Bước tới nội dung

Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc)

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:MUSICBIO)

Hướng dẫn về độ nổi bật cho các bài viết liên quan đến âm nhạc cung cấp hướng dẫn cho các biên tập viên trong việc áp dụng khái niệm về độ nổi bật cho các chủ thể liên quan đến âm nhạc, bao gồm nghệ sĩ, ban nhạc, album và bài hát. Việc không thỏa mãn những tiêu chí về độ nổi bật dưới đây không phảitiêu chí xóa nhanh bài viết. Tuy nhiên, một bài viết về một nghệ sĩ hay một ban nhạc không cho thấy được chủ thể của bài viết đó là quan trọng hay có ý nghĩa thì có thể bị xóa nhanh theo tiêu chí BV4. Một thông tin quan trọng, ngay cả khi bị tranh cãi, có thể tránh bị xóa nhanh theo tiêu chí BV4 trong trường hợp yêu cầu xóa bài được đề xuất hoặc biểu quyết xoá bài được đề ra để xác định xem bài viết có nên được xuất hiện trên Wikipedia hay không.

Nhiều biên tập viên tham gia tích cực vào đề tài âm nhạc trên Wikipedia cho rằng một chủ thể âm nhạc (chẳng hạn như ban nhạc hoặc nhóm nhạc kịch) xứng đáng là một bài viết bách khoa. Xin lưu ý rằng việc không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong các tiêu chí dưới đây không có nghĩa là một bài viết phải bị xóa; ngược lại, đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong số này không có nghĩa là một bài viết phải được giữ. Đúng hơn, đây là những quy tắc ngón tay cái được một số biên tập viên sử dụng khi quyết định có nên giữ một bài viết được liệt kê tại biểu quyết xóa bài hay không.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn của Wikipedia về khả năng kiểm chứng đượcđộ nổi bật, bài viết được đề cập phải thực sự thể hiện rằng tiêu chí này là đúng. Thông tin không có nguồn hoặc có nguồn yếu trong bài viết hoặc khẳng định tầm quan trọng của ban nhạc trên trang thảo luận hoặc trang AfD là chưa đủ; bản thân bài viết phải tự thể hiện được độ nổi bật thông qua việc sử dụng các nguồn đáng tin cậy, và không có tiêu chí nào được liệt kê trong trang này được phép miễn trừ việc phải dẫn nguồn đáng tin cậy của bài viết.

Xem thêm Wikipedia:Độ nổi bật (người) để biết hướng dẫn về độ nổi bật cho các bài viết tiểu sử nói chung.

Nghệ sĩ và nhóm biểu diễn

Một nghệ sĩ hoặc một nhóm biểu diễn – bao gồm ban nhạc, ca sĩ, rapper, dàn nhạc, DJ, nhóm nghệ sĩ nhạc kịch, nghệ sĩ chơi nhạc cụ, v.v. – có thể nổi bật nếu thỏa mãn ít nhất một trong các tiêu chí sau.

Lưu ý rằng dù tiêu chí độ nổi bật được xác định là gì thì tiêu chí đó phải được xác minh đúng cách bởi những nguồn đáng tin cậy độc lập với các tài liệu quảng cáo tự xuất bản của chủ thể. Việc các nghệ sĩ mới nổi muốn có một bài viết trên Wikipedia để công khai đưa ra các tuyên bố mang tính thổi phồng hoặc sai sự thật là vô cùng phổ biến, chẳng hạn như đưa ra con số xếp hạng cho các bài hát không được xếp hạng (hoặc chỉ được xếp hạng trên một bảng xếp hạng âm nhạc không nổi bật) hoặc đề cử cho các giải thưởng không đủ nổi bật để vượt qua tiêu chí số 8 (bên dưới). Do đó, độ nổi bật không được xác định bởi nội dung bài viết, mà được xác định qua việc nội dung bài viết đó được hỗ trợ bởi các tham chiếu tới thông tin xác minh độc lập trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy như thế nào.

