Bước tới nội dung

Wikipedia:Thẻ quyền cho tập tin/Giấy phép tự do

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khi cấp phép tự do, bạn nới lỏng quyền sở hữu bản quyền của mình đối với tác phẩm để tất cả mọi người có thể sửa đổi, cắt ghép, biến tấu, phóng tác, sử dụng hình cho mục đích thương mại... mà không cần phải xin phép hay trả tiền tác quyền cho bạn. Để cấp loại giấy phép này, bạn phải chính là tác giả hoặc chứng minh tác giả đã nói rõ là cho phân phối tự do. Trang này liệt kê một số thẻ quyền / giấy phép phổ biến.

Cho phép mọi mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]
©
©
  • {{BSD}} — Giấy phép BSD, người tải lên bảo lưu bản quyền, cho phép phân phối, sử dụng với một số điều kiện.
Creative Commons, bảo lưu một số quyền.
Creative Commons, bảo lưu một số quyền.

Các giấy phép này cho phép người khác sao chép, trưng bày và biểu diễn tác phẩm; làm tác phẩm phái sinh (dịch từ ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn); và dùng cho mục đích thương mại, nhưng tùy loại mà có hạn chế khác nhau. Nhìn chung đều bắt buộc người được cấp phép phải ghi công tác phẩm theo yêu cầu của người giữ bản quyền (người cấp phép).

  • {{cc-by}}: Giấy phép Attribution (Ghi công) 1.0. Phải ghi công tác giả. [1]
    • {{cc-by-2.0}} Giấy phép Attribution (Ghi công) 2.0. [2]
    • {{cc-by-2.5|Ghi công cho}} — Giấy phép Attribution (Ghi công) 2.5, với nội dung ghi công được ghi trong tham số Ghi công cho. [3]
    • {{cc-by-3.0}} Giấy phép Attribution (Ghi công) 3.0 [4]
    • {{cc-by-4.0}} [5]
  • {{cc-sa}}: Giấy phép ShareAlike (Chia sẻ tương tự) 1.0. Phải phát hành các tác phẩm phái sinh dưới cùng bản quyền này. [6]
  • {{cc-by-sa}}: Giấy phép Attribution-Sharealike (Ghi công-Chia sẻ tương tự) 1.0. Phải ghi công tác giả và phát hành các tác phẩm phái sinh dưới cùng bản quyền này. [7]
    • {{cc-by-sa-2.0}} Giấy phép Attribution-Sharealike (Ghi công-Chia sẻ tương tự) 2.0. [8]
    • {{cc-by-sa-2.5|Ghi công cho}} — Giấy phép Attribution-Sharealike (Ghi công-Chia sẻ tương tự) 2.5, với nội dung ghi công được ghi trong tham số Ghi công cho. [9]
    • {{cc-by-sa-3.0}} Giấy phép Attribution-Sharealike (Ghi công-Chia sẻ tương tự) 3.0. [10]
    • {{cc-by-sa-4.0}} Giấy phép Attribution-Sharealike (Ghi công-Chia sẻ tương tự) 4.0. [11]

Những tập tin sử dụng những giấy phép này cũng có hạn chế là phải ghi rõ ràng những điều kiện của tác phẩm hay chỉ đến giấy phép. Nếu tác giả cho phép sử dụng thì những hạn chế này không áp dụng. Các giấy phép Creative Commons khác có tồn tại nhưng không đủ tự do để sử dụng tại Wikipedia. Xem giấy phép Creative Commons không tự do để có danh sách đầy đủ và lời giải thích.

Giấy phép Nghệ thuật Tự do (Giấy phép Art Libre)

[sửa | sửa mã nguồn]
Copyleft
Copyleft
GNU
GNU
  • {{GFDL}} — Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (không bao gồm phần bất biến hay văn bản bìa). Dùng thẻ này nếu hình được sử dụng theo giấy phép GFDL. Lưu ý: Vì Wikipedia đã sử dụng giấy phép chung là CC-BY-SA-3.0, bạn nên sử dụng các thẻ quyền ở đề mục bên dưới thay vì GFDL.

Giấy phép GNU (cho phần mềm máy tính)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • {{GPL}} — Giấy phép Công cộng GNU. Thẻ quyền được thiết kế dành cho những hình GPL được người khác cấp phép chung cho nhiều thứ (thường là một phần của một gói phần mềm). Đừng dùng nó để ghi thẻ cho hình ảnh do bạn tạo ra. Hãy dùng giấy phép tự do khác, như {{cc-by-sa}}.
  • {{LGPL}} — Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế. Thẻ quyền được thiết kế dành cho những hình GPL được người khác cấp phép chung cho nhiều thứ (thường là một phần của một gói phần mềm). Đừng dùng nó để ghi thẻ cho hình ảnh do bạn tạo ra. Hãy dùng giấy phép tự do khác, như {{cc-by-sa}}.