Bước tới nội dung

Đại An, Đại Lộc

Đại An
Xã Đại An
Trường Tiểu học Nguyễn Công Sáu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Nam
HuyệnĐại Lộc
Địa lý
Tọa độ: 15°51′46″B 108°06′58″Đ / 15,862722°B 108,116129°Đ / 15.862722; 108.116129
Đại An trên bản đồ Việt Nam
Đại An
Đại An
Vị trí xã Đại An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,61 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.188 người[1]
Mật độ936 người/km²
Khác
Mã hành chính20547[2]

Đại An là một thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại An nằm ở phía đông nam huyện Đại Lộc, có vị trí địa lý:

Xã Đại An có diện tích 6,61 km², dân số năm 2019 là 6.188 người[1], mật độ dân số đạt 936 người/km².

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại An được bao bọc bởi sông Vu Gia và sông Thu Bồn nên địa hình chỉ toàn đồng bằng, không đồi núi.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đại An được chia thành 5 thôn: Quảng Huế, Phú Phước, Phú Hòa, Phú Mỹ, Phú Nghĩa.

Trường Mầm non Đại An

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1984, thị trấn Ái Nghĩa được thành lập trên cơ sở xã Đại Phước và một phần diện tích và dân số của các xã Đại An, Đại Hiệp, Đại Hoà, Đại Nghĩa[3].

Năm 1994, xã Đại An được giải thể và sáp nhập vào xã Đại Hòa[4].

Năm 2007, xã Đại An được tái lập trên cơ sở chia tách xã Đại Hòa[5].

Xã Đại An có 661,04 ha diện tích tự nhiên và dân số 7.607 người.[5]

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại An là một xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa và cây rau màu (rau cải, đậu, bắp, ớt, các giống cây ngắn ngày...). Đại An được biết đến với cánh đồng rau màu Bàu Tròn như một trọng điểm kinh tế nông nghiệp của cả xã. Ngoài ra, còn có làng nghề khác như làng hương Phú lộc.

Chợ Quảng Huế là nơi giao lưu buôn bán của thương nhân các nơi cũng như người dân bản địa trong xã và các xã kế cận.

Là một xã thuần nông lâu đời nên nền văn hóa chủ yếu là văn hóa làng xã, quan hệ tông tộc được đề cao.

Lễ hội đình làng còn được duy trì ở hầu hết các làng thôn trong xã.

Nhà bia Tưởng niệm và Nhà Văn hóa thôn Đông Tây

Đại An được biết đến với dích lịch sử Đình Không Chái thôn Hóa Phú và chiến tích Đồn chợ cá thôn Ái Mĩ, di tích lịch sử Đình Chùa Làng Ái Mỹ Đông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 110-HĐBT ngày 24-8-1984 về việc thành lập thị trấn Ái Nghĩa thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
  4. ^ Nghị định số 102/CP ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ.
  5. ^ a b Nghị định số 33/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn; thành lập xã, phường, mở rộng thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Bắc Trà My, Thăng Bình và thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]