  1. Là chủ đề của nhiều ấn phẩm đã xuất bản, xuất hiện trong các nguồn đáng tin cậy, không tự xuất bảnđộc lập với nghệ sĩ hoặc nhóm biểu diễn đó.[note 1]
    • Tiêu chí này bao gồm các ấn phẩm đã được xuất bản dưới mọi hình thức, chẳng hạn như các bài báo, sách, tạp chí, phiên bản trực tuyến của các báo in và phim tài liệu truyền hình[note 2] ngoại trừ:
      • Mọi bản in lại của các thông cáo báo chí, các ấn phẩm khác mà nhạc sĩ hoặc nhóm biểu diễn tự nói về chính họ và tất cả các quảng cáo đề cập đến nhạc sĩ hoặc nhóm biểu diễn, bao gồm cả quảng cáo của nhà sản xuất.[note 3]
      • Tác phẩm chỉ bao gồm những thông tin cơ bản, chẳng hạn như các bài viết chỉ đơn giản là ghi lại ngày biểu diễn, thông tin phát hành hoặc danh sách bài hát, hoặc thông tin liên hệ chi tiết.
      • Các bài viết trên một tờ báo của trường trung học hoặc trường đại học (hoặc tương tự), trong hầu hết mọi trường hợp.
  2. Đã có một đĩa đơn hoặc một album trên bảng xếp hạng âm nhạc quốc gia của bất kỳ quốc gia nào.
  3. Đã được chứng nhận đĩa vàng hoặc cao hơn tại ít nhất một quốc gia.
  4. Đã được đưa tin trên các nguồn độc lập đáng tin cậy về chuyến lưu diễn hòa nhạc quốc tế hoặc chuyến lưu diễn hòa nhạc quốc gia tại ít nhất một quốc gia có chủ quyền.
  5. Đã phát hành ít nhất hai album qua một hãng thu âm lớn hoặc một trong những hãng thu âm độc lập quan trọng (tức là một hãng thu âm độc lập đã hoạt động hơn vài năm với một danh sách các nghệ sĩ biểu diễn, mà nhiều trong số họ đạt độ nổi bật một cách độc lập).
  6. Là một nhóm biểu diễn có hai hoặc nhiều nghệ sĩ độc lập nổi bật hoặc là một nghệ sĩ đã là một thành viên nổi bật của hai hoặc nhiều nhóm biểu diễn độc lập nổi bật.[note 4] Điều này nên được điều chỉnh thích hợp cho từng thể loại âm nhạc; chẳng hạn như một cá nhân đã biểu diễn hai vai chính tại các nhà hát opera lớn. Lưu ý rằng tiêu chí này cần phải được diễn giải một cách thận trọng, vì đã có những trường hợp tiêu chí này được trích dẫn theo cách vòng tròn để tự tạo ra một vòng lặp nổi bật (ví dụ: các nhạc sĩ "nổi bật" chỉ vì đã từng thuộc hai ban nhạc, và một trong hai hoặc cả hai ban nhạc đó lại là "nổi bật" vì những nhạc sĩ đó đã ở trong đó. )
  7. Đã trở thành một trong những đại diện nổi bật nhất của một phong cách nổi bật hoặc nổi bật nhất ở một khu vực của một thành phố; lưu ý rằng chủ thể vẫn phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm cả khả năng kiểm chứng được.
  8. Đã chiến thắng hoặc được đề cử cho một giải thưởng âm nhạc lớn, chẳng hạn như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice hoặc Cống hiến.[note 5]
  9. Đã giành được vị trí quán quân, á quân hoặc thứ ba trong một cuộc thi âm nhạc lớn.
  10. Đã biểu diễn âm nhạc cho một tác phẩm truyền thông nổi bật, ví dụ: biểu diễn chủ đề cho một chương trình truyền hình mạng, biểu diễn trong một chương trình truyền hình hoặc phim điện ảnh nổi bật, được xuất hiện trong một album tổng hợp nổi bật, v.v. (Nhưng nếu đây là yếu tố duy nhất, có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu chủ thể được đề cập trong bài viết chính về tác phẩm truyền thông và có trang đổi hướng đến bài viết đó. Đọc chính sáchhướng dẫn về độ nổi bật cho các chủ thể chỉ nổi bật tại một sự kiện để làm rõ thêm).
  11. Đã được phát sóng nhiều lần trên toàn quốc bởi một đài phát thanh hoặc đài truyền hình âm nhạc quốc gia lớn
  12. Đã là một chủ thể nổi bật của một phân đoạn phát sóng quan trọng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình quốc gia.

