Bước tới nội dung

Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang
Quốc giaViệt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sởĐường Võ Nguyên Giáp, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt
Định dạng hình1080p HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Lịch sử
Lên sóng1 tháng 9 năm 1977; 47 năm trước (1977-09-01) (truyền thanh)
21 tháng 9 năm 1977; 47 năm trước (1977-09-21) (phát thanh)
21 tháng 9 năm 1977; 47 năm trước (1977-09-21) (truyền hình)
7 tháng 1 năm 1992; 31 năm trước (mở rộng)
Tên cũ"Đài Truyền thanh Bắc Giang"̣ (01/09 - 20/09/1977)

"Đài Phát thanh Hà Bắc" (21/09/1977 - 31/01/1992)
"Hà Bắc TV" (01/02/1992 - 31/12/1996) (nay là BGTV Bắc Giang và BTV Bắc Ninh)
"TBG Bắc Giang" (01/01/1997 - 31/12/1999)
"BTV Bắc Giang" (01/01/2000 - 11/12/2004)

"BBS Bắc Giang" (12/12/2004 - 31/12/2012)
Liên kết ngoài
Websitehttp://bacgiangtv.vn/

Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Lịch sử cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 9 năm 1977, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc đã ra quyết định số 760/QĐ-UBND về việc thành lập Đài Phát thanh Hà Bắc trực thuộc UBND tỉnh. Đài Phát thanh Hà Bắc thành lập trên cơ sở Đài Truyền thanh tỉnh được tách khỏi Ty Thông tin Hà Bắc và chính thức hoạt động từ ngày 1/10/1977. Và ngày 1/10 hàng năm đã chính thức trở thành ngày truyền thống của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Bắc trước đây và Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang ngày nay.[1]

  • Ngày 7/01/1992, Trạm phát hình màu đầu tiên của tỉnh được lắp đặt xong và đưa vào phát thử nghiệm trên kênh 8 máy TQT. Để mở rộng chức năng tuyên truyền của Đài, ngày 30/01/1992 UBND tỉnh ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Bắc thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Bắc. Sau gần 1 tháng phát thử nghiệm, vào đúng dịp kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 1/2/1992, Truyền hình Hà Bắc phát chương trình đầu tiên đánh dấu một bước tiến mới và một giai đoạn mới cho ngành; giai đoạn thực hiện đồng thời chức năng của 2 tờ báo: báo nói và báo hình.[2]
  • Năm 1997, tỉnh Hà Bắc được tách thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Bắc đổi tên thành Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Giang. Khắc phục khó khăn về nhân lực và thiết bị kỹ thuật những người làm Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang đã tập trung khai thác triệt để, hiệu quả thiết bị sẵn có, tranh thủ sự đầu tư, giúp đỡ, hỗ trợ của Đài Truyền hình Việt Nam và sự mở rộng giao lưu hợp tác với các Đài bạn, mở rộng phạm vi phát sóng góp phần đưa tiếng nói của Đảng đến với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, với việc đầu tư xe truyền hình lưu động các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh đã được truyền hình trực tiếp đến đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần tăng hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền.[2]

Ban lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc - Tổng Biên tập: Tạ Văn Dương[1]
  • Phó Giám đốc - Phụ trách nội dung: Nguyễn Giang Nam[1]
  • Phó Giám đốc - Phụ trách kỹ thuật: Hoàng Trọng Hưng[1]

Các kênh phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Giang Radio.

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Giang TV - BGTV

Hạ tầng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời lượng phát sóng: 05h30 - 23h00 hàng ngày.

  • Máy phát sóng: công suất 5 KW phát trên sóng FM tần số 98,4 Mhz, phủ sóng 100% diện tích toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
  • Chương trình: Nhiều bản tin thời sự trong ngày, các chuyên tiết mục hấp dẫn như: đối thoại trực tiếp, các vấn đề xã hội, tạp chí kinh tế, giá cả thị trường; bạn trẻ và cuộc sống, lá thư âm nhạc,...[2]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời lượng phát sóng:

  • 01/02/1992 - 31/12/1996: 11h30 - 14h30; 17h30 - 23h30 hàng ngày.
  • 01/01/1997 - 31/12/1999: 06h00 - 12h30; 17h00 - 23h30 hàng ngày.
  • 01/01/2000 - 31/12/2004: 06h00 - 23h45 hàng ngày.
  • 01/01/2005 - 31/12/2011: 05h30 - 23h45 hàng ngày.
  • 01/01/2012 - 30/09/2022: 05h30 - 23h30 hàng ngày.
  • 01/10/2022 - nay: 24/7.
  • VTVCab: Kênh 262.
  • SCTV: DVB-T2 Hà Nội và TP.HCM.
  • HTVC: Kênh 133.
  • Hanoicab: Kênh 540
  • AVG: Kênh 102.
  • MyTV: Kênh 981.
  • FPT Play: Kênh 117.
  • Viettel TV: Kênh 202.
  • VTV DVB-T2: K27, khu vực ĐBSH, kênh số 4.
  • Truyền hình OTT: FPT Play, Clip TV, VieON.
  • Truyền hình Vinasat-1 & Vinasat-2[2]

Ứng dụng trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • BGTV GO: Là một xem ứng dụng truyền hình trực tuyến của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang. Ứng dụng cho phép xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề mọi chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đài PT&TH Bắc Giang”.
  2. ^ a b c d “Lịch sử hình thành và phát triển”.
  3. ^ “Ứng dụng BGTV GO trên Smart TV”.