want Customers to Click, Not Call, for Delivery”. Adage.com. 20 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ “Online food delivery ordering is about to overtake phone ordering in the US – Quartz”. Qz.com. 14 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ “Restaurant takeout and delivery are taking a bite out of dine-in traffic”. Nation's Restaurant News. 24 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  13. ^ “Millennials are spending a lot less time cooking, and it could hurt America's biggest food companies”. www.msn.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ “Online Food Delivery worldwide”. Statista.com. Statista. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ Jia, Si Si; Gibson, Alice A.; Ding, Ding; Allman-Farinelli, Margaret; Phongsavan, Philayrath; Redfern, Julie; Partridge, Stephanie R. (2022). “Perspective: Are Online Food Delivery Services Emerging as Another Obstacle to Achieving the 2030 United Nations Sustainable Development Goals?”. Frontiers in Nutrition. 9: 858475. doi:10.3389/fnut.2022.858475. PMC 8928270. PMID 35308264.
  16. ^ Keeble, Matthew; Adams, Jean; Sacks, Gary; Vanderlee, Lana; White, Christine M.; Hammond, David; Burgoine, Thomas (tháng 1 năm 2020). “Use of Online Food Delivery Services to Order Food Prepared Away-From-Home and Associated Sociodemographic Characteristics: A Cross-Sectional, Multi-Country Analysis”. International Journal of Environmental Research and Public Health (bằng tiếng Anh). 17 (14): 5190. doi:10.3390/ijerph17145190. ISSN 1660-4601. PMC 400536. PMID 32709148.
  17. ^ “Ordering in: The rapid evolution of food delivery | McKinsey”. www.mckinsey.com. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.