Thành viên cá nhân, nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình truyền hình thực tế

  1. Thành viên của các ban nhạc nổi bật được đổi hướng đến bài viết của ban nhạc, không được đưa ra các bài viết riêng lẻ, trừ khi thành viên ấy đã chứng minh được độ nổi bật của cá nhân.
  2. Ca sĩ và nhạc sĩ chỉ nổi bật khi tham gia một chương trình truyền hình thực tế có thể được đổi hướng đến bài viết về chương trình truyền hình thực tế đó, cho đến khi họ chứng minh được rằng cá nhân đủ nổi bật một cách độc lập.

Nhà soạn nhạc và người viết lời bài hát

Nhà soạn nhạc hoặc người viết lời bài hát có thể nổi bật nếu họ đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

  1. Đã được đề tên cho việc sáng tác hoặc đồng sáng tác phần lời hoặc phần nhạc cho một tác phẩm âm nhạc nổi bật.
  2. Đã sáng tác bài hát nhạc kịch (bao gồm nhạc kịch, opera, v.v.) được biểu diễn trong một nhà hát nổi bật, vì những buổi diễn như vậy đều được đánh giá trong hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian xác định.
  3. Đã có tác phẩm làm cơ sở cho sáng tác sau này của một người viết lời bài hát hoặc nhà soạn nhạc đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
  4. Đã sáng tác một tác phẩm âm nhạc giành chiến thắng (hoặc trong một số trường hợp đã giành được vị trí á quân hoặc vị trí khác) trong một cuộc thi âm nhạc lớn không tổ chức cho các nghệ sĩ mới.
  5. Đã được ghi nhận là người có ảnh hưởng lớn hoặc là giáo viên của một nhà soạn nhạc hoặc người viết lời bài hát đã đáp ứng các tiêu chí trên.
  6. Xuất hiện với độ dài hợp lý trong các sách tham khảo tiêu chuẩn về thể loại âm nhạc của họ.

Nếu có thể, các nhà soạn nhạc hoặc người viết lời bài hát không có đủ thông tin kiểm chứng để đảm bảo độ nổi bật nên được hợp nhất vào bài viết về tác phẩm của họ. Khi một nhà soạn nhạc hoặc người viết lời bài hát được biết đến với nhiều tác phẩm, việc hợp nhất như vậy có thể không khả thi.

Khác

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn nằm ngoài sự quan tâm của số đông các phương tiện truyền thông có thể nổi bật nếu họ đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

  1. Thường xuyên được đề cập trong các ấn phẩm dành cho một tiểu văn hóa âm nhạc nổi bật.
  2. Đã sáng tác một số giai điệu hoặc tiêu chuẩn nổi bật được sử dụng trong một thể loại âm nhạc nổi bật.
  3. Được trích dẫn trong các nguồn đáng tin cậy là có ảnh hưởng về phong cách, kỹ thuật hoặc cách giảng dạy cho một thể loại âm nhạc cụ thể.
  4. Được trích dẫn bởi các nguồn đáng tin cậy là đã tạo ra một truyền thống trong một thể loại âm nhạc cụ thể.
  5. Được đề cập là có ảnh hưởng đáng kể về mặt âm nhạc tới các nhạc sĩ hoặc nhà soạn nhạc đáp ứng các tiêu chí trên.

Bản ghi âm

Tất cả các bài viết về album hoặc các bản ghi âm khác phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản trong hướng dẫn về độ nổi bật, với độ bao phủ đáng kể trong các nguồn đáng tin cậy độc lập với chủ thể.

