Wikipedia:Dự án/Giải phẫu học
|
Chào mừng bạn đến với Dự án Giải phẫu học trên Wikipedia Tiếng Việt!
|
Dự án Giải phẫu học được thành lập nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các mục bài viết liên quan đến Giải phẫu học và Mô học. Nếu bạn quan tâm, xin hãy gia nhập dự án. Hoặc nếu bạn gặp phải khó khăn khi soạn thảo các mục bài mà dự án hỗ trợ, xin vào phần thảo luận và gửi khúc mắc của bạn đến cho chúng tôi.
Các thành viên tham gia đóng góp
Để gia nhập dự án, bạn chỉ cần thêm tên của mình vào phía dưới của danh sách sau và đưa thẻ Thành viên dự án Giải phẫu học vào trang cá nhân của bạn. Các bạn có thể mời những thành viên khác cùng tham gia dự án bằng cách đặt thẻ Thư mời GPH tại trang thảo luận của họ.
Rất mong sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các thành viên!
STT | Thành viên | Mảng | Bạn là SV trường Y/ Dược hoặc bạn là nhân viên y tế? | |||
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Mongrangvebet | Viết về các chi tiết giải phẫu, phủ kín bản mẫu | ||||
2 | Tuanminh01 | |||||
3 | Đông Minh
|
Sửa nhỏ | ||||
4 | Le-cerveau-gelé | Hỗ trợ mảng thần kinh, não | ||||
5 | Bluetpp | |||||
6 | Keo010122 | Dịch, sửa đổi | ||||
7 | Vdongold | |||||
8 | LuanNguyen (M.A) | Dịch, sửa đổi, HotCat | Học giả/nghiên cứu | |||
9 | Khủng Long | Xương | ||||
10 | P.T.Đ | Tế bào, Mô | ||||
11 | Quan-7-Tran | Khoa học thần kinh |
Phạm vi chủ đề dự án[sửa | sửa mã nguồn]
Dự án được thành lập để nâng cao số lượng và chất lượng các bài viết có liên quan đến giải phẫu người. Đối với giải phẫu động vật, hãy đặt biển Dự án Sinh học.
Bắt đầu viết bài thôi![sửa | sửa mã nguồn]
Bạn đã chọn được một chi tiết giải phẫu thú vị trong giáo trình Giải phẫu của Việt Nam hay nước ngoài, muốn chia sẻ kiến thức đó cho mọi người biết? Đừng ngần ngại: Viết tiêu đề bài viết và nhấn Tạo trang thôi !
Nhưng viết thế nào đây?[sửa | sửa mã nguồn]
Đừng sợ, hãy cứ mạnh dạn mà viết, nhưng ĐỪNG dịch máy bài trên Wikipedia Tiếng Anh mà không biên tập. Chị Google giúp bạn đi khắp thế giới nhưng không giúp bạn học giỏi Y đâu. Nếu bạn bí từ, không biết danh pháp là gì, hãy tra phần đối chiếu thuật ngữ trong Atlas Giải phẫu hoặc vào trang web này. Giải phẫu có hệ thống danh pháp vô cùng phong phú và khó hiểu, hãy sử dụng đồng nhất tên danh pháp để các bài viết dễ dàng tạo liên kết với nhau, người đọc dễ hình dung và có thể sử dụng Wikipedia là tài liệu học tập. Bất cứ bài viết nào dịch máy không biên tập sẽ bị đặt biển chất lượng kém, có thể bị xóa sau 7 ngày.
Nếu bạn là người mới, hãy đọc: Wikipedia:Bài viết đầu tiên của bạn
Phân loại bài viết
Hãy thêm {{Dự án Giải phẫu học|chất lượng =|độ quan trọng =}} vào trang thảo luận của tất cả các bài viết nằm trong phạm vi của dự án này
- Tham số chất lượng chỉ được chọn một trong các giá trị:
CL
(chọn lọc),DSCL
(danh sách chọn lọc),A
(chất lượng A),BVT
(bài viết tốt),B
(chất lượng B),C
(chất lượng C),sơ khai
,BM
(trang bản mẫu),TL
(trang thể loại). Nếu không điền hoặc điền khác một trong các tham số đó, bài viết sẽ được xếp vào thể loại chưa xếp hạng. - Tương tự, tham số độ quan trọng chỉ được chọn một trong các giá trị:
đặc biệt
,cao
,trung bình
,thấp
.
Phân loại chất lượng
[sửa | sửa mã nguồn]Sơ khai Những bài sơ khai là những bài chỉ vừa mới có một số thông tin cơ bản.
C Những bài đạt loại C là những bài có đầy đủ thông tin.
B Những bài đạt loại B là những bài có đầy đủ các thông tin và chú thích trong bài để kiểm chứng (chưa cần biết nguồn chú thích có đáng tin hay không) cũng như cấu trúc trình bày tương đối ổn định. Các bài xếp loại B cần có ít nhất 1 tấm hình trong bài để minh họa.
