Bước tới nội dung

Đảo Duy Mộng

16°27′50″B 111°44′30″Đ / 16,46389°B 111,74167°Đ / 16.46389; 111.74167 (Đảo Duy Mộng)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảo tranh chấp
Đảo Duy Mộng
Đảo Duy Mộng
Địa lý
Vị trí của đảo Duy Mộng
Vị trí của đảo Duy Mộng
đảo
Duy Mộng
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°27′50″B 111°44′30″Đ / 16,46389°B 111,74167°Đ / 16.46389; 111.74167 (Đảo Duy Mộng)
Diện tích0,21 km2 (0,081 dặm vuông Anh)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng
Dân cư
Dân số90 (2013)[1]

Đảo Duy Mộng (tiếng Anh: Drummond Island; tiếng Trung: 晋卿岛; bính âm: Jìnqīng dǎo, Hán-Việt: Tấn Khanh đảo) là một đảo san hô thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm ở điểm cuối của một vòng cung san hô, ngay phía đông bắc của đảo Quang Hoà, cách đảo Quang Hòa 2,9 km.

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa

Đảo Duy Mộng là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo có dạng hình bầu dục, dài 800 m rộng trung bình 300 m, chu vi khoảng 2.300 m, diện tích khoảng 0,21 km² và cao khoảng 4 m. Do có một lạch nước nhỏ nên ghe đi theo cửa lạch đó có thể vào được sát bờ. Tàu có thể thả neo cách đảo khoảng 200 m.[2]

Cây mọc trên đất giàu phosphat và một số ít cây nhàu bao phủ phần lớn hòn đảo. Đi sâu thêm vào phía trong, về hướng nam tây nam là một khu đất trống chỉ có cỏ ngắn vài bụi cây. Lớp cát trên đảo có chứa phosphat tìm thấy trên mặt đất ở độ sâu trung bình 20 cm. Số lượng phosphat dự trữ ở đảo này khoảng 25.000 m³.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những ngày khởi sự xâm chiếm nhóm đảo Lưỡi Liềm đầu tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã tập trung tới 11 tàu chiến ở phía tây của đảo Duy Mộng.[4]

Ngày 26 tháng 4 năm 2012, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc thông báo chấp thuận kế hoạch xây dựng một bến tàu trên đảo Duy Mộng của chính quyền tỉnh Hải Nam.[5] Bến tàu sẽ chiếm 5.000 mẫu (hơn 300 ha) diện tích mặt nước và được sử dụng để cung cấp vật tư và dịch vụ cho ngành du lịch và nghề cá.

Xã khu Tấn Khanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã khu Tấn Khanh (晋卿社区; bính âm: Jìnqīng Shequ; Hán Việt: Tấn Khanh Xã khu) là đơn vị hành chính không chính thức (tương đương cấp thôn ở Việt Nam) được Trung Quốc thành lập tháng 8 năm 2009 trên địa phận đảo Duy Mộng và đảo Quang Hòa Tây, quy thuộc vào Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thuộc thành phố cấp địa khu Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Xã khu này có 30 hộ ngư dân với khoảng 100 người.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “美景似天堂 揭开西沙晋卿岛上鲜为人知的生活-新闻中心-南海网”. www.hinews.cn. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Sơn, Hồng Đức (1975). “Thử khảo sát về quần đảo Hoàng Sa”. Tập san Sử Địa. Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu. 29.
  3. ^ Trần, Hữu Châu (1975). “Phúc trình về công tác nghiên cứu phốt phát cuối cùng tại quần đảo Hoàng Sa của phái đoàn Nhật-Việt vào mùa thu năm 1973”. Tập san Sử Địa. Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu. 29.
  4. ^ Vũ, Hữu San (1995). Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Quê Hương.
  5. ^ 国家海洋局 (26 tháng 4 năm 2012). “国家海洋局同意海南省在西沙, 南沙填海建码头" [Cục Hải dương Quốc gia đồng ý cho tỉnh Hải Nam lấp biển xây bến tàu tại Tây Sa, Nam Sa]” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập 25 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ “最美三沙”. 文汇报. 18 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Không ảnh chụp khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Quang Hoà
đảo Quang Hoà
Vị trí của đảo Duy Mộng
đảo Duy Mộng
Vị trí của đảo Quang Ảnh
đảo Quang Ảnh
Vị trí của đá Hải Sâm (là một rạn vòng)
đá Hải Sâm
Vị trí của đảo Hữu Nhật
đảo Hữu Nhật
Vị trí của đảo Hoàng Sa
đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Ốc Hoa (chỉ là một cồn cát)
đảo Ốc Hoa
Vị trí của đảo Ba Ba (chỉ là một cồn cát)
đảo Ba Ba
Vị trí của bãi Xà Cừ (là một bãi san hô)
bãi
Xà Cừ
Khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ phía đông