Bước tới nội dung

Wikipedia:CheckUser

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:CHECK)

Biểu tượng Kiểm định viên

Tại Wikipedia, CheckUser (kiểm định) là một công cụ chỉ được trao cho một số ít người, công cụ này cho phép kiểm tra thông tin IP của người dùng cũng như một số dữ liệu nhật trình lưu tại máy chủ trong một số trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ Wikipedia chống lại các phá hoại, gây rối hay lạm dụng đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra. Công cụ CheckUser chỉ cung cấp các thông tin nhật trình đã lưu để kiểm tra, còn việc giải quyết từng vụ việc đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ năng đáng kể ở người thực hiện, dù đã sử dụng công cụ này.

Ở Wikipedia tiếng Việt, CheckUser được tin tưởng giao cho một số rất ít thành viên (gọi là kiểm định viên). Các kiểm định viên có hai nhiệm vụ: thực hiện công cụ CheckUser một cách thận trọng và giám sát, kiểm tra việc sử dụng công cụ này của kiểm định viên khác.

Việc trao quyền kiểm định viên phải thông qua một cuộc biểu quyết tại với sự đồng thuận rất cao (số phiếu thuận phải chiếm tối thiểu 70%-80%, và phải có ít nhất 25-30 thành viên đồng ý). Các kiểm định viên bắt buộc phải từ 18 tuổi trở lên, phải cung cấp thông tin cá nhân của mình và ký thoả thuận giữ bí mật với Wikimedia Foundation.

Wikipedia tiếng Việt hiện có 2 kiểm định viên.

Quy định

Chức năng CheckUser được cho phép nhằm mục đích ngăn chặn sự phá hoại có chủ đích hay điều tra những nghi ngại hợp lí rằng đã xảy ra những chỉnh sửa với ý đồ xấu.

Khi nào cần kiểm tra người viết bài-CheckUser?

Công cụ CheckUser sẽ được sử dụng để chống các hành vi phá hoại, kiểm tra vấn đề sử dụng tài khoản con rối, giảm thiểu gây hại hoặc có khả năng gây hại cho dự án, và điều tra những nghi ngờ chính đáng đã có sửa đổi với ý đồ xấu.

Công cụ này sẽ không được sử dụng để kiểm soát chính trị, gây áp lực đối với người viết bài trên Wiki, hoặc đe dọa đến thành viên khác khi có tranh chấp nội dung.

Cũng cần lưu ý rằng Wikipedia cho phép sử dụng tài khoản thay thế nếu chính đáng, miễn là chúng không bị dùng để vi phạm quy định (như dùng tài khoản rối để được bỏ phiếu nhiều lần hoặc để tăng ý kiến ủng hộ một quan điểm).

Báo trước với tài khoản bị kiểm định

Kiểm định viên có thể thông báo trước cho thành viên rằng anh/chị ta sắp bị kiểm tra, nhưng không bắt buộc. Tương tự như vậy, kiểm định viên không bắt buộc phải báo trước cho cộng đồng về việc kiểm tra của mình, nhưng đó là điều nên làm để tôn trọng quy định quyền riêng tư hiện hành.

Công cụ CheckUser và quy định về quyền riêng tư

Tính năng CheckUser có quyền truy cập các thông tin không được công khai. Tổ chức Wikimedia Foundation quan tâm nghiêm túc đến quyền giữ những bí mật riêng tư của thành viên, nhưng vẫn có lúc nảy sinh sự mâu thuẫn giữa hai vấn đề đều được tổ chức ưu tiên: bảo vệ Wiki khỏi bị phá hoại, và đảm bảo sự riêng tư cho các thành viên, kể cả thành viên gây hại. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm và có lúc không thể có được một giải pháp lý tưởng. Dưới đây là một số nguyên tắc và thông lệ trên Wikipedia. Nếu còn nghi ngờ, xin hãy hỏi một kiểm định viên có kinh nghiệm.

