Đại Hán-Hòa từ điển
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Đại Hán Hoà từ điển (大漢和辞典 Dai Kan-Wa jiten) là một từ điển chữ Hán trong tiếng Nhật do Morohashi Tetsuji biên soạn. Từ điển này chứa đựng 5 vạn chữ Hán và 53 vạn từ ghép viết bằng chữ Hán. Đại Hán-Hoà từ điển được đánh giá cao về tính toàn diện cũng như về quy mô, kích cỡ của nó. Shirane Haruo (2003:15) đánh giá về Đại Hán Hoà Từ điển rằng: "Đây là một từ điển chữ Hán hoàn hảo và là một trong những từ điển vĩ đại của thế giới."
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Động lực thôi thúc Morohashi Tetsuji biên soạn Đại Hán Hoà Từ điển là việc ông sang Trung Quốc vào năm 1917 để học tiếng Hoa. Morohashi nhận ra rằng việc tra cứu trong những từ điển tiếng Trung lớn nhất thời đó rất là vất vả và mệt nhọc; Khang Hy tự điển chỉ cung cấp nghĩa của chữ Hán chứ không phải nghĩa của cụm từ ngữ; còn Bội văn vận phủ liệt kê các cụm từ, thành ngữ nhưng không giới thiệu định nghĩa; Trung Hoa Đại Tự điển chỉ vừa mới xuất bản chưa lâu. Theo tự truyện của Morohashi, ông đã phải dành từ 1/3 đến 1/4 thời gian học của mình cho việc tra cứu từ ngữ, và ông cho rằng sự mệt nhọc do việc này gây ra có thể tránh được nếu có một quyền từ điển tiếng Trung có khả năng cung cấp định nghĩa lẫn chú giải cho người đọc (Wilkinson 2000:74). Khi Morohashi kết thúc việc học và trở về Nhật Bản năm 1919, số từ vựng tiếng Trung mà ông ghi được đã đầy kín 20 quyển vở.
Năm 1925, Suzuki Ippei (鈴木一平, Linh Mộc Nhất Bình) - chủ nhiệm của nhà xuất bản Taishukan - đề nghị Morohashi biên soạn một quyển từ điển chữ Hán với một quy mô lớn mà trước đó chưa từng có. Để in một tài liệu tra cứu với quy mô khổng lồ như vậy, người ta đã phải chế tạo thêm những phông chữ Hán hiếm gặp vì những phông chữ như vậy không có sẵn trong nhà in. Tập 1 của từ điển được ấn hành vào năm 1943, tuy nhiên trận ném bom Tokyo năm 1945 đã phá hủy bản khắc in cùng những phông chữ hiếm. Sau khi chiến tranh kết thúc, Morohashi và các cộng sự lại bắt đầu quá trình tái biên soạn quyển từ điển từ những gì còn sót lại. Do thiếu hụt nhân công trong việc chế tác các phông chữ hiếm, chủ nhiệm Suzuki đã thuyết phục Ishii Mokichi (石井茂吉, Thạch Tỉnh Mậu Cát) - người phát minh ra phương pháp sắp chữ quang học - chế tạo giúp những phông chữ cần thiết. Tập 1 của từ điển được ấn hành năm 1955 và tập cuối được ấn hành năm 1960. Morohashi đã được trao tặng Đại Huân chương Hoa Cúc năm 1957 và Huân chương Văn hóa năm 1967 cho những đóng góp của ông trong lĩnh vực Hán học và biên soạn từ điển. Sau đó Taishukan tiếp tục ấn hành một danh mục từ vựng năm 1990 và một tập bổ sung năm 2000.
Ấn bản thứ nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Ấn bản đầu tiên của Đại Hán-Hòa Từ điển (1955-1960) bao gồm 13 tập với tổng cộng 13.757 trang, 49.964 mục từ chữ Hán và hơn 37 vạn từ và cụm từ, thành ngữ. Ấn bản này - thường được gọi tắt là "Morohashi" trong tiếng Anh - có nội dung tập trung chủ yếu vào từ vựng cổ văn và văn ngôn văn. Nó cung cấp những kiến thức mang tính bách khoa về thơ ca, tựa sách, nhân vật lịch sử, tên địa danh, thuật ngữ Phật giáo, thậm chí là cách biểu lộ, truyền đạt thông tin thời hiện đại. Đại Hán Hòa Từ điển được dùng để phục vụ cho những người có nhu cầu đọc hiểu tiếng Trung và không bao hàm các từ ngữ Nhật Bản mới xuất hiện từ thời kỳ Minh Trị trở về sau.