Riêng đối với các bản ghi âm, một bản ghi âm có thể nổi bật nếu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

  1. Là chủ đề của nhiều ấn phẩm đã xuất bản, xuất hiện trong các nguồn đáng tin cậy, không tự xuất bảnđộc lập với nghệ sĩ hoặc nhóm biểu diễn đã tạo ra tác phẩm đó.
    • Tiêu chí này bao gồm các ấn phẩm đã được xuất bản dưới mọi hình thức, chẳng hạn như các bài báo, sách, tạp chí, phiên bản trực tuyến của các báo in và phim tài liệu truyền hình[note 2] ngoại trừ:
      • Mọi bản in lại của các thông cáo báo chí, các ấn phẩm khác mà nhạc sĩ hoặc nhóm biểu diễn tự nói về bản ghi âm và tất cả các quảng cáo đề cập đến bản ghi âm, bao gồm cả quảng cáo của nhà sản xuất.
      • Các bài viết trên một tờ báo của trường trung học hoặc trường đại học (hoặc tương tự), trong hầu hết mọi trường hợp.
  2. Bản ghi âm đã xuất hiện trên bảng xếp hạng âm nhạc quốc gia của bất kỳ quốc gia nào.
  3. Bản ghi âm đã được chứng nhận đĩa vàng hoặc cao hơn ở ít nhất một quốc gia.
  4. Bản ghi âm đã chiến thắng hoặc được đề cử cho một giải thưởng âm nhạc lớn, chẳng hạn như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice hoặc Cống hiến.[note 5]
  5. Bản ghi âm đã được biểu diễn trong một tác phẩm truyền thông nổi bật, ví dụ: là chủ đề cho một chương trình truyền hình mạng, biểu diễn trong một chương trình truyền hình hoặc phim điện ảnh nổi bật, được đưa vào một album tổng hợp nổi bật, v.v. (Nhưng nếu đây là yếu tố duy nhất, có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu chủ thể được đề cập trong bài viết chính về tác phẩm truyền thông và có trang đổi hướng đến bài viết đó. Đọc chính sáchhướng dẫn về độ nổi bật cho các chủ thể chỉ nổi bật tại một sự kiện để làm rõ thêm).
  6. Bản ghi âm đã được phát sóng nhiều lần trên toàn quốc bởi một đài phát thanh hoặc đài truyền hình âm nhạc quốc gia lớn.
  7. Bản ghi đã là một chủ thể nổi bật của một phân đoạn phát sóng quan trọng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình quốc gia.

Ngoài độ nổi bật, một bài viết độc lập chỉ thích hợp khi có đủ thông tin để đảm bảo một bài viết chi tiết hợp lý; các bài viết không bao giờ có khả năng phát triển vượt mức sơ khai nên được hợp nhất vào bài viết chính của nghệ sĩ hoặc danh sách đĩa nhạc của nghệ sĩ đó.

Album

Một album cần có độ nổi bật của riêng tác phẩm và độ nổi bật đó không được kế thừacần có nguồn kiểm chứng độc lập. Việc một album là bản ghi âm được phát hành chính thức của một nhạc sĩ hoặc nhóm biểu diễn nổi bật không phải là lý do để có một bài viết độc lập cho album đó. Ngược lại, một album không cần phải của một nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nổi bật mới có thể xứng đáng có một bài viết độc lập nếu nó đáp ứng nguyên tắc chung về độ nổi bật. Các bài viết về album chỉ có tối thiểu phần danh sách bài hát có thể được hợp nhất một cách hợp lý vào bài viết chính của nghệ sĩ hoặc danh sách đĩa nhạc của nghệ sĩ đó, nếu có đủ không gian cho phép.

Đĩa đơn

Một đĩa đơn cần có nổi bật của riêng tác phẩm và độ nổi bật đó không được kế thừacần có nguồn kiểm chứng độc lập. Việc một đĩa đơn là bản ghi âm được phát hành chính thức của một nhạc sĩ hoặc nhóm biểu diễn nổi bật không phải là lý do để có một bài viết độc lập cho đĩa đơn đó. Thông tin về một đĩa đơn có thể được hợp nhất một cách hợp lý vào bài viết chính của nghệ sĩ hoặc danh sách đĩa nhạc của nghệ sĩ đó, nếu có đủ không gian cho phép.