A Những bài đạt loại A là những bài có đầy đủ các thông tin, chú thích (các nguồn chú thích phải là nguồn đáng tin cậy) và hình ảnh được sử dụng một cách hợp lý. Những bài đạt loại A thường có cấu trúc ổn định dễ chỉnh sửa và trình bày tương đối tốt và có một độ dài nhất định có thể truyền tải được thông tin đầy đủ cho người đọc. (Hiện tại dự án không hỗ trợ bài viết chất lượng A)
Bài viết tốt Các tiêu chuẩn của một bài viết tốt bao gồm:
- Viết tốt
- (a) Bài viết rõ ràng và mạch lạc, tuân theo Quyền tác giả
- (b) Bài viết tuân theo các quy định của Cẩm nang biên soạn
- (c) Bài viết có ngữ pháp và chính tả tiếng Việt tốt, cần Việt hóa hết bài. Nếu là bài dịch tránh sử dụng ngữ pháp của ngôn ngữ khác.
- Kiểm chứng được
- (a) Là một bài viết rõ ràng dựa trên các thông tin kiểm chứng được.
- (a1) Không bắt buộc nhưng khuyến khích dẫn nguồn theo định dạng hoặc sử dụng các tiêu bản chú thích nguồn gốc như {{chú thích}}.
- (a2) Phân biệt rõ giữa dẫn nguồn và chú giải.
- (b) Không chứa đựng nghiên cứu chưa công bố
- (c) Không chứa đựng nguồn chép từ một nguồn khác đã công bố
- (d) Nếu dùng nguồn là các liên kết mạng thì không được hỏng. Nếu liên kết dễ bị hỏng cần làm trước một liên kết dự trữ.[1]
- (a) Là một bài viết rõ ràng dựa trên các thông tin kiểm chứng được.
- Tập trung vào chủ đề chính
- (a) Đề cập đến các khía cạnh chính của chủ đề
- (b) Tập trung vào chủ đề chính mà không nhất thiết phải đi vào chi tiết
- Ổn định: Bài viết không nằm trong một cuộc bút chiến hoặc tranh chấp nội dung, không bị liên tục sửa đổi đáng kể (trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết tốt)[2].
- Độ trung lập:
- (a) Bài được viết dưới một góc nhìn khách quan, không thiên lệch về (các) chủ thể được nêu trong bài.
- (b) Bài viết không mất cân xứng (Wikipedia:Thái độ trung lập#Cấu trúc bài), không nghiên về một góc nhìn vì dùng quá nhiều nguồn từ một phía hoặc một tác giả.
- Minh họa: Bài viết được minh họa bằng hình ảnh và tập tin nếu có thể.
- (a) Hình ảnh:
- Được trình bày phù hợp đẹp mắt; với các nội dung không tự do cần {{Mô tả sử dụng hợp lý}} và có lời tựa hình phù hợp.
- Không sử dụng quá nhiều hoặc trở thành một trang trưng bày hình ảnh.
- (b) Tập tin:
- Tập tin minh họa nếu tự vẽ cần phải có nguồn gốc chú thích trong trang miêu tả.
- Tập tin âm thanh cần ngắn chưa tới 30 giây để tránh vi phạm bản quyền (trừ các đoạn âm thanh có sẵn từ Wikimedia Commons).
- Yêu cầu đối với đoạn nhạc mẫu (dùng trong các bài viết về album, bài hát...)[3]
- (a) Hình ảnh:
Chọn lọc Những bài đạt chất lượng chọn lọc là những bài có chất lượng rất tốt với cấu trúc ổn định tương đối hoàn hảo, các nguồn chú thích đáng tin, văn phong và cách trình bày đẹp, đạt tiêu chuẩn chọn lọc của Wikipedia và đáp ứng những điều kiện sau:
- viết hay: văn phong hấp dẫn, sáng rõ và theo tiêu chuẩn chuyên môn;
- hoàn chỉnh: không bỏ sót một sự kiện hay chi tiết hoặc địa điểm chính nào trong phạm vi của chủ đề;
- nghiên cứu tốt: nó là một bản nghiên cứu chi tiết và tiêu biểu dựa trên những tài liệu thích hợp. Bài viết phải đạt được những đòi hỏi về thông tin kiểm chứng được và đáng tin cậy, được hỗ trợ bằng những chú thích trong hàng ở những nơi thích hợp;
- trung lập: nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch; và
- ổn định: nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chọn lọc.
