Bước tới nội dung

Bệnh viện Nguyễn Trãi

10°45′24″B 106°40′30″Đ / 10,756645°B 106,674925°Đ / 10.756645; 106.674925 (Bệnh viện Nguyễn Trãi)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Y viện Phước Kiến)
Bệnh viện Nguyễn Trãi
Tên khácBệnh viện Phúc Kiến
Vị trí
Vị trí314 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°45′24″B 106°40′30″Đ / 10,756645°B 106,674925°Đ / 10.756645; 106.674925 (Bệnh viện Nguyễn Trãi)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa
Giường800
Lịch sử
Thành lập1978
Liên kết
Điện thoại(08) 39235020
Websitebvnguyentrai.org.vn

Bệnh viện Nguyễn Trãi là một bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] có địa chỉ tại số 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Nguyễn Trãi hiện là bệnh viện hạng I,[3] quy mô 800 giường điều trị nội trú. Về tổ chức, bệnh viện chia ra 29 khoa và 9 phòng chức năng.[4][5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệnh viện Phúc Kiến vào năm 1909

Bệnh viện này được cộng đồng người Hoa thuộc bang Phúc Kiến tại Chợ Lớn xây dựng năm 1909,[6] lúc bấy giờ mang tên Phúc Kiến Y viện. Ban đầu bệnh viện chỉ điều trị Đông y, đến năm 1959 mới bắt đầu điều trị Tây y.[2]

Năm 1978, Bệnh viện Phúc Kiến trở thành bệnh viện công lập và được đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Trãi như hiện nay.[2][7]

Trong khuôn viên bệnh viện có một ngôi từ đường cổ (còn được gọi là Phước Thiện Nghĩa từ) được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, vốn là từ đường của nghĩa trang trước kia. Về sau, nghĩa trang được di dời để lấy đất xây dựng bệnh viện, tuy nhiên từ đường vẫn được giữ lại cho đến nay. Năm 2009, Từ đường Phước Kiến được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.[8][9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c “Giới thiệu chung”. Bệnh viện Nguyễn Trãi. 1 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Nguyễn Trãi”. Bệnh viện Nguyễn Trãi. 1 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Tú Ân (18 tháng 5 năm 2018). “Bệnh viện Nguyễn Trãi triển khai phần mềm quản lý VNPT-HIS Level 02”. Báo điện tử Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Phan An (2005). Người Hoa ở Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 76–77. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Thanh Tùng (1 tháng 11 năm 2018). “TP.HCM sẽ phân bệnh viện theo tuyến kỹ thuật”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Đ.HA (23 tháng 6 năm 2009). “TPHCM: Thêm 5 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ “Lễ trao Bằng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố đối với di tích Từ đường Phúc Kiến”. Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]