Sản phẩm không được phát hành

Sản phẩm không được phát hành – bao gồm bản demo, mixtape, bootleg, bản ghi âm chỉ dành cho mục đích quảng cáo – chỉ nổi bật nếu có độ bao phủ độc lập đáng kể trong các nguồn đáng tin cậy.

Trong một số trường hợp đặc biệt, một album chưa phát hành có thể đủ điều kiện có một bài viết riêng nếu có đầy đủ thông tin xác minh và nguồn tham chiếu chính xác về tác phẩm – ví dụ: Album Chinese Democracy năm 2008 của Guns N' Roses trên Wikipedia tiếng Anh đã có một bài viết sớm nhất là vào năm 2004 vì tác phẩm đã được rất nhiều nguồn đáng tin cậy nhắc tới về quá trình thực hiện album đầy phức tạp của Axl Rose. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho một số rất nhỏ các dự án đặc biệt nổi bật – nhìn chung, một album không nên có một bài viết độc lập cho đến khi tất cả tiêu đề, danh sách bài hát và ngày phát hành được nghệ sĩ hoặc hãng thu âm của tác phẩm xác nhận công khai.

Các bài viết và thông tin về album có xác nhận ngày phát hành trong thời gian gần phải được xác nhận bởi các nguồn đáng tin cậy. Một bài viết độc lập không nên được tạo ra cho đến khi có đầy đủ thông tin đáng tin cậy có nguồn gốc về một sản phẩm được phát hành trong tương lai. Ví dụ: một album trong tương lai có bài viết với tiêu đề "Album tiếp theo của (Nghệ sĩ)" và chỉ bao gồm suy đoán trên blog hoặc diễn đàn người hâm mộ về các tiêu đề có thể có hoặc các bài hát có thể có trong album – và thậm chí ngay cả khi chỉ có một số thông tin có thể xác minh được về tác phẩm – là vi phạm Wikipedia không phải là nơi phỏng đoán về những chuyện chưa xảy ra và chỉ nên được thảo luận trong bài viết của nghệ sĩ.

Bài hát

Các bài hát và đĩa đơn có thể nổi bật nếu chúng là chủ thể[1] của nhiều ấn phẩm đã xuất bản[2]nguồn độc lập với nghệ sĩ và hãng thu âm. Điều này bao gồm các ân phẩm đã xuất bản dưới mọi hình thức, chẳng hạn như các bài báo, sách, phim tài liệu truyền hình hoặc các bài phê bình. Điều này không bao gồm việc tái bản trên phương tiện truyền thông của các thông cáo báo chí hoặc các ấn phẩm khác mà nghệ sĩ, hãng thu âm, bên đại diện của họ hoặc các bên tư lợi khác quảng cáo hoặc nói về tác phẩm.[3] Mức độ bao phủ của một bài hát trong bối cảnh bài đánh giá về album chứa bài hát đó không tạo nên độ nổi bật. Nếu thông tin duy nhất của một bài hát là ở trong bối cảnh các bài đánh giá về album chứa bài hát đó thì thông tin đó phải có trong bài viết về album và không tạo một bài viết độc lập về bài hát đã nêu.

Ngoài độ nổi bật, một bài viết độc lập chỉ thích hợp khi có đủ thông tin để đảm bảo một bài viết chi tiết hợp lý; các bài viết không bao giờ có khả năng phát triển vượt mức sơ khai nên được hợp nhất vào bài viết chính của nghệ sĩ hoặc album.

Một bài viết độc lập về một bài hát cần đáp ứng các tiêu chí trên. Ngoài ra, các tiêu chí dưới đây cho thấy một bài hát hoặc đĩa đơn có thể đủ nổi bật với độ bao phủ trong các nguồn độc lập đáng tin cậy.

  1. Đã xuất hiện trên bảng xếp hạng âm nhạc quốc gia của bất kỳ quốc gia nào. (Lưu ý một lần nữa rằng điều này chỉ ra rằng chỉ một bài hát có thể nổi bật, không phải là nổi bật. )
  2. Đã chiến thắng hoặc được đề cử cho một giải thưởng âm nhạc lớn, chẳng hạn như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice hoặc Cống hiến.[note 5]
  3. Đã được phát hành độc lập dưới dạng bản ghi âm của một số nghệ sĩ, ban nhạc hoặc nhóm nhạc nổi bật.

