Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào
Giao diện
(Đổi hướng từ Wikipedia:TCDV)
Quy định này đã được thay thế bởi Wikipedia:Độ nổi bật sau khi cuộc biểu quyết thay thế “tiêu chuẩn đưa vào” bằng “độ nổi bật” kết thúc vào ngày 11 tháng 5 năm 2009. |
Trang này hiện không hoạt động và được giữ lại vì lý do tham khảo lịch sử. Trang này không còn phù hợp hoặc sự đồng thuận về mục đích của nó đã trở nên không rõ ràng. Để hồi sinh cuộc thảo luận, hãy tìm kiếm nơi có nhiều người xem hơn, như Trang thảo luận chung. |
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Sau đây là các yêu cầu tối thiểu để một nhân vật (hay tổ chức) có thể được đem vào Wikipedia Tiếng Việt. Các điều kiện đã được chọn sau một thời gian thảo luận. Nếu bạn không đồng ý xin dùng trang thảo luận.
Đây là tiêu chuẩn (version 1.4) để lọc một bài viết khỏi Wikipedia Tiếng Việt mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng của cảm tính hay lập trường chính trị. Tiêu chuẩn này được điều chỉnh lại ngày 5 tháng 4 năm 2007. Mặc dù tiêu chuẩn này chưa phải là tuyệt hảo nhưng khi đưa ra tiêu chuẩn, chúng ta tránh khỏi mọi tranh cãi vô ích và không nhất thiết phải giải thích lí lẽ cho bất kì ai có các tư tưởng xung đột.
Điều kiện
Điều kiện cần có để 1 cá nhân hay 1 tổ chức có thể được đăng chính thức trên Wikipedia tiếng Việt
Thỏa mãn 1 trong các điều sau
- Phải được nhắc tới trong các sử liệu trong nước hay ngoài nước. Trường hợp này phải ghi rõ nguồn sử liệu hợp lệ, được công nhận chứ không phải sử liệu ma. Hoặc nhân vật tổ chức này đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính quy của quốc gia.
- Đề tài được có một mục từ trong bất kỳ bách khoa toàn thư tổng quát nào trong bất cứ ngôn ngữ nào, miễn là bách khoa đó có ban biên soạn rõ ràng (không tính Wikipedia).
- Nếu không, thì đã lập một thành tích kỷ lục nào đó tầm cỡ quốc gia được công nhận chính thức (xem thêm trang Sách Kỷ lục Guinness như là một hướng dẫn thế nào là kỷ lục và chỉ xét cấp quốc gia thay vì cấp thế giới).
- Trường hợp không có sử liệu và cũng không lập một kỷ lục được công nhận nào thì xét thỏa mãn 1 trong các tiêu chuẩn phụ sau:
- Có ít nhất 1 tổ chức quốc tế biết tới (hay công nhận) cá nhân hay tổ chức hay nhóm này. Tổ chức quốc tế đó phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Có ít nhất 2 thành viên cấp quốc gia;
- Được Liên Hiệp Quốc công nhận;
- Có hơn 50,000 thành viên của từ 2 nước trở lên.
- Lưu ý: vai trò nhân viên hay thành viên của một tổ chức không có nghĩa là được tổ chức đó công nhận.
- Nếu không có tổ chức quốc tế nào công nhận thì phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Nếu cá nhân hay tổ chức đó là của 1 chính phủ: chỉ khi cá nhân đó hay tổ chức đó thuộc hệ thống hành pháp, tư pháp hay lập pháp đứng đầu cấp tỉnh trở lên (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh).
- Nếu cá nhân hay tổ chức đó thuộc một đảng phái chính trị: thì người đó phải nằm trong hệ thống lãnh đạo cấp tiểu bang hay lãnh đạo trung ương trở lên.
- Nếu chỉ là cá nhân hay tổ chức ngoài các điều trên thì cá nhân đó phải đã hay đang thuộc vào thành phần lãnh đạo và cơ quan đó phải có hơn 20.000 thành viên (hoặc hơn 1/100 tổng dân số của quốc gia mà tổ chức đó sở tại).
- Trường hợp các tiêu chuẩn vẫn không thỏa mãn thì dưạ vào máy truy tìm dữ liệu để điều tra: Hiện tại lớn nhất thế giới là hệ thống Google [1]. Dùng tên của cá nhân, hay tổ chức, đó làm từ khoá (từ khoá này nên có dạng
"<tên>" hay "<tên Anh ngữ>"
. Trong trường hợp có nhiều sự kiện cùng tên thì cần phải điều chỉnh từ khoá để việc đếm số hits được chính xác).- Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước đã phát triển về ngành tin học, có số lượng người dùng máy tính trên 20% (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật,...): nếu số trang tìm thấy nhiều hơn 12.000 thì đủ điều kiện cho vào từ điển.
- Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước chưa phát triển mạnh về ngành tin học (Việt Nam, Lào, Bangladesh,...): nếu số lượng dữ liệu hit trên 1.000 thì đủ điều kiện cho vào từ điển.
- Trường hợp không thỏa mãn hay thỏa mãn, nhưng nếu có thành viên không đồng ý với quyết định xóa hay giữ theo các điều 1, 2, 3, thì bài sẽ được đem ra biểu quyết xóa bài và thực hiện theo thể thức chung của biểu quyết xóa bài.
- Có ít nhất 1 tổ chức quốc tế biết tới (hay công nhận) cá nhân hay tổ chức hay nhóm này. Tổ chức quốc tế đó phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
Xem thêm
- Wikipedia:Độ nổi tiếng: phân tích về thế nào là nổi tiếng theo quan điểm của số đông thành viên tại Wikipedia.
- Tiêu bản:Tiêu chuẩn: dùng để gắn vào những bài đang được tranh cãi về việc có đủ tiêu chuẩn đưa vào hay không.