Nội dung của từ điển bao gồm:
- Phát âm, trong từ Hán-Nhật, Hán ngữ Trung cổ với tất cả cách đánh vần phản thiết và các loại danh mục vận thư liệt kê trong Tập vận, và tiếng Phổ thông trong hệ thống bán ngữ âm Bopomofo hay còn gọi là chú âm và trong hệ thống chuyển tự La Tinh Wade-Giles. Tập 1 bao gồm "Phàm lệ" (凡例, Hanrei) và một biểu đồ toàn diện so sánh giữa các hệ thống chuyển tự La Tinh chú âm, Wade-Giles và bính âm trong các âm vị dùng trong tiếng Trung hiện đại.
- 1 vạn chữ Triện thư cùng với những dạng biến thể khác.
- Nghĩa của từ, được sắp xếp theo thứ tự chú thích sớm nhất. Ví dụ về cách dùng từ được lấy từ các cổ thư và các từ điển tiếng Trung thời cổ.
- Từ nguyên của chữ Hán cũng thường được ghi kèm theo. Từ điển không cung cấp ví dụ về từ nguyên vì thuật ngữ được hiểu theo ngôn ngữ học so sánh, but character analysis, as originated by the Thuyết văn giải tự.
- 2.300 hình minh họa, phần lớn lấy từ những nguồn như bách khoa toàn thư Tam Tài Đồ Hội.
Một đặc điểm của ấn bản lần đầu tiên của từ điển là cung cấp cách phát âm của chữ Hán trong tiếng Nhật theo kiểu cổ thay vì kiểu hiện đại, giữ lại các chữ kana "cổ lỗ sĩ" như ゐ i và ゑ e.
Mỗi tập có một danh mục phân loại bộ thủ và số nét, sắp xếp theo thứ tự bộ thủ hay signific (theo 214 bộ thủ), và được phân chia ra theo số lượng nét còn lại trong chữ. Đối với những độc giả chưa quen với các sắp xếp truyền thống như vậy của Đại Hán hòa Từ điển, tập 15 xuất bản vào năm 2000 là một tài liệu hữu ích.
Tập 13 của Đại Hán-Hòa từ điển bao gồm 4 danh mục của từ điển, chú dẫn theo tện tập và vị trí trang của mỗi chữ Hán.
- Tổng họa sách dẫn (総画索引, Sōkaku sakuin) phân loại các chữ Hán theo số nét (1-64) và sau đó là theo bộ thủ.
- Tự âm sách dẫn (字音索引, Jion sakuin), phân loại chữ Hán theo cách đọc kiểu Nhật dựa theo phát âm tiếng Trung (on'yomi) và sau đó là theo số nét.
- Tự huấn sách dẫn (字訓索引, Jikun sakuin) phân loại chữ Hán theo cách đọc kiểu Nhật bản địa (kun'yomi) và sau đó là theo số nét.
- Tứ giác hiệu mã sách dẫn (四角號碼索引, Shikaku gōma sakuin) sắp xếp chữ Hán theo phương pháp mã hóa tứ giác, tức dùng một hệ thống bao gồm những số có 4 chữ số cộng thêm một số phụ thêm, sau đó lại phân chia theo số nét chữ.
Tập 13 cũng bao gồm một phần "bổ di" (補遺, Hoi) liệt kê 1.062 chữ Hán mà từ điển dùng trong định nghĩa những không dùng như một mục từ, cộng thêm 1850 chữ Hán đương dụng (tōyō kanji) và 517 chữ Hán giản thể.
Những tập bổ sung cho bản gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Morohashi Tetsuji qua đời vào năm 1982 ở tuổi 99, nhà xuất bản Taishukan đã ấn hành hai ấn bản bổ sung cho Đại Hán hòa Từ điển, hai ấn bản này được xem như tập 14 và 15 của từ điển.
Tập 14, Ngữ vựng sách dẫn (語彙索引, Goi sakuin) ấn hành vào năm 1990 cho phép người đọc tra cứu từ ngữ trong từ điển của Morohashi theo cách đánh vần kana hiện đại chứ không phải theo hệ thống đã từng trình bày trong tập 1-13. Ngữ vựng sách dẫn liệt kê tất cả các từ ghép trong tập 1-13, bao gồm cả thuật ngữ, nhóm từ và thành ngữ Hán Việt. Các từ ngữ trong tập 14 được sắp xếp theo thứ tự ngũ thập âm (五十音, gojūon) trong kana và được chú giải về vị trí nó nằm tronmg tập nào, trang nào của tập 1-13.