  1. Kiểm định viên có toàn quyền phán xét lúc nào họ cần sử dụng quyền truy cập của mình, miễn là để phục vụ cho lý do chính đáng – nói rộng hơn, lý do chính đáng là như là để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các hành vi gây hại tiềm tàng hoặc đã xảy ra, và để điều tra những lo ngại có cơ sở về những sửa đổi có ý đồ xấu. (Quy định CheckUser)
  2. Kiểm định viên có quyền công khai chấp nhận hoặc từ chối một yêu cầu CheckUser nếu họ cảm thấy như thế là hợp lý.
  3. Các yêu cầu dạng "tò mò" - hay nói cách khác, yêu cầu mà không có lý do cụ thể và hợp lý - sẽ không bao giờ được chấp nhận. Tuy vậy, dựa vào sự phán xét của chính mình, kiểm định viên, với vai trò mà cộng đồng đã giao, có quyền âm thầm thực hiện kiểm tra trong phạm vi Quy định CheckUser này. Hay nói cách khác, họ có quyền kiểm tra nếu hành động đó là cần thiết để giải quyết sự gây hại hoặc tổn hại cho dự án.
  4. Công bố các kết quả CheckUser phải tuân theo quy định quyền riêng tư, hay nói một cách cụ thể hơn, việc công bố các thông tin có thể xác định danh tính người khác chỉ được tiết lộ trong các tình huống cụ thể như sau:
    • "Nếu có sự cho phép của thành viên bị ảnh hưởng",
    • "Khi một thành viên liên tục phá hoại bài viết hoặc liên tục hành xử theo lối gây hại, kiểm định viên có thể công bố dữ liệu để hỗ trợ việc cấm IP, hoặc để hỗ trợ cho việc gửi lời than phiền đến nhà cung cấp dịch vụ Internet của người phá hoại",
    • "Khi việc tiết lộ là thiết yếu để bảo vệ các quyền, tài sản hoặc sự an toàn của Wikimedia Foundation, của thành viên hoặc của cộng đồng."

Tiết lộ thông tin địa chỉ IP

Thông thường, ta không thể xem ai đó vi phạm quy định quyền riêng tư khi người đó tuyên bố có nhiều tài khoản khác tên dùng chung một IP hoặc dải IP nhưng không hề ghi chi tiết về dải IP đó, hoặc nếu chỉ mô tả chung chung (như, quốc gia, một nhà cung cấp Internet lớn), người khác không dựa vào đó để xác định một người cụ thể được. Không được phép ghi rõ sự liên kết một địa chỉ IP với một tài khoản cụ thể, vì biết địa chỉ IP rất có khả năng tìm ra được con người cụ thể (tuy điều này khó xảy ra đối với dải IP lớn: dải IP càng lớn, càng khó tìm ra mối liên hệ với ai đó). Kiểm định viên sẽ sử dụng một số cách thức để tránh tiết lộ điều này, nhưng đôi khi rất khó tránh khỏi phải làm điều này và, "quy định Wikipedia luôn có ngoại lệ cho trường hợp khẩn cấp" - một thành viên thích phá hoại và cần bị chỉ mặt điểm tên sẽ có lúc buộc phải chấp nhận trả giá cho sự phá hoại bằng việc IP của mình bị chỉ ra mối liên kết với tài khoản.

Việc tiết lộ có thể xảy ra trong một số trường hợp:

  • Một thành viên gây tổn hại qua nhiều IP, hoặc dùng lẫn lộn IP và tài khoản. Rất khó cấm tất cả IP hoặc tên người dùng như thế này (thường phá cùng bài viết) nếu không có ai đó rõ chúng ra.
  • Một thành viên gây tổn hại qua nhiều tài khoản, và rất có thể sẽ tạo thêm nhiều tài khoản khác nữa, từ đó đòi hỏi phải cấm cả dải IP mà các tài khoản đó đang sử dụng.

Kiểm định viên thường dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để tránh tiết lộ mối quan hệ kiểu này (các kiểm định viên mới nên hỏi thăm cách làm việc của người đi trước), nhưng nhiều khi thực tế lại rất khó tránh. Vì thế, những thành viên có dính líu đến các hoạt động có vấn đề, tới mức các bảo quản viên phải can thiệp hoặc thực hiện cấm và được xem là cần sử dụng công cụ CheckUser, đến lúc đó bị xác định là có dính líu vào hoạt động, phải nhớ rằng việc bảo vệ cho dự án cần phải đặt lên trên nhu cầu bảo vệ cho những thành viên cố tình vi phạm quy định về soạn thảo, nếu hai điều này mâu thuẫn hoặc có lịch sử sửa đổi có vấn đề.

Duy trì thông tin về IP

Theo cấu hình của Wikimedia, kiểm định viên chỉ giữ được địa chỉ IP và các thông tin khác của người dùng trong một khoảng thời gian cố định, do lo ngại quyền riêng tư liên quan đến dữ liệu nhật trình cũ, vả lại cũng không còn mấy lợi ích nữa. Nói chung nếu vấn đề không còn diễn ra nữa, không cần thiết phải có sự can thiệp về mặt quản trị.

