Wikipedia:"Bỏ qua mọi quy tắc" nghĩa là gì?
Đây là trang giải thích bổ sung cho Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc. Trang này nhằm cung cấp thông tin bổ sung về các khái niệm trong (các) trang mà nó bổ sung. Trang này không phải là một quy định hay hướng dẫn, vì nó không được cộng đồng xem xét kỹ lưỡng. |
Tóm tắt trang này: Quan trọng trong việc sửa đổi trên Wikipedia là cải thiện bài viết, chứ không phải là tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, WP:BQMQT không nên được dùng làm lý do để sửa đổi gây hại. |
“ | Nếu một quy tắc ngăn không cho bạn nâng cao chất lượng hay duy trì Wikipedia, hãy bỏ qua nó. | ” |
— Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc |
Bạn không cần đọc bất kì quy tắc nào trước khi đóng góp cho Wikipedia. Nếu bạn làm những gì hợp lý, khi đó thường là bạn làm đúng, và nếu không đúng, đừng lo ngại - chúng ta ai cũng phạm sai lầm. Có thể dễ dàng sửa ngay cả những sai lầm tệ hại nhất: các phiên bản cũ của một trang vẫn được giữ tại lịch sử sửa đổi và có thể được khôi phục lại. Nếu chúng tôi không đồng ý với các sửa đổi của bạn, chúng ta sẽ thảo luận một cách lịch sự và có suy nghĩ, và chúng ta sẽ tìm ra giải pháp. Vậy đừng lo ngại. Hãy táo bạo và tìm niềm vui trong việc giúp đỡ xây dựng bộ từ điển bách khoa mở này.
Mặc dù có cái tên "Bỏ qua mọi quy tắc", nhưng quy định đó không làm hại đến các quy tắc khác. Mục đích của nó là giữ cho các quy tắc kia không phương hại đến những gì chúng ta đang làm ở đây: xây dựng bách khoa toàn thư. Các quy định/hướng dẫn có tầm quan trọng zero khi so sánh với mục đích đó. Số không. Nếu các quy tắc hỗ trợ cho mục đích đó thì tốt. Nếu chúng gây cản trở, hãy bỏ qua ngay lập tức.
Dưới đây là một số giải thích về ý nghĩa của "Bỏ qua mọi quy tắc".
Hiểu đúng về "Bỏ qua mọi quy tắc"
- Bạn không cần học các quy tắc trước khi đóng góp. Đúng là chúng tôi đã nói vậy, nhưng ý này đáng được nhắc lại.
- Đừng nhắm mắt làm theo các chỉ dẫn đã được viết, thay vào đó, mỗi khi sửa đổi, hãy xét xem bách khoa toàn thư được lợi hay bị thiệt hại như thế nào. (Xem thêm mục Dùng lẽ thường, bên dưới.)
- Các quy tắc có được quyền lực áp chế không phải bởi được viết trong một trang có đề "hướng dẫn" hay "quy định", mà từ việc nó phản ánh các quan điểm và cách làm việc của rất nhiều thành viên. (Xem thêm Wikipedia:Đồng thuận.)
- Đa số các quy tắc đều có tính miêu tả chứ không ấn định; chúng miêu tả cách làm việc hiện hành. Đôi khi chúng không theo kịp các cách làm việc mà chúng miêu tả. (Xem thêm Wikipedia:Sản phẩm, quy trình, quy định.)
- Trò thày cò Wiki không có tác dụng. Các kẽ hở pháp lý và các thuật ngữ chuyên môn không tồn tại trên Wiki. Wikipedia không quan liêu; cũng không phải cuộc tranh luận pháp lý giả định, chẳng phải trò chơi nomic, mà cũng chẳng phải trò chơi Mao.
- Tinh thần của quy tắc đứng trên lời lẽ của quy tắc. Mục đích chung của việc xây dựng một bách khoa toàn thư còn đứng trên cả hai. Nếu mục đích chung đó được phục vụ tốt hơn bằng cách bỏ qua lời lẽ của một quy tắc cụ thể nào đó, thì có lẽ nên lờ quy tắc đó đi.
- Việc làm theo các quy tắc không quan trọng bằng việc sử dụng óc suy xét tốt cùng hành động chu đáo và có suy nghĩ, luôn luôn ghi nhớ rằng không phải chỉ những người đồng ý với bạn mới tỏ ra có óc suy xét tốt. (Xem thêm Wikipedia:Thái độ văn minh.)
- Đại khái là 1 trạng thái trống rỗng, có thể hiểu bởi 1 chữ theo tiếng Hán là "Vô", khi đạt được tới 1 "level" hay gọi là cảnh giới trong tâm lý học thì đối với một việc mọi vật đều là tự nhiên vốn dĩ đó là điều căn bản, bao gồm cả những thứ khó nhằn như lý thuyết tập hợp. Hiểu hết thì sẽ là "vô", là bỏ qua mọi quy tắc.
Hiểu sai về "Bỏ qua mọi quy tắc"
- "Bỏ qua mọi quy tắc" không có nghĩa mọi hành động đều có thể biện minh được. Nó không phải là con Át chủ bài. Khi được hỏi, một người bỏ qua quy tắc phải giải thích tại sao hành động của họ lại làm tăng chất lượng cho Wikipedia. Thực ra, lúc nào người nào cũng nên có khả năng làm điều đó. Hãy đảm bảo rằng câu trả lời luôn luôn sẵn sàng!
