Ngạc Ấp Công chúa
Ngạc Ấp Trưởng Công chúa 鄂邑長公主 | |
---|---|
Trưởng công chúa nhà Hán | |
Thông tin chung | |
Sinh | ? |
Mất | 80 TCN Trường An |
An táng | Lam Điền, Thiểm Tây |
Hậu duệ | Văn Tín |
Thân phụ | Hán Vũ Đế |
Ngạc Ấp công chúa (chữ Hán: 鄂邑公主; ? — 80 TCN), cũng gọi Cái chúa (盖主), Cái Trưởng công chúa (蓋長公主) hoặc Ngạc Ấp Cái Trưởng công chúa (鄂邑蓋長公主), là một Hoàng nữ và Công chúa nhà Hán, con gái của Hán Vũ Đế Lưu Triệt và chị gái của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.
Là một Trưởng công chúa với tư cách là chị gái của Hoàng đế, Ngạc Ấp công chúa tham gia vào cuộc đảo chính của Thượng Quan Kiệt cùng Thượng Quan An để lật đổ Hán Chiêu Đế, nhưng cuối cùng thất bại và bị ép tự sát[1].
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Sử sách không ghi lại bà sinh khi nào và mẹ đẻ là ai. Tạm thời ước đoán bà phải sinh trước khi Lưu Đán thụ phong Yên vương vào năm Nguyên Thú thứ 6 (117 TCN), bởi vì bà được xác nhận là chị của Lưu Đán[2]. Ngoài ra, căn cứ "Văn thư Thừa tướng Ngự sử năm Cam Lộ thứ 2", vào năm Thủy Nguyên thứ 2 (85 TCN) thì cháu gái bà đã là Vương hậu của Hà Giang vương, nên cũng xác nhận rằng tuổi thật của Ngạc Ấp công chúa lớn hơn rất nhiều Chiêu Đế[3]. Thời điểm Lưu Phất Lăng còn nhỏ đăng cơ, Ngạc Ấp công chúa được xác định là vị Hoàng nữ còn sống duy nhất của Hán Vũ Đế, cho nên khi ấy có danh xưng 「Đế tỷ; 帝姊」 đặc biệt chỉ riêng mình bà. Sau khi lên ngôi thì Chiêu Đế cho tăng thực ấp của chị lên 13.000 hộ, cho ở trong cung đình, lại tôn danh hiệu Trưởng công chúa - vốn chỉ dành cho Hoàng nữ do Hoàng hậu sinh ra[4].
Bà là người có vai trò quyết định trong việc đem lại cuộc hôn nhân giữa Hoàng đế em trai mình và Thượng Quan hoàng hậu. Cha của Thượng Quan thị là Thượng Quan An, con trai của Thượng Quan Kiệt, khi ấy Thượng Quan Kiệt cùng Đại tướng quân Hoắc Quang đang có quyền nhiếp chính, biết Trưởng công chúa cùng người ở Hà Giang là Đinh ngoại nhân (丁外人) thân cận nên có ý nhắm mắt cho qua, lại sai họ Đinh theo hầu Trưởng công chúa. Về sau, Trưởng công chúa nạp con gái Chu Dương thị, muốn đem làm Hoàng hậu của Chiêu Đế, Thượng Quan An lại muốn đem con gái mình thay thế, liên kết cùng Hoắc Quang thượng tấu[5] nhưng bị khước từ. Không từ bỏ ý định, Thượng Quang An đã nhờ họ Đinh thuyết phục Trưởng công chúa về sự êm đẹp của cuộc hôn nhân. Ông ta cho rằng quyền lực của họ Thượng Quan sẽ vững chắc hơn với cuộc hôn nhân này, tiếp theo đó họ có thể giúp họ Đinh hợp pháp hóa mối quan hệ của mình với Trưởng công chúa, nghe vậy bà bèn đồng ý. Thượng Quan thị nhập cung năm 6 tuổi, liền thành Hoàng hậu[6].
