Bước tới nội dung

Đảo Biện Sơn

19°19′17,44″B 108°49′12,11″Đ / 19,31667°B 108,81667°Đ / 19.31667; 108.81667 (Đảo Biện Sơn)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảo Biện Sơn
Hòn Biện Sơn, Đảo Nghi Sơn
Đảo Biện Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đảo Biện Sơn
Đảo Biện Sơn
Đảo Biện Sơn (Việt Nam)
Địa lý
Vị tríVịnh Bắc Bộ
Tọa độ19°19′17,44″B 108°49′12,11″Đ / 19,31667°B 108,81667°Đ / 19.31667; 108.81667 (Đảo Biện Sơn)
Hành chính
TỉnhThanh Hóa
Thị xãNghi Sơn
Nghi Sơn

Đảo Biện Sơn hay còn gọi là hòn Biện Sơn, đảo Nghi Sơn là một đảo sát bờ biển ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.[1][2][3]

Đảo Biện Sơn không thật sự là đảo biển. Đảo nối với đất liền qua vùng bãi ngập nước triều, ngày nay bãi ra đảo đã san lấp thành khu dân cư và kinh tế gắn với thị xã Nghi Sơn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa kia là Cù lao Biện thuộc đất An Hòa, tổng Tuần La, huyện Kiết Chuế, sau gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hóa. Nay thuộc xã đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.[4]

Ngoài ra Thành Ông Ninh có từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tôn tạo, sửa chữa xây dựng lại. Thành gồm có 3 thành nhỏ: thành Đồn, thành Hươu, thành Ngọc. Tại thành còn để lại nhiều dấu tích mũi tên đồng, những mảnh gốm có tuổi thọ hàng ngàn năm. Thành được xây dựng bằng cách ghép đá. Thành Đồn hay còn gọi là đồn Biện Sơn nằm ở phía Đông Bắc. Thành hình tròn, trên mặt thành đắp thêm một tường thành cao. Thành chỉ có một cửa mở về phía Tây Nam. Cổng thành xây bằng gạch, cửa ra vào xây kiểu tò vò. Trong thành có một khẩu súng thần công; Thành Hươu nằm ở phía Đông Nam của đảo. Tên gọi là thành Hươu vì ở chân núi gần thành có một ghềnh đá hình con hươu, đền thờ Sát hải Đại Vương: Hướng mặt về phía Hòn Mê.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-20-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ Về Thanh Hóa khám phá vẻ đẹp đảo Biện Sơn Lưu trữ 2020-08-05 tại Wayback Machine. Tin tức, 04/08/2017. Truy cập 1/04/2020.
  4. ^ Biện Sơn mang đậm giá trị di sản văn hóa biển Lưu trữ 2020-10-26 tại Wayback Machine. Vanhien Online, 29/05/2016. Truy cập 1/04/2020.
  5. ^ “Tiến Sĩ Mộc Quế”. Truy cập 11 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]