Bước tới nội dung

Đào Xử Trung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đào Xử Trung
陶處中
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lý

Đào Xử Trung (tiếng Trung: 陶處中), không rõ quê quán, là một đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1028, vua Lý Thái Tông lên ngôi, dẹp loạn ba vương, phong thưởng quần thần. Đào Xử Trung được phong chức Thái bảo, chỉ đứng sau Lương Nhậm VănĐinh Ngô Thượng.[1][2]

Năm 1043, giặc biển người Chiêm Thành đi thuyền vào cướp bóc dân ven biển. Lý Thái Tông sai Đào Xử Trung đi đánh, dẹp yên.[1] Không rõ lúc này Đào Xử Trung giữ chức vụ gì, sau đó cũng không còn ghi chép.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tung nhận xét: ...Còn những bậc như Đào Cam Mộc, Đào Thạc Phụ, Lương Nhậm Văn, Đào Xử Trung, Lý Đạo Kỷ, Liêu Gia Trinh, Kim Anh Kiệt, Tào Lương Hàn, Dương Cảnh Thông, Nguỵ Trọng Hoằng, Lưu Vũ Nễ, Lý Công Bình, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Kính Tu, không biết can vua để nêu tục tốt, cho nên chính trị không được bằng đời cổ là phải.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ngô Sĩ Liên (chủ biên), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 2, Lý kỷ.
  2. ^ Theo ĐVSKTT: Lấy Lương Nhậm Văn làm Thái sư, Ngô Thượng Đinh làm Thái phó, Đào Xử Trung làm Thái bảo, Lý Đạo Kỷ làm Tả khu mật, Lý Triệt làm Thiếu sư, Xung Tân làm Hữu khu mật, Lý Mật làm Tả tham tri chính sự, Kiểu Bồng làm Hữu tham tri chính sự, Liêu Gia Trinh làm Trung thư thị lang, Hà Viễn làm Tả gián nghị đại phu, Đỗ Sấm làm Hữu gián nghị đại phu, Nguyễn Quang Lợi làm Thái úy, Đàm Toại Trang làm Đô thống, Vũ Ba Tu làm Uy vệ thượng tướng, Nguyễn Khánh làm Định thắng đại tướng, Đào Văn Lôi làm Tả phúc tâm, Lý Nhân Nghĩa làm Hữu phúc tâm, Phan Đường Liệt làm Nội thị.
  3. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1983, trang 107.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]