Bước tới nội dung

Thi Đình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đại khoa)
Hình chụp người xem bảng danh sách những người thi đỗ

Thi Đình (Đình thí, Điện thí) là một khóa thi nho học cao cấp nhất do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng. Người thi đỗ được bổ nhiệm làm quan chức trong triều chính. Sau khi thí sinh đỗ khoa thi Hội thì mới được dự thi thi Đình. Đỗ đầu thi Đình gọi là đình nguyên hay điện nguyên.

Gọi là thi Đình vì thi trong cung điện của vua.

Thể thức thi Đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 3 bậc (tam giáp)

Từ 1829, thang điểm thi Đình là:

  • Đạt 10 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Đình nguyên, đỗ đầu thi Đình, tương đương với Trạng nguyên trước kia, vì nhà Nguyễn chủ trương không lấy Trạng nguyên).
  • Đạt 9 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn).
  • Đạt 8 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa).
  • Đạt 7 và 6 điểm, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp).
  • Đạt 5 điểm trở đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ).
  • Đạt 5 điểm trở xuống đỗ phó bảng.

Từ năm 1851 vua Tự Đức có cho thêm một số Phó bảng có điểm số thi Hội gần với điểm chuẩn đỗ chánh bảng được tham dự thi Đình để có thêm cơ hội phấn đấu. Nếu đạt điểm chuẩn đỗ tiến sĩ thì được công nhận là tiến sĩ, nếu không đạt vẫn được công nhận là Phó bảng. Vua Tự Đức giữ nguyên tiêu chuẩn đỗ tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ xuất thân, sửa lại tiêu chuẩn đỗ đồng tiến sĩ xuất thân như sau:

  • Đạt 4 điểm đến 5 điểm đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ).
  • Đạt 3 điểm trở xuống đỗ phó bảng.
Khoa bảng
Thi Hương Thi Hội Thi Đình
Giải nguyên Hội nguyên Đình nguyên
Hương cống
Sinh đồ
Thái học sinh
Phó bảng
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]