Ú òa
Ú òa (tiếng Anh: Peekaboo) là một trò chơi dành cho trẻ em. Để chơi trò chơi, một người chơi sẽ lấy tay che mặt lại và hướng về mặt người khác và nói Ú òa!, cũng có khi là câu Thấy rồi nha!. Ngoài ra, còn có nhiều biến thể khác như việc nói "Em bé đâu?" khi khuôn mặt bị che lại và "Em bé đây!" khi để lộ gương mặt.
Ở miền Nam Việt Nam, thay vì gọi Ú òa! người ta còn phát âm là Cuốc hà!.
Nghiên cứu khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Khi trẻ sơ sinh tầm 4–5 tháng tuổi, trẻ thường bị thu hút khi khuôn mặt bất ngờ lộ diện từ phía sau bàn tay. Đến tầm 6–8 tháng, trẻ sẽ chơi cùng cả người lớn, cũng trốn đi và cười toe toét khi bị bắt gặp.[1] Ú òa được các nhà tâm lý học phát triển cho rằng xác nhận việc trẻ sơ sinh không có khả năng nhận biết tính lâu dài của vật thể.[2] Tính lâu dài của đối tượng là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn đầu của cảm giác vận động, trẻ sơ sinh hoàn toàn không thể hiểu được tính lâu dài của đối tượng. Nhà tâm lý học Jean Piaget đã tiến hành các thí nghiệm với trẻ sơ sinh và xác nhận nhận thức này thường đạt được khi trẻ đến 8–9 tháng tuổi.[3] Trò chơi này còn giúp trẻ phát triển phản xạ học.[4]
Nhà ngôn ngữ học Iris Nomikou đã so sánh trò chơi như một cuộc đối thoại theo khuôn mẫu qua lại có thể đoán trước.[5] Các nhà nghiên cứu khác đã gọi trò chơi này là "protoconversation" – một cách dạy trẻ sơ sinh về thời gian và cấu trúc của các cuộc giao tiếp xã hội.[6]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “5 trò chơi "kinh điển" mọi em bé sơ sinh đều thích”. VietNamNet. 24 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Mayers, David (2011). Exploring Psychology. New York, NY: Worth. ISBN 978-1-4292-1635-7.
- ^ Wellman, Henry M.; và đồng nghiệp (1986), “Infant Search and Object Permanence: A Meta-Analysis of the A-Not-B Error.”, Monographs of the Society for Research in Child Development, 51 (3): i-67, doi:10.2307/1166103, JSTOR 1166103, PMID 3683418
- ^ “Cùng chơi với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển não bộ: Lớp học làm cha mẹ nhỏ”. Unicef. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
- ^ Nomikou, Iris; Leonardi, Giuseppe; Radkowska, Alicja; Rączaszek-Leonardi, Joanna; Rohlfing, Katharina J. (10 tháng 10 năm 2017). “Taking Up an Active Role: Emerging Participation in Early Mother–Infant Interaction during Peekaboo Routines”. Frontiers in Psychology. 8: 1656. doi:10.3389/fpsyg.2017.01656. ISSN 1664-1078. PMC 5641350. PMID 29066985.
- ^ “PsycNET”. psycnet.apa.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2019.
Tư liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Bruner, J. S. & Sherwood, V. (1976). “Peek-a-boo and the learning of rule structures”. Trong Bruner, J.; Jolly, A. & Sylva, K. (biên tập). Play: Its Role in Development and Evolution. Middlesex: Penguin. tr. 277–287. ISBN 0-14-081126-5.