Acropora nasuta

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Acropora nasuta
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Cnidaria
Lớp: Anthozoa
Bộ: Scleractinia
Họ: Acroporidae
Chi: Acropora
Loài:
A. nasuta
Danh pháp hai phần
Acropora nasuta
(Dana, 1846)[2]
Các đồng nghĩa[2]
  • Acropora diomedeae Vaughan, 1906
  • Madrepora canaliculata Klunzinger, 1879
  • Madrepora effusa Dana, 1846
  • Madrepora nasuta Dana, 1846

Acropora nasuta là một loài san hô thuộc chi Acropora trong họ San hô lỗ đỉnh. Loài này được Dana mô tả khoa học năm 1846.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

A. nasuta có phân bố gần như rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả Biển Đỏ. Loài này cũng được ghi nhận ở vùng biển Việt Nam.[3]

Loài san hô này sinh sống ở độ sâu khoảng 3–15 m, thường phát triển phía trên các sườn dốc rạn san hô.

Có nguy cơ bị đe dọa[sửa | sửa mã nguồn]

Cận cảnh A. nasuta

Sự suy giảm của môi trường sống rạn san hô là mối đe dọa nghiêm trọng được biết đến đối với các loài Acropora. Nhìn chung, mối đe dọa lớn đối với san hô là vấn nạn biến đổi khí hậu toàn cầu, dao động phương Namacid hóa đại dương dẫn đến các sự kiện tẩy trắng san hô.

Các mối đe dọa cục bộ đối với san hô là do con người, như việc đánh cá bằng hóa chất, ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, giải trídu lịch.

Acanthaster planci, loài sao biển chuyên ăn san hô Acropora,[4] được tìm thấy trên khắp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đỏ. Quần thể A. planci đã tăng lên rất nhiều kể từ những năm 1970 và đã quét sạch một vùng rộng lớn rạn san hô.

Các thành viên của chi này có sức đề kháng và khả năng chịu bệnh kém, cũng như phục hồi chậm. Do đó, A. nasuta được xếp vào nhóm Loài sắp bị đe dọa.[5]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

A. nasutavật chủ cho nhiều loài sống cộng sinh với chúng. Chlorodesmis fastigiata, một loại tảo lục có khả năng cảm nhiễm qua lại gây ức chế sự phát triển của san hô. Trong vòng vài phút sau khi A. nasuta tiếp xúc với tảo độc, hoặc chỉ tiếp xúc qua chiết xuất hóa học của tảo, chúng sẽ tỏa ra mùi thu hút Paragobiodon echinocephalusGobiodon histrio, những loài cá bống cộng sinh với A. nasuta, đến để dọn tảo. G. histrio ăn luôn cả tảo, góp phần làm tăng lượng độc tố trong dịch nhầy của nó, trong khi P. echinocephalus chỉ loại bỏ C. fastigiata mà không ăn.[6]

Tảo zooxanthellae cũng sống cộng sinh với san hô A. nasuta. Trong quá trình san hô bị tẩy trắng, zooxanthellae vẫn còn tồn tại trong mô san hô mất sắc tố, và chúng phình lên và tạo không bào, cho thấy zooxanthellae đã hoại tử.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richards, Z.T.; Delbeek, J.T.; Lovell, E.R.; Bass, D.; Aeby, G.; Reboton, C. (2014). Acropora nasuta. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T133239A54219368. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-1.RLTS.T133239A54219368.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b Hoeksema, Bert (2013). Acropora nasuta (Dana, 1846)”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ Phan Kim Hoàng; Võ Sĩ Tuấn (2010). “Đặc điểm quần xã san hô ở vùng biển ven bờ Phú Yên” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 17: 155–166.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Pratchett, Morgan S. (2001). “Influence of coral symbionts on feeding preferences of crown-of-thorns starfish Acanthaster planci in the western Pacific” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 214: 111–119. doi:10.3354/meps214111. ISSN 0171-8630.
  5. ^ Richards, Z. T.; Delbeek, J. T.; Lovell, E. R.; Bass, D.; Aeby, G. & Reboton, C. (2014). Gobiodon erythrospilus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T133239A54219368. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-1.RLTS.T133239A54219368.en. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Dixson, Danielle L.; Hay, Mark E. (2012). “Corals Chemically Cue Mutualistic Fishes to Remove Competing Seaweeds”. Science. 338 (6108): 804–807. doi:10.1126/science.1225748. ISSN 0036-8075. PMC 3691814. PMID 23139333.
  7. ^ Mise, Takeshi; Hidaka, Michio (2003). “Degradation of zooxanthellae in the coral Acropora nasuta during bleaching”. Journal of the Japanese Coral Reef Society. 2003 (5): 33–39. doi:10.3755/jcrs.2003.33.