Các bài hát có phiên bản cover nổi bật thường được đề cập trong một bài viết chung về bài hát gốc và các phiên bản cover.

  • Lưu ý 1: Các bài hát không đủ nổi bật cho một bài viết độc lập nên chuyển hướng đến một bài viết có liên quan khác, chẳng hạn như bài viết về người viết lời bài hát, một album nổi bật hoặc nghệ sĩ đã trình bày bài hát đó.
  • Lưu ý 2: Các nguồn phải luôn được thêm vào cho bất kỳ thông tin về lịch sử hoặc nội dung thứ cấp được truyền lại. Wikiversity và Wikibooks có các chính sách khác nhau và có thể là nơi thích hợp hơn cho loại nội dung này.

Chuyến lưu diễn âm nhạc

Các chuyến lưu diễn âm nhạc có thể nổi bật nếu được nhắc tới đáng kể trên nhiều nguồn đáng tin cậy độc lập. Mức độ bao phủ như vậy có thể cho thấy độ nổi bật về phương pháp tiếp cận nghệ thuật, thành công về mặt tài chính, mối quan hệ với khán giả. Các nguồn chỉ đơn thuần xác nhận rằng một chuyến lưu diễn đã xảy ra không đủ để chứng minh độ nổi bật của chuyến lưu diễn đó. Các chuyến lưu diễn không được trích dẫn tham khảo đầy đủ trong các nguồn thứ cấp nên được đề cập một phần trên trang của nghệ sĩ hơn là tạo một bài viết riêng. Một chuyến lưu diễn đáp ứng các tiêu chuẩn về độ nổi bật không làm cho tất cả các chuyến lưu diễn liên kết với nghệ sĩ đó trở nên nổi bật. Bad World Tour năm 1988 của Michael Jackson là một ví dụ về một chuyến lưu diễn âm nhạc nổi bật.

Nguồn tham khảo

Các nguồn trực tuyến tốt cho các bản ghi âm là công cụ tìm kiếm MusicBrainz[note 6] hoặc công cụ tìm kiếm AllMusic. Thông tin về quyền sở hữu đối với các bài hát có bản quyền tại Hoa Kỳ có thể được tìm thấy trên tiện ích tìm kiếm ASCAP ACE và BMI. Khi tìm kiếm chuyên sâu, tìm kiếm sách của Google Book có thể làm rõ các thông tin cần thiết. Đối với thông tin đã thu hút sự chú ý của giới học thuật, tìm kiếm trên Google Scholar có thể đem lại hiệu quả.

Nếu chủ thể không nổi bật

Wikipedia không được có một bài viết riêng biệt về một cá nhân, ban nhạc hoặc tác phẩm âm nhạc không đáp ứng các tiêu chí của hướng dẫn này hoặc hướng dẫn về độ nổi bật nói chung, hoặc bất kỳ chủ thể nào mà – mặc dù người đó đáp ứng các quy tắc ngón tay cái được mô tả ở trên – các biên tập viên sau cùng vẫn không thể tìm thấy các nguồn độc lập cung cấp thông tin chuyên sâu về chủ thể đó. Mục tiêu của Wikipedia không bao gồm các bài viết nhỏ không bao giờ có thể mở rộng, cũng không phải các bài viết chủ yếu dựa trên những gì đối tượng tự nói về bản thân họ.

Tuy nhiên, thông tin về các chủ thể đó có thể được đưa vào Wikipedia theo những cách khác nhau, miễn là đáp ứng các điều kiện nhất định. Thông tin về một nhạc sĩ, nhóm nhạc hoặc tác phẩm không đủ điều kiện để có một bài viết riêng biệt và độc lập có thể được lưu giữ bằng cách thêm thông tin này vào các bài viết có liên quan nếu thông tin đó:

Ví dụ, thông tin về các thành viên riêng lẻ của một nhóm nhạc thường được hợp nhất thành các bài viết lớn hơn về nhóm. Các bài hát có thể được mô tả trong một đĩa nhạc hoặc trong các danh sách bài hát. Các đổi hướng thích hợp từ tên của chủ thể và các mục trong các trang định hướng có thể được tạo ra để giúp người đọc tìm thấy những thông tin đó.

