Bước tới nội dung

Đậu hũ cá chạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đậu hũ cá chạch
Ảnh minh họa cách chế biến Đậu hũ cá chạch.
LoạiĐậu hũ
BữaBữa ăn chính
Xuất xứ Nhật Bản
Thành phần chínhĐậu hũ
Cá chạch con

Đậu hũ cá chạch (tiếng Nhật: どじょう豆腐; tiếng Anh: Baby eel tofu; tên gọi khác: Đậu phụ chạch, Đậu hũ địa ngục) là một món ăn của Nhật Bản được chế biến từ đậu hũcá chạch.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người cho rằng món ăn ra đời trong hoàn cảnh các nhà sư chỉ được ăn chay chứ không được ăn thịt. Vì vậy một số người đã lén bỏ những con cá chạch vào nồi nước luộc lên cùng đậu phụ để những con cá trốn vào trong đó và họ có thể ăn thịt mà không bị phát hiện.[1] Nhưng cũng có người nói rằng món ăn bắt nguồn từ một truyền thuyết, trong đó miếng đậu phụ sẽ tạo ra một cánh cửa địa ngục làm "đông cứng" các sinh vật sống bên trong.[2] Về sau, món ăn đã trở nên phổ biến đối với nhiều người, nhưng do cách chế biến quá tàn nhẫn nên trong thực đơn phục vụ các nhà hàng ở Nhật Bản thường không xuất hiện món này.[2]

Món ăn ngoài ra còn có tên gọi là Đậu hũ địa ngục do những con cá khi cho vào nồi sẽ phải trải qua ba giai đoạn: đun sống trong nước nóng, bị khóa chặt trong miếng đậu phụ và bị luộc chín khi vẫn còn thoi thóp.[2][3]

Chế biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Để chế biến món đậu hũ cá chạch, trước tiên sẽ cho nước vào nồi, sau đó bỏ các con cá chạch bùn con vào đun lửa nhỏ, rồi thả một miếng đậu hũ lạnh được chọc lỗ khi nước đã bắt đầu sôi dần lên; vì mới cho vào nước miếng đậu hũ chưa bị truyền nhiệt nên các con cá chạch do không thể chịu được sức nóng sẽ chui vào miếng đậu hũ, bị khóa chặt lại và chết ngạt ở trong đó.[4][5][6]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Món ăn được coi là đặc sản của ẩm thực Nhật Bản nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi vì độ tàn bạo trong phương thức chế biến.[7] Một chương trình truyền hình trực tiếp phát sóng trên NHK từng thử nghiệm món đậu hũ cá chạch tại nhà hàng Konsori. Hàng ngàn con cá chạch nhỏ sau đó được tìm mua để tái hiện lại món ăn một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, do không căn được chính xác thời gian cho đậu hũ vào nên trong quá trình thực hiện đã gặp thất bại liên tiếp. Cảnh tượng những con cá bị luộc chín tới chết khiến nhiều người xem phẫn nộ và buộc chương trình phải dừng sau một thời gian ngắn lên sóng.[5] Cũng trong một bài báo của New York Post, đậu hũ cá chạch đã được xếp hạng là món ăn "tàn bạo tài tình nhất" được tạo ra bởi người Nhật.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “日本豆腐協会 - 豆腐の歴史”. www.tofu-as.com.
  2. ^ a b c Hải Thu (7 tháng 12 năm 2016). “Đậu phụ địa ngục, món ăn tai tiếng của Nhật Bản”. VnExpress.
  3. ^ Đan Linh (6 tháng 7 năm 2020). “Độc đáo ẩm thực xứ Phù Tang”. Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
  4. ^ Frauenfelder, Mark (2005). The World's Worst: A Guide to the Most Disgusting, Hideous, Inept, and Dangerous People, Place, and Thíng on Earth. Chronicle Books. tr. 66. ISBN 0811846067.
  5. ^ a b Khải Anh (28 tháng 5 năm 2021). “Rùng mình đặc sản đậu phụ "địa ngục", cá "giãy đành đạch" chờ bị luộc chín”. Dân Trí.
  6. ^ Souvik Ray (18 tháng 1 năm 2016). “9 Bizarre Dishes From Around The World That Take A Whole Lot Of Guts To Eat”. IndiaTimes (bằng tiếng Anh).
  7. ^ Ngân Thị (7 tháng 2 năm 2021). “Món đậu phụ tai tiếng của Nhật Bản khiến nhiều người lên tiếng chỉ trích”. 2Đẹp.
  8. ^ Kaplan, Michael (25 tháng 11 năm 2016). “These foods are way crueler than eating turkey”. New York Post (bằng tiếng Anh).