Phân loại độ quan trọng
[sửa | sửa mã nguồn]Chưa xếp | Thấp | Trung bình | Cao | Đặc biệt |
Độ quan trọng | Nội dung (đây chỉ là gợi ý, đánh giá có thể linh động tùy thuộc vào bạn) |
---|---|
Đặc biệt | Thông thường các bài nói về cơ quan lớn trên cơ thể (tim, não, bàn tay) mà đến trẻ em mẫu giáo cũng biết. |
Cao | Thông thường các bài nói về cơ quan lớn trong cơ thể (gan, thận, ngón tay, vân tay, tụy, lách, thân não, cột sống, tủy sống, động mạch chủ, túi mật),
những kiến thức mà chương trình sinh học phổ thông có đề cập đến. |
Trung bình | Các động mạch, tĩnh mạch, thần kinh lớn trong cơ thể (động mạch cánh tay, động mạch đùi, tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch hiển, các đám rối thần kinh,
thần kinh trụ, thần kinh giữa, ...). Các thùy của gan, não. Các đốt sống, thần kinh sống, bạch huyết (nói chung). |
Thấp | Còn lại (các nhánh, các chi tiết giải phẫu nhỏ). |
Chưa xếp | Nếu bạn còn phân vân? Hãy để trống phần này, sẽ có người giúp bạn đánh giá. |
Việc cần làm[sửa | sửa mã nguồn]
|
Từ Bản mẫu:Chủ đề viết bài giải phẫu
Bạn có thể viết, chỉnh sửa bất cứ bài nào bạn muốn. Nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, trước hết là cần "phủ xanh" bản mẫu, tức là nhấn vào các liên kết đỏ trong bản mẫu và viết bài. Sau đây là một số bản mẫu có sẵn. Bạn có thể tự mình tạo bản mẫu và chèn vào đây để mọi người cùng tham gia đóng góp!
- Bản mẫu:Protein biểu mô
- Bản mẫu:Thần kinh sọ
- Bản mẫu:Lỗ nền sọ
- Bản mẫu:Hộp tin giải phẫu học
- Bản mẫu:Hộp tin giải phẫu học/doc
- Bản mẫu:Các hệ cơ quan người
- Bản mẫu:Các bộ phận cơ thể người
- Bản mẫu:Người
- Bản mẫu:Thần kinh tủy sống
- Bản mẫu:Giải phẫu phúc mạc
- Bản mẫu:Hệ thần kinh
- Bản mẫu:Tiểu não
- Bản mẫu:Vỏ đại não
- Bản mẫu:Đám rối thần kinh cổ
- Bản mẫu:Đám rối thần kinh cánh tay
- Bản mẫu:Các cơ vùng ngực và lưng
- Bản mẫu:Cơ chi trên
- Bản mẫu:Gray's
- Bản mẫu:Tài liệu giải phẫu: Khuyến khích chèn vào mục "Tài liệu" cuối bài viết. Bạn cũng có thể viết thêm tài liệu mà mình sử dụng vào bản mẫu !
Quy ước[sửa | sửa mã nguồn]
- Đối với bố cục bài viết nói chung, xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn. Ngoài ra bạn có thể xem bố cục bài viết bên Wikipedia tiếng Anh và tiếng Pháp.
- Đoạn mở bài, bạn hãy viết:
. Ví dụ, đoạn mở đầu bài mạc nối nhỏ:
Mạc nối nhỏ (tiếng Anh: lesser omentum; tiếng Pháp: le petit omentum) là lá phúc mạc kép trải rộng từ gan tới bờ cong nhỏ dạ dày (dây chằng gan - vị) và hành tá tràng (dây chằng gan - tá tràng).
- Đối với danh pháp giải phẫu, để thuận tiện, bạn hãy để hai dấu cách hai bên dấu gạch nối "-". Ví dụ: Dây chằng vị - hoành (Dây chằng vị<dấu cách><gạch nối><dấu cách>hoành).
Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]
Tài liệu giải phẫu có ở khắp mọi nơi: trong giáo trình Giải phẫu học (của các thầy Trịnh Văn Minh, thầy Nguyễn Quang Quyền, thầy Nguyễn Văn Huy,...) hoặc giáo trình Gray's Anatomy,.... Bạn cũng có thể dịch bài trực tiếp từ Wikipedia Tiếng Anh, nhưng lưu ý chỉ dùng dịch máy để nắm bắt thông tin. Do tính đặc thù của Giải phẫu, bạn không thể copy paste nguyên xi phần dịch máy mà không biên tập lại. Bất cứ bài viết nào dịch máy không biên tập sẽ bị đặt biển chất lượng kém, có thể bị xóa sau 7 ngày.
Khuyến khích các bản dịch trong sách giải phẫu tiếng Pháp.
Các tính năng[sửa | sửa mã nguồn]
Đây là một Dự án Wiki, là sự hợp tác khu vực và một nhóm mở các nhà biên tập dành riêng cho việc nâng cao Wikipedia trong phạm vi bảo trợ của một chủ đề cụ thể, hoặc để tổ chức một số tiến trình nội bộ Wikipedia.
Xin xem Guide to WikiProjects và Directory of WikiProjects để biết thêm thông tin (bằng tiếng Anh). |