Ghi chú

  1. ^ Tự quảng cáo và giới thiệu sản phẩm không phải là cách để có một bài viết bách khoa. Các tác phẩm đã xuất bản phải là do người khác viết về nhạc sĩ, nhóm biểu diễn, nhà soạn nhạc hoặc người viết lời hoặc các tác phẩm của họ. (Xem quy định về nguồn tự xuất bản để biết chi tiết về độ tin cậy của các nguồn đó và quy định về xung đột lợi ích đối với việc xử lý tài liệu quảng cáo.) Đáng chú ý là liệu những cá nhân độc lập với chủ thể đó có thực sự coi nhạc sĩ, nhóm biểu diễn, nhà soạn nhạc hoặc người viết lời là đủ nổi bật để họ viết và xuất bản những tác phẩm tập trung vào chủ thể đó hay không. Dễ dàng nhận thấy lý do cho điều này – một cá nhân chỉ đơn giản nói về bản thân họ trên blog cá nhân, trang web, nhà xuất bản sách, trang mạng xã hội hoặc trang mạng âm nhạc, v.v., không có nghĩa là họ đủ nổi bật trong thế giới nói chung. Nếu việc này xảy ra thì ai ai có thể có một bài viết về riêng mình. Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin.
  2. ^ a b Những yếu tố tạo nên một "tác phẩm được xuất bản" là vô cùng nhiều.
  3. ^ Ví dụ: các tài liệu công khai (bao gồm số liệu doanh số, áp phích quảng cáo, tờ rơi, quảng cáo in ấn và liên kết đến trang web chính thức của công ty) liệt kê nghệ sĩ là người chứng thực hoặc chứa "cuộc phỏng vấn chứng thực" với nghệ sĩ.
  4. ^ Nhìn chung trong một nhóm biểu diễn nhỏ, tất cả thành viên trong nhóm đều nổi bật một cách hợp lý, nhưng, ví dụ, với thành viên của một dàn đồng ca (không nổi bật) trong hai vở nhạc kịch Broadway có hàng chục người tham gia thì cá nhân đó thường không đủ độ nổi bật.
  5. ^ a b c Giải thưởng Cống hiến đã thông qua biểu quyết tại Thảo_luận_Wikipedia:Dự_án/Âm_nhạc#Độ_nổi_bật_của_Âm_nhạc_Việt_Nam.
  6. ^ Xin lưu ý rằng MusicBrainz là cơ sở dữ liệu do người dùng tạo ra, không phải là một nguồn đáng tin cậy.

Ghi chú NSONG

  1. ^ "Chủ thể" của một ấn phẩm có nghĩa là sự đối xử không tầm thường và không bao gồm việc chỉ đề cập đến bài hát / đĩa đơn, nhạc sĩ / ban nhạc của tác phẩm đó hoặc về việc phát hành, giá thành và tiểu tiết không cần thiết khác một cách thoáng qua.
  2. ^ Số lượng nguồn đáng tin cậy cần thiết để thiết lập độ nổi bật là khác nhau đối với các bài hát ở các thời kỳ khác nhau. Các nguồn đáng tin cậy có sẵn (đặc biệt là trực tuyến) tăng dần lên vào thời đại ngày nay.
  3. ^ Tự quảng cáo và giới thiệu sản phẩm không phải là cách để có một bài viết bách khoa. Các tác phẩm đã xuất bản phải là do người khác viết về bài hát hoặc đĩa đơn. (Xem quy định về nguồn tự xuất bản để biết chi tiết về độ tin cậy của các nguồn đó và quy định về xung đột lợi ích đối với việc xử lý tài liệu quảng cáo.) Đáng chú ý là liệu những cá nhân độc lập với chủ thể đó (hoặc nghệ sĩ và hãng thu âm của chủ thể đó) có thực sự coi bài hát hoặc đĩa đơn là đủ nổi bật để họ viết và xuất bản những tác phẩm tập trung vào bài hát hoặc đĩa đơn đó hay không.