- "Bỏ qua mọi quy tắc" không ngăn bạn viện dẫn một quy tắc nào đó đối với một người vi phạm nó, nhưng hãy lưu ý rằng có thể óc phán xét của người đó đã đúng. (Xem thêm Wikipedia:Giữ thiện ý.)
- "Bỏ qua mọi quy tắc" không phải là một câu trả lời khi ai đó hỏi tại sao bạn vi phạm một quy tắc. Hầu hết các quy tắc được đúc kết từ nhiều kinh nghiệm và tồn tại vì các lý do khá là tốt đẹp; do đó chỉ nên vi phạm chúng khi có các lý do đúng đắn.
- "Bỏ qua mọi quy tắc" không phải là một sự miễn trừ trách nhiệm. Bạn vẫn chịu trách nhiệm về các hiệu ứng tương lai của các hành động của mình đối với bách khoa toàn thư và các thành viên khác.
- "Bỏ qua mọi quy tắc" không phải là một lời mời sử dụng Wikipedia cho các mục đích đi ngược lại với việc xây dựng một bách khoa toàn thư mở. (Xem thêm Wikipedia:Giới thiệu và Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia.)
Dùng lẽ thường
Wikipedia có nhiều quy định hoặc cái mà nhiều người coi là "quy tắc". Thay vì cố tuân theo mọi quy tắc, bạn có thể dùng lẽ thường (hay nhận thức thông thường) khi tiến hành sửa đổi. Việc bị quá nhiều quy tắc bao bọc có thể gây ra sự mất mát về tầm nhìn, vì vậy có những lúc việc bỏ qua một quy tắc là tốt hơn. Ngay cả khi một đóng góp "vi phạm" câu chữ chính xác của một quy tắc, nó vẫn có thể là một đóng góp hữu ích. Tương tự, chỉ vì một điều gì đó không bị cấm trong một tài liệu thành văn, hoặc thậm chí được cho phép một cách rõ ràng, không có nghĩa đó là một ý tưởng hay trong tình huống nhất định. Mục tiêu của chúng ta là nâng cao chất lượng Wikipedia để cung cấp thông tin tốt hơn cho độc giả. Việc bạn có thể nêu rõ lý do "theo nhận thức thông thường" vì sao một sửa đổi là có ích cho bách khoa toàn thư là điều hay, và các biên tập viên không nên bỏ qua những lập luận đó chỉ vì chúng không đi kèm một loạt các liên kết viết tắt đến quy định chính thức. Nguyên lý của các quy tắc—làm cho Wikipedia và các dự án anh chị em khác của nó phát triển—quan trọng hơn câu chữ. Các biên tập viên nên sử dụng óc phán đoán tốt nhất của mình.
Vì sao lại không đưa "dùng lẽ thường" làm quy định chính thức? Việc này không cần thiết; với vai trò là một nguyên lý cơ bản, nó đứng trên bất kỳ quy định nào khác.
Chẳng có lẽ thường nào cả
Khi thúc đẩy một luận điểm hoặc biện minh cho một hành động, hãy dùng những quy ước sẵn có, các nguyên lý nền tảng và lợi ích của bách khoa toàn thư làm cơ sở cho lập luận của bạn, chứ không phải là nhận thức thông thường của chính bạn. Việc khuyến khích một biên tập viên khác "chỉ sử dụng lẽ thường" có khả năng bị coi là xúc phạm, vì những lý do chính đáng. Nếu trong một trường hợp cụ thể, bạn cảm thấy rằng việc tuân theo một quy tắc theo nghĩa đen sẽ gây hại cho bách khoa toàn thư, hoặc việc làm một điều gì đó mà các quy tắc cho phép sẽ làm suy giảm chất lượng của nó, thì thay vì nói với người không đồng ý rằng hãy sử dụng nhận thức thông thường, chỉ cần tập trung vào việc giải thích lý do tại sao bỏ qua các quy tắc sẽ giúp cải thiện Wikipedia trong trường hợp đó.
Hãy cẩn thận khi trích dẫn nguyên lý này một cách quá mức. Mặc dù có thể chấp nhận được việc giải thích hành động của bạn bằng cách nói, "tôi thấy đó là nhận thức thông thường", nhưng bạn nên lưu ý để không ngụ ý rằng các biên tập viên khác không có lẽ thường, một điều vốn có thể bị coi là thiếu văn minh. Các thành viên Wikipedia đến từ nhiều nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo, chính trị, văn hóa và ý thức hệ khác nhau và có những nhận thức rất khác nhau. Các biên tập viên khác có thể gán những ý nghĩa và giá trị cho các từ ngữ và khái niệm theo cách rất khác so với bạn, vì vậy hãy cố gắng trình bày lập luận của mình một cách đầy đủ nhất có thể. Việc trích dẫn các quy định và hướng dẫn cụ thể có thể sẽ hiệu quả hơn là chỉ viện dẫn "lẽ thường" và để nguyên như vậy.
Sơ đồ
Giả sử bạn có một ý tưởng…
- Bạn có chắc rằng nó là một ý tưởng tốt theo lẽ thường và nó giúp phát triển bách khoa toàn thư không?
- Không: KHÔNG THỰC HIỆN
- Có:
- Nó có phá vỡ quy tắc không?
- Không: THỰC HIỆN
- Có:
- Có phải do quy tắc đó là sai không?
- Không: Bỏ qua quy tắc và THỰC HIỆN
- Có: Thay đổi quy tắc và THỰC HIỆN
- Có phải do quy tắc đó là sai không?
- Nó có phá vỡ quy tắc không?