Cha con Thượng Quan vì để thể hiện lòng biết ơn đối với họ Đinh vì vai trò của ông này trong việc tạo thuận lợi cho cuộc hôn nhân giữa Thượng Quan hoàng hậu và Hán Chiêu Đế, đã tiến cử phong ông này tước Hầu, bởi vì triều Hán chỉ cho Hoàng nữ Công chúa cưới Liệt hầu, nhưng yêu cầu này cũng như những nỗ lực của họ sau đó nhằm biến họ Đinh trở thành một vị quan quan trọng đều bị Đại tướng quân Hoắc Quang khước từ. Điều này khiến Trưởng công chúa phẫn nộ vì quyền lực và ảnh hưởng của họ Hoắc[7]. Cha con Thượng Quan, Trưởng công chúa, Yên vương Lưu Đán và Tả thứ trưởng Ngự sử đại phu Tang Hoằng Dương liên kết muốn hạ bệ Hoắc Quang. Hai cha con Thượng Quan, Trưởng công chúa vì chuyện Đinh ngoại nhân mà oán hận Hoắc Quang, Tang Hoằng Dương vì có công thiết lập buôn bán rượu, muối, sắt làm kinh tế triều Chiêu Đế hưng thịnh nên rất ngọa mạn, song bởi vì Hoắc Quang luôn kiềm chế mà sinh oán hận. Trong đó, lại có Yên vương Lưu Đán từ lâu đã muốn ngôi vị Hoàng đế, nên cũng tham dự để có thể nhân cơ hội đánh bại Hoắc Quang thì sẽ có thể lật đổ Hán Chiêu Đế[8].
Vào năm Nguyên Phụng nguyên niên (80 TCN), Trưởng công chúa cùng hai cha con Thượng Quan sai người lấy danh nghĩa Yên vương Lưu Đán dâng một bản tấu lên Chiêu Đế, tố cáo Hoắc Quang thực thi trái phép quyền lực của Hoàng đế. Kế hoạch của những kẻ chủ mưu là ngay sau khi Chiêu Đế cho phép điều tra thì Thượng Quan Kiệt và Tang sẽ bắt và ngay lập tức xử tử họ Hoắc. Tuy nhiên, sau khi bản tấu được dâng lên Chiêu Đế thì vị Hoàng đế 14 tuổi đã không có hành động gì. Ngày hôm sau, ông ta triệu tập Hoắc Quang vào cung và giải tội cho ông ta, cho rằng những hành động mà Hoắc Quang bị buộc tội mới xảy ra gần đây nên Yên vương Đán ở xa không thể biết đến chúng, và vì thế bản tấu này là sai. Tại thời điểm này, âm mưu chống lại họ Hoắc không bị phát hiện. Tháng 9 (ÂL) năm ấy, những kẻ chủ mưu này lại cố gắng một lần nữa, kế hoạch của họ là Trưởng công chúa mời họ Hoắc đến dự tiệc và rồi phục kích và giết ông ta, sau đó họ sẽ phế truất Chiêu Đế và đưa Yên vương Lưu Đán lên làm Hoàng đế. Âm mưu này bị một người hầu của Trưởng công chúa làm lộ và những kẻ chủ mưu đã bị bắt và xử tử cùng với toàn bộ gia tộc của họ. Trưởng công chúa và Yên vương Đán bị buộc phải tự sát, con trai bà là Văn Tín (文信) cùng con trai của Yên vương là Thái tử Lưu Kiến được xá tội nhưng bị giáng làm thứ dân[9][10][11][12].