Tập 15 Bổ quyển (補巻, Hokan) xuất bản năm 2000 bổ sung thêm 800 mục từ về chữ Hán, gần 33 nghìn thuật ngữ, những cách đọc mới của các chữ Hán, các dạng dị thể của chữ Hán,... Tập 15 bao gồm 4 kiểu danh mục. Giống như Ngữ vựng sách dẫn, Bổ quyển sử dụng cách đánh vần kana theo kiểu mới nhưng cũng cung cấp cách đánh vần kiểu cũ.
Các ấn bản khác
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù Đại Hán hòa từ điển gặp phải sự cạnh tranh từ phiên bản đĩa CD của Hán ngữ Đại Từ điển, Taishukan vẫn chưa phát hành phiên bản điện tử của Đại Hán hòa. Lý do của việc này chính là quy mô khổng lồ của từ điển cũng như nhiều chữ Hán trong từ điển vẫn chưa được mã hóa cho tới khoảng thời gian gần đây.
Trung văn Đại Từ điển, - thỉnh thoảng được gọi là "phiên bản Trung Quốc của Morohashi", có kết cấu nội dung rất giống với Đại Hán hòa Từ điển và là một trong những từ điển tiếng Trung toàn diện nhất cho đến năm 1993.
Năm 1982, Taishukan ấn hành một "phiên bản gia đình", hay nói cách khác một phiên bản rút gọn của Đại Hán hòa Từ điển, mang tên Quảng Hán hòa Từ điển (広漢和辞典, Kō Kan-Wa jiten). Từ điển này bao gồm 4 tập, 20,769 chữ Hán và khoảng 12 vạn từ. Nó cũng bổ sung thêm các chữ giáp cốt văn, kim văn và từ nguyên (giả định) trong Hán ngữ thượng cổ cùng với các word families.
Kida Jun'ichirō đã viết một quyền sách (1986) về Đại Hán hòa Từ điển và biên tập một tác phẩm khác (1994) nói về các nhà biên soạn từ điển, trong đó chương 4 đề cập đến những đóng góp của Morohashi và chương 11 nói về việc Ishii tái tạo lại các phông chữ cần thiết dùng cho việc in ấn từ điển.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hán-Hàn Đại Từ điển
- Hán ngữ Đại Từ điển
- Hán ngữ Đại Tự điển
- Khang Hy tự điển
- Trung Hoa Đại Tự điển
- Trung văn Đại Từ điển
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Kamata Tadashi 鎌田正, và Yoneyama Toratarō 米山寅太郎, eds. Dai kanwa jiten hokan 大漢和辞典補巻 ("Supplemental Volume to the Dai Kan-Wa jiten). 2000. Tokyo: Taishukan. (tiếng Nhật)
- Kida Jun'ichirō 紀田順一郎. Dai Kan-Wa jiten o yomu 大漢和辞典を読む ("On Reading the Dai Kan-Wa jiten"). 1986. Tokyo: Taishukan. (tiếng Nhật)
- Kida Jun'ichirō, ed. Nihongo Daihakubutsukan — Akuma no moji to tatakatta hito-bito 日本語大博物館—悪魔の文字と闘った人々 ("Museum of Japanese – the people who battled the devil's characters"). 1994. Tokyo: Just System ジャストシステム. ISBN 4-88309-046-9 (tiếng Nhật)
- Morohashi Tetsuji 諸橋轍次, chief ed. Dai Kan-Wa jiten 大漢和辞典 ("Đại Hán Hoà Từ điển"). 13 vols. 1955-1960. Revised and enlarged ed. 1984-1986. Tokyo: Taishukan. (tiếng Nhật)
- Morohashi Tetsuji, Kamata Tadashi, và Yoneyama Toratarō, eds. Kō Kan-Wa jiten 広漢和辞典 ("Quảng Hán Hoà Từ điển"). 4 vols. 1982. Tokyo: Taishukan. (tiếng Nhật)
- Shirane, Haruo. "Bibliography for Research in Japanese Literature." 2003. New York: Columbia University.
- Tōyō Gakujutsu Kenkyujo 東洋学術研究所, eds. Dai kanwa jiten: goi sakuin 大漢和辞典語彙索引 ("Vocabulary Index to the Dai Kan-Wa jiten"). 1990. Tokyo: Taishukan. (tiếng Nhật)
- Wilkinson, Endymion. Chinese History: a manual. Revised and enlarged ed. 2000. Cambridge: Harvard University Asia Center. ISBN 0-674-00249-0
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Đại Hán họa Từ điển tại trang mạng Taishukan Lưu trữ 2014-10-18 tại Wayback Machine (tiếng Nhật)