Bước tới nội dung

Đại học Panthéon-Sorbonne

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Panthéon-Sorbonne
Đại học Paris 1
Vị trí
Map
Paris
,
Pháp
Thông tin
LoạiTrường công
Khẩu hiệuOmnibus Sapientia, Unicuique Excellentia (tiếng La-tin)
Thành lập1971, sau khi phân tách từ Đại học Paris (trước đó 1150–1793, 1896–1970)
Nhân viên1.079[2]
Số Sinh viên42.000[3]
MàuXanh trắng         
Tài trợ234 triệu € (2013)[1]
Websitewww.univ-paris1.fr
Thông tin khác
Thành viênĐại học Paris, Europaeum
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng danh dựPhilippe Boutry

Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne[4], hay còn gọi ngắn gọn là trường Panthéon-Sorbonne, là trường đại học của Pháp chuyên ngành về khoa học kinh tếquản lý, nghệ thuật, khoa học xã hội, luậtkhoa học chính trị[5]. Trường Sorbonne là nơi sáng lập ra hệ thống HeSam Université nhằm liên kết giáo dục giữa 15 cơ sở đào tạo hàng đầu của Pháp vào năm 2010.

Các cơ sở chính của trường Sorbonne tập trung chủ yếu trong khu Quartier Latin ở trung tâm thủ đô Paris. Ngoài ra, trường cũng sở hữu khoảng 20 cơ sở khác nằm rải rác tại các quận lân cận.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau sự kiện biểu tình sinh viên năm 1968, Đại học Paris phân tách thành 7 trường đại học nhỏ theo đề xuất của từng trường. Với sự thống nhất của 3 giáo sư François Luchaire (luật), Henri Bartoli (kinh tế) và Hélène Ahrweiler (khoa học xã hội), trường Panthéon-Sorbonne được thành lập vào năm 1971 sau khi hợp nhất khoa Luật và khoa học kinh tế (Panthéon) với khoa Ngôn ngữ và xã hội nhân văn (Sorbonne).

Ngay sau đó, số học sinh của trường đã tăng thêm 50% và tỷ lệ học sinh đăng ký hoàn thiện cao học tăng rõ rệt. Sự tăng trưởng này, cùng với sự xuất hiện của nhiều khoa nghiên cứu mới (quản lý kinh tế và xã hội, toán áp dụng và khoa học xã hội) đã dẫn tới việc quy mô nhà trường được mở rộng thêm nhiều phân khu mới: Saint-Charles cho các ngành nghệ thuật tạo hình và thiết kế (1973), Tolbiac (1973, nay được đổi tên thành Pierre Mendès-France), Malher về nghiên cứu lịch sử và luật học (1972), René-Cassin cho cử nhân luật (1990), Maison des sciences économiques cho các ngành kinh tế (1998) và Broca là trụ sở Viện đào tạo quản lý doanh nghiệp của Paris (2001).

Tái cơ cấu trong những năm 2000

[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở của khoa Luật nằm tại số 1 Quảng trường Panthéon

Sau khi được chọn làm trụ sở của Viện nghiên cứu và đào tạo cao học (PRES) vào năm 2006, trường Paris I trở thành hạt nhân của nhiều dự án liên kết đa đại học, đặc biệt kể từ đề án Plan campus vào năm 2008 được thông qua bởi Thủ tướng François Fillon và Bộ trưởng Bộ giáo dục Valérie Pécresse.

Trường Paris I tiếp tục hoạt động quanh đề án Paris Centre Universités của PRES kể từ năm 2006 với sự hợp tác của 2 trường đại học Paris VParis VII[6]. Dự án không đạt được mục đích, và trường V và VII quyết định thành lập một dự án hoàn thiện hơn mang tên Sorbonne Paris Cité. Trường Paris I vì thế cũng thay đổi để đáp ứng với trường đại học khác trong dự án HeSam Université (dự án Cao học Sorbonne về Nghệ thuật)[7].

Trường Paris I cũng cộng tác cùng nhiều trường đại học khác trong dự án Campus Condorcet nhằm mở rộng cơ sở lên phía bắc Paris. Dự án bị gác lại vào năm 2008 vì những vấn đề cơ sở vật chất[8].

Hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
• François Luchaire 1970 - 1976, chủ tịch hội đồng thành lập trường giai đoạn 1970-71
• Hélène Ahrweiler 1976 - 1981
• Pierre Bauchet 1981 - 1982
• Jacques Soppelsa 1982 - 1989
• Georges Haddad 1989 - 1995
• Yves Jegouzo 1994 - 1999
• Michel Kaplan 1999 - 2004
• Pierre-Yves Hénin 2004 - 2009
• Jean-Claude Colliard 2009 - 2012
• Philippe Boutry 2012 - nay

Các chuyên ngành

[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổng cộng 14 chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu, được phân chia trong 3 phân ban

· Khoa học kinh tế và quản lý

  1. Kinh tế (UFR 02)
  2. Quản lý doanh nghiệp (UFR 06)
  3. Toán tin (UFR 27)

· Khoa học xã hội

  1. Lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học (UFR 03)
  2. Nghệ thuật tạo hình và khoa học nghệ thuật (UFR 04)
  3. Địa lý (UFR 08)
  4. Lịch sử (UFR 09)
  5. Triết học (UFR 10)

· Trường Luật Sorbonne

  1. Luật đại cương (UFR 26)
  2. Luật công, quản lý và hành chính (UFR 01)
  3. Luật kinh doanh (UFR 05)
  4. Luật châu Âu và quốc tế (UFR 07)
  5. Khoa học chính trị (UFR 11)
  6. Việc làm và nghiên cứu các vấn đề xã hội (UFR 12)

Trụ sở

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Văn phòng hiệu trưởng, 12 Quảng trường Panthéon
  2. Cơ sở Panthéon (quảng trường Panthéon)
  3. Cơ sở Sorbonne (quảng trường Sorbonne)
  4. Cơ sở Pierre-Mendès-France (còn có tên là Tolbiac)
  5. Cơ sở Tolbiac
  6. Viện nghiên cứu Địa lý
  7. Viện nghiên cứu Hải dương học
  8. Cơ sở Port Royal - René Cassin
  9. Cơ sở Broca
  10. Cơ sở Michelet
  11. Cơ sở Mahler
  12. Cơ sở Bourg-La-Reine
  13. Cơ sở René-Ginouvès
  14. Vườn nhiệt đới Paris
  15. Cơ sở Vivienne
  16. Cơ sở St Charles
  17. Cơ sở Four
  18. Cơ sở Ulm
  19. Cơ sở Aubervilliers (đang xây dựng theo dự án Campus Condorcet)

Các viện nghiên cứu và mô hình đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Université Paris I — Moyens de l'Université en 2009, Ministère de l'Enseignement supérieur et de la Recherche
  2. ^ Répartition par établissement, académie et fonction des personnels enseignants non permanents ou titulaires de l'enseignement supérieur, hors enseignants des disciplines hospitalo-universitaires, en 2009-2010 Lưu trữ 2011-03-10 tại Wayback Machine p.15, effectif équivalent temps plein, sur le site media.enseignementsup-recherche.gouv.fr
  3. ^ Situation à Paris 1 Panthéon-Sorbonne
  4. ^ Tên gọi chính thức sau khi thống nhất bởi hội đồng quản lý nhà trường
  5. ^ PDFL'Université en chiffres, trang trang chủ univ-paris1.fr
  6. ^ Paris Centre Universités Lưu trữ 2006-11-19 tại Wayback Machine trên trang báo chính thức của Paris 1 Panthéon-Sorbonne, tháng 2006, tr. 5, tổng hợp trên univ-paris1.fr, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  7. ^ Émilie Naourie, « Le PRES Hésam élargi à douze membres » Lưu trữ 2010-10-09 tại Wayback Machine, Le fil de Par1s, tháng 6 năm 2010, tr. 8, tổng hợp trên univ-paris1.fr, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ Luc Cédelle, Le Monde (12 tháng 7 năm 2008). Le plan Campus privilégie dix pôles universitaires. Truy cập 21 tháng 7 năm 2008.