Căn cứ "Văn thư năm Cam Lộ thứ 2" thì bà có một cháu trai gọi Đinh Tử Khẩu (丁子口), không rõ có phải là con riêng của bà với Đinh ngoại nhân hay không. Ngoài ra, bà còn có một cháu trai tên Đàm (譚), không rõ họ[13].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tiết (薛), Anh Quần (英群) (1986). “居延新简官文书选释(上)” [Tuyển chọn văn thư chính quyền trên thẻ trúc mới tại Cư Diên (phần thượng)]. Gansu Social Sciences (bằng tiếng Trung) (4). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
- ^ 《漢書·卷六十三·武五子傳》: 久之,旦姊鄂邑蓋長公主、左將軍上官桀父子與霍光爭權有隙,皆知旦怨光,即私與燕交通。
- ^ 1970年代出土的居延新简之《甘露二年丞相御史书》文:"甘露二年……诏有逐验大逆无道故广陵王胥御者惠同产弟。故长公主苐御大婢外人,移郡大守,逐得试知。外人者。故长公主大奴,千秋等曰。外人,一名丽戎,字中夫……始元二年中,主女孙为河间王后。后丽戎。游从居主口口苐。养男孙丁子口。元凤元年中,主死,绝户,奴婢没入诸官……"此段文字中提及的故长公主,一般解读为鄂邑公主。长公主的孙女在始元二年(前85年)为河间王后。丁子口可能是长公主的孙子。长公主死于元凤元年(前80年)中,并且绝户。"故长公主苐御大婢外人"中,"苐"同"第",指长公主的府第
- ^ 《漢書·卷七·昭帝紀》: 帝姊鄂邑公主益湯沐邑,為長公主,共養省中。。。己亥,上耕于鉤盾弄田。益封燕王、廣陵王及鄂邑長公主各萬三千戶。
- ^ Con gái của Thượng Quan An là cháu ngoại của Hoắc Quang.
- ^ 《漢書·卷九十七上·外戚傳》: 初,桀子安取霍光女,結婚相親,光每休沐出,桀常代光入決事。昭帝始立,年八歲,帝長姊鄂邑蓋長公主居禁中,共養帝。蓋主私近子客河間丁外人。上與大將軍聞之,不絕主驩,有詔外人侍長主。長主內周陽氏女,令配耦帝。時上官安有女,即霍光外孫,安因光欲內之。光以為尚幼,不聽。安素與丁外人善,說外人曰:「聞長主內女,安子容貌端正,誠因長主時得入為后,以臣父子在朝而有椒房之重,成之在於足下,漢家故事常以列侯尚主,足下何憂不封侯乎?」外人喜,言於長主。長主以為然,詔召安女入為婕妤,安為騎都尉。月餘,遂立為皇后,年甫六歲。
- ^ 《漢書·卷六十八·霍光金日磾傳》: 光時休沐出,桀輒入代光決事。桀父子旣尊盛,而德長公主。〈師古曰:「懷其恩德也。」〉公主內行不修,近幸河間丁外人。桀、安欲爲外人求封,幸依國家故事以列侯尚公主者,光不許。
- ^ 《漢書·卷六十八·霍光金日磾傳》: 燕王旦自以昭帝兄,常懷怨望。及御史大夫桑弘羊建造酒榷鹽鐵,爲國興利,伐其功,〈師古曰:「伐,矜也。」〉欲爲子弟得官,亦怨恨光。
- ^ Dương Nhất Miêu (杨一苗). “汉武帝长公主墓地确定” [Xác định nơi đặt mộ của trưởng công chúa của Hán Vũ Đế] (bằng tiếng Trung). Nhân Dân nhật báo, bản trực tuyến. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
