Bước tới nội dung

Asterias versicolor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Asterias versicolor
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Echinodermata
Lớp: Asteroidea
Bộ: Forcipulatida
Họ: Asteriidae
Chi: Asterias
Loài:
A. versicolor
Danh pháp hai phần
Asterias versicolor
Sladen, 1889
Các đồng nghĩa
  • Asterias amurensis f. versicolor (Sladen, 1889) Hayashi, 1940
  • Asterias amurensis ssp. versicolor (Sladen, 1889) Hayashi, 1940, implied

Asterias versicolor là tên của một loài sao biển bản địa của vùng biển phía nam Nhật Bản[1][2]biển Đông.[3][4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có 5 cánh[1][5], "đĩa" trung tâm của nó thì lồi[1], có bán kính từ 1,7[5] đến 1,9 cm. Bề mặt bên dưới thì phẳng, mặt bên, đặc biệt là ở cánh thì là góc nhọn.[1] Cánh dài từ 6,2[5] đến 8,2 cm[2], ranh giới của "đĩa" với cánh có chiều dài là 2,2 cm[1]. Tỉ lệ giữa chiều dài cánh với bán chính "đĩa" là 4:1[2], nếu hơn thì chỉ hơn một chút.[1] Nhìn chung thì màu của nó thì hơi vàng và có đốm nâu. Điều này nghĩa là những cá thể chưa trưởng thành có đốm màu nâu hoặc nâu nhạt.[6]

Ấu trùng của nó là sinh vật phù du[3], sau đó nó trở thành con non. Phân bố gai ở con non giống như ở con trưởng thành và kích thước càng lớn thì gai trên cơ thể càng nhiều. Gai ở những con chưa trưởng thành to hơn con trưởng thành và mặt bên cũng không nhọn lắm.[1]

Loài này giống với hai loài là: Asterias amurensisAsterias rollestoni. Nó khác với A. amurensis ở chỗ gai bên dưới mặt bên, đặc tính của vỏ ngoài[1]. Còn so sánh với A. rollestoni, nó khác ở chỗ là có ít gai hơn, chân kìm nhỏ (cấu trúc giống càng cua) thì ngắn và cùn hơn.[5][7][7]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Trên tàu viễn chinh HMS Challenger, người ta đã thu thập được mẫu vật của loài này ở vùng biển thuộc Kobe, Nhật Bản trong khoảng từ năm 1873 đến năm 1876[1][6]. Năm 1889, Sladen cho rằng vùng nước khi ấy có độ sâu từ 8 đến 50 sải[1][6]. Từ đó, Djakonov đã suy ra chúng sống ở độ sâu từ 15,5 đến 91,5 mét vào năm 1950.[2]

Chúng là loài bản địa của vùng biển phía nam Nhật Bản,[2] bao gồm cả vịnh Toyamabiển nội địa Seto[5]. Bên cạnh đó, nó còn sống ở bắc Đài Loan[8], quanh Hồng Kông[3] và ở biển Đông[3][4]. Môi trường sống của nó là ở trên đáy biển có bùn và cát.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k Sladen, Walter Percy (1889). Report on the Scientific Results of the Voyage of H.M.S. Challenger during the years 1873–1876, Zoology 30, Report on the Asteroidea (part 51). London: Government of the United Kingdom. tr. 573–575.
  2. ^ a b c d e Дьяконов, А.М. (1950). Морские звезды морей СССР [Определители по фауне. 34 (Tableaux analytiques de la faune de l'URSS 34)] (bằng tiếng Nga). St. Petersburg: Акаде́мии Нау́к СССР. tr. 124.
  3. ^ a b c d Mah, Christopher L. (2009). Asterias versicolor Sladen, 1889”. World Register of Marine Species (WoRMS). Flanders Marine Institute. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b Lane, D.J.W.; Marsh, L.M.; van den Spiegel, D.; Rowe, F.W.E. (2000). “Echinoderm fauna of the South China Sea: An inventory and analysis of distribution patterns”. The Raffles Bulletin of Zoology Supplements. 8: 459–493. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ a b c d e Hayashi, Ryori (1940). “Contributions to the Classification of the Sea-stars of Japan” (PDF). 北海道帝國大學理學部紀要 (Journal of the Faculty of Science Hokkaido Imperial University) Series VI. Zoology. 7 (3): 225–226. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ a b c Fisher, Walter Kenrick (1930). “Asteroidea of the North Pacific and Adjacent Waters, Part 3: Forcipulata”. United States National Museum Bulletin. Hoa Kỳ Government Printing Office. 76 (3): 205, 206. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ a b Verrill, Addison Emery (1914). “Monograph of the shallow-water starfishes of the North Pacific coast from the Arctic Ocean to California”. Harriman Alaska Series. 14: 196. doi:10.5962/bhl.title.25926. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  8. ^ Chitse Lee 發表在 (ngày 18 tháng 6 năm 2011). Asterias versicolor 116.4mm 異色海盤車” (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.