Chỉ dẫn cho kiểm định viên

m:CheckUser policy cung cấp hướng dẫn này trên tinh thần phù hợp với quyền riêng tư:

Cho dù một thành viên nào đó chắc chắn đã vi phạm, tốt nhất là không tiết lộ thông tin cá nhân nếu được.
  • Nói chung, đừng tiết lộ các địa chỉ IP. Chỉ cung cấp các thông tin như có cùng mạng hay không hoặc tương tự như vậy mà thôi. Nếu cần phải cung cấp các thông tin chi tiết, hãy đảm bảo người được nhận thông tin là người đáng tin cậy và họ sẽ không tiết lộ nó.
  • Nếu thành viên nào đó đã nói rằng họ từ đâu đến và địa chỉ IP của họ xác nhận điều đó, thì việc xác nhận điều đó là đúng nếu cần không được gọi là hành động tiết lộ thông tin riêng tư.
  • Nếu bạn còn nghi ngờ, đừng cung cấp chi tiết nào hết.

Lời khuyên: nếu bạn được yêu cầu CheckUser, phải luôn yêu cầu thành viên nêu ra bằng chứng tại sao lại cần phải kiểm tra, rồi tự mình quyết định xem đã có căn cứ đúng đắn chưa để còn giải thích thêm khi cần. Đừng bao giờ làm việc bằng sự giả định, dù đó là yêu cầu gì và từ bất cứ ai.

Tò mò

Tò mò có thể được định nghĩa rộng là thực hiện kiểm tra trên tài khoản khi không có bằng chứng xác đáng nào để để nghi ngờ sử dụng con rối. Việc kiểm tra chỉ thích hợp nếu có bằng chứng cho thấy có hành động lạm dụng sử dụng rối. Kiểm tra một tài khoản khi chưa biết chủ rối là ai, nhưng có nghi ngờ chính đáng về việc sử dụng rối không phải là tò mò - một người sử dụng rối đôi khi nằm trong bóng tối và chỉ lộ ra sau khi đã kiểm tra. Xin lưu ý là nếu kiểm tra cho ra câu trả lời không, điều đó không có nghĩa là cơ sở kiểm tra là không chính đáng.

Liên hệ với kiểm định viên

Kiểm định viên là những thành viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy để xử lý những vấn đề nhạy cảm, riêng tư và những vấn đề khác của các thành viên Wikipedia. Vấn đề thành viên con rối và các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển bài viết cần sự xem xét của kiểm định viên được giải quyết tại trang Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản. Để giữ cho Wikipedia khỏi quan liêu, các kiểm định viên có trách nhiệm nhận tin nhắn từ các thành viên khác bằng các hình thức như tại trang tin nhắn của kiểm định viên, bằng thư điện tử. Nếu sự việc liên quan đến cá nhân hoặc nhạy cảm, bạn đừng nên sử dụng những hình thức liên lạc công khai. Nếu sự việc cấp bách, bạn nên liên lạc với một kiểm định viên mà bạn biết người đó đang truy cập internet, hoặc liên lạc với nhiều kiểm định viên đang hoạt động. Nếu sự việc khẩn cấp, bạn nên liên lạc Quỹ hỗ trợ Wikimedia (Wikimedia Foundation).

Nếu bạn cần một kiểm định viên, bạn có thể liên hệ với:

  1. Một kiểm định viên, người sẽ đưa ra lời khuyên, giải quyết vấn đề của bạn hoặc đem vấn đề ra thảo luận cùng những kiểm định viên khác.
  2. Nhóm kiểm định viên liên Wiki (interwiki), gồm các kiểm định viên của tất cả các các dự án của Quỹ Wikimedia (Wikimedia Foundation) [và các tiếp viên (steward), đối với những dự án Wiki nhỏ không có kiểm định viên] liên lạc thông qua danh sách gửi thư của kiểm định viên (Checkuser-l). Nhóm kiểm định viên liên Wiki thích hợp cho những vấn đề liên quan đến những thành viên phá hoại hoặc con rối, những vụ việc liên quan đến thông tin cá nhân hoặc sự quấy rối, và những vấn đề lợi ích toàn cầu khác của Wikipedia tiếng Việt. Danh sách thư của kiểm định viên không nhận thư từ những người không ký tên. Trong trường hợp không muốn ký tên bạn cần liên hệ với một kiểm định viên bằng những hình thức khác (như IRC).

Xem thêm