- ^ 《漢書·卷九十七上·外戚傳》: 冬月且盡,蓋主為充國入馬二十匹贖罪,乃得減死論。於是桀、安父子深怨光而重德蓋主。知燕王旦帝兄,不得立,亦怨望,桀、安即記光過失予燕王,令上書告之,又為丁外人求侯。燕王大喜,上書稱:「子路喪姊,期而不除,孔子非之。子路曰:『由不幸寡兄弟,不忍除之。』故曰:『觀過知仁』。今臣與陛下獨有長公主為姊,陛下幸使丁外人侍之,外人宜蒙爵號。」書奏,上以問光,光執不許。及告光罪過,上又疑之,愈親光而疏桀、安。桀、安寖恚,遂結黨與謀殺光,誘徵燕王至而誅之,因廢帝而立桀。或曰:「當如皇后何?」安曰:「逐麋之狗,當顧菟邪!且用皇后為尊,一旦人主意有所移,雖欲為家人亦不可得,此百世之一時也。」事發覺,燕王、蓋主皆自殺。
- ^ 《漢書·卷七·昭帝紀》: 八月,改始元為元鳳。九月,鄂邑長公主、燕王旦與左將軍上官桀、桀子票騎將軍安、御史大夫桑弘羊皆謀反,伏誅。初,桀、 安父子與大將軍光爭權,欲害之,詐使人為燕王旦上書言光罪。時上年十四,覺其詐。後有譖光者,上輒怒曰:「大將軍國家忠臣,先帝所屬,敢有譖毀者,坐 之。」光由是得盡忠。語在燕王、霍光傳。冬十月,詔曰:「左將軍安陽侯桀、票騎將軍桑樂侯安、御史大夫弘羊皆數以邪枉干輔政,大將軍不聽, 而懷怨望,與燕王通謀,置驛往來相約結。燕王遣壽西長、孫縱之等賂遺長公主、丁外人、謁者杜延年、大將軍長史公孫遺等,交通私書,共謀令長公主置酒,伏兵 殺大將軍光,徵立燕王為天子,大逆毋道。故稻田使者燕倉先發覺,以告大司農敞,敞告諫大夫延年,延年以聞。丞相徵事任宮手捕斬桀,丞相少史王壽誘將安入府 門,皆已伏誅,吏民得以安。封延年、倉、宮、壽皆為列侯。」又曰:「燕王迷惑失道,前與齊王子劉澤等為逆,抑而不揚,望王反道自新,今乃與長公主及左將軍 桀等謀危宗廟。王及公主皆自伏辜。其赦王太子建、公主子文信及宗室子與燕王、上官桀等謀反父母同產當坐者,皆免為庶人。其吏為桀等所詿誤,未發覺在吏者, 除其罪。」
- ^ 《漢書·卷六十八·霍光金日磾傳》: 於是蓋主、上官桀、安及弘羊皆與燕王旦通謀,詐令人爲燕王上書,言「光出都肄郎羽林,〈孟康曰:「都,試也。肄,習也。」師古曰:「謂緫閱試習武備也。」〉道上稱䟆,太官先置。〈師古曰:「供飲食之具。」〉又引蘇武前使匈奴,拘留二十年不降,還迺爲典屬國,而大將軍長史敞亡功爲搜粟都尉。〈師古曰:「楊敞也。」〉又擅調益莫府校尉。〈師古曰:「調,選也。莫府,大將軍府也。調音徒釣反。」〉光專權自恣,疑有非常。臣旦願歸符璽,入宿衞,察姦臣變。」候司光出沐日奏之。桀欲從中下其事,〈師古曰:「下謂下有司也,音胡稼反。」〉桑弘羊當與諸大臣共執退光。書奏,帝不肯下。明旦,光聞之,止畫室中不入。〈如淳曰:「近臣所止計畫之室也,或曰彫畫之室。」師古曰:「彫畫是也。」〉上問「大將軍安在?」左將軍桀對曰:「以燕王告其罪,故不敢入。」有詔召大將軍。光入,免冠頓首謝,上曰:「將軍冠。〈師古曰:「令復著冠也。」〉朕知是書詐也,將軍亡罪。」光曰:「陛下何以知之?」上曰:「將軍之廣明,都郎屬耳。〈師古曰:「之,往也。廣明,亭名也。屬耳,近耳也。屬音之欲反。」〉調校尉以來未能十日,燕王何以得知之?且將軍爲非,不須校尉。」〈文穎曰:「帝云將軍欲反,不由一校尉。」〉是時帝年十四,尚書左右皆驚,而上書者果亡,捕之甚急。桀等懼,白上小事不足遂,〈師古曰:「遂猶竟也。不須窮竟也。」〉上不聽。後桀黨與有譖光者,上輒怒曰:「大將軍忠臣,先帝所屬以輔朕身,〈師古曰:「屬,委也,音之欲反。其下亦同。」〉敢有毀者坐之。」自是桀等不敢復言,迺謀令長公主置酒請光,伏兵格殺之,因廢帝,迎立燕王爲天子。事發覺,光盡誅桀、安、弘羊、外人宗族。燕王、蓋主皆自殺。光威震海內。昭帝旣冠,遂委任光,訖十三年,百姓充實,四夷賔服。
- ^ 《漢書·捲三十六·楚元王傳第六》德字路叔……蓋長公主孫譚遮德自信,德數責以公主起居無狀。