Wikipedia:Biểu quyết/Thống nhất về cách viết dấu gạch ngang giữa các liên số
Kết quả: Cộng đồng thông qua việc sử dụng dấu gạch ngang theo cách 2, tức là không có khoảng trắng trước và sau dấu gạch ngang giữa các liên số. Số phiếu ủng hộ đề xuất 1 là 1 và đề xuất 2 là 10. ✠ Tân-Vương 15:36, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
' Lưu ý: phạm vi áp dụng việc thay đổi là Wikipedia tiếng Việt'
Sự thiếu thống nhất về cách viết do ít người biết, quan tâm đến công dụng dấu gạch ngang dẫn đến hàng loạt bài về tiểu sử nhân vật, giai đoạn lịch sử,... đều dùng dấu gạch nối sai công dụng và dùng dấu gạch ngang sai cách viết. Đã được tranh cãi, thảo luận rất nhiều:
- Lần thứ nhất, tháng 10 năm 2019 vấn đề được tranh luận riêng tại trang thảo luận của tôi (Auhg8) và của bạn DangTungDuong rồi dừng lại.
- Lần thứ 2, từ ngày 19 tháng 3 năm 2020 đến ngày 23 tháng 3 năm 2020 Auhg8 và DangTungDuong tiếp tục tranh cãi tại trang thảo luận của cả hai.
- Lần thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2020 việc này được bạn DangTungDuong đưa ra TNCBQV (phần Sửa đổi phá hoại Auhg8) nhưng bạn Alphama đã đưa về Thảo luận:Dấu gạch ngang phần "Thảo luận về dấu gạch ngang", cuộc tranh luận đến ngày 6 tháng 4 năm 2020 thì dừng lại.
- Lần thứ bốn, ngày 14 tháng 4 năm 2020 thành viên Đông Minh "mở" lại thảo luận với đề mục "Xem lại lần nữa" cũng tại Thảo luận:Dấu gạch ngang.
- Xét thấy nội dung không phù hợp tại đó, ngày 17 tháng 4 năm 2020, tôi đưa ra Wikipedia:Thảo luận phần "Dấu gạch ngang và cách viết liên quan", có nhiều ý kiến tham gia nhưng cuộc thảo luận lại bị dừng hẳn vào ngày 18 tháng 4 năm 2020.
Nội dung thảo luận chính của các cuộc tranh luận trước đó và biểu quyết này là:
- Khi sử dụng dấu gạch ngang giữa các liên số, phải có dấu cách vào hai bên của dấu (ví dụ: 20 − 30) → cách 1 hay
- Khi sử dụng dấu gạch ngang giữa các liên số, không được thêm dấu cách vào hai bên của dấu (ví dụ: 20−30) → cách 2
Tôi chọn và yêu cầu sử dụng cách 1, đã tìm rất nhiều từ sách vở, trên mạng nhưng không hề có một nguồn thông tin chính thống nào, chỉ có báo Đà Nẵng, bị cho là không đủ sức thuyết phục. Nếu các bạn chọn Cách 2 thì nên có nguồn ủng hộ cách này theo quy tắc về dấu gạch ngang trong tiếng Việt vì thay đổi chỉ áp dụng trong phạm vi Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Công dụng dấu gạch ngang (−) và dấu gạch nối (-) thuộc phần II bài "Dấu gạch ngang" trang 130, SGK N.Văn lớp 7, tập 2 hoặc tìm trong bản PDF ở đây):
- Dấu gạch ngang là dấu câu, để: đánh dấu phần chú thích; liệt kê hoặc đánh dấu lời trực tiếp của nhân vật; nối các từ trong liên danh (và liên số)
- Dấu gạch nối không phải là dấu câu, có tác dụng nối các tiếng trong từ mượn có nhiều tiếng (và còn viết ngày tháng ví dụ như 1-1-2020, nguồn báo Đà Nẵng)
Thời gian biểu quyết 30 ngày: từ 0 giờ ngày 21 tháng 4 năm 2020 đến hết 23 giờ 59 phút ngày 21 tháng 5 năm 2020.--Auhg8 (thảo luận) 13:09, ngày 20 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Điều kiện tham gia bỏ phiếu: tài khoản cần thỏa mãn một trong hai điều kiện:
- Thành viên có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày và 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu.
- Thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày.
Đồng ý Cách 1
Đồng ý Văn phong sách giáo khoa hẳn nhiên là đủ độ nổi bật và chính xác rồi. Nên dùng cách 1 vì khi cách ký tự ra sẽ dễ đọc và có thể phân biệt được tên riêng hay từ ghép. Thiện Hậu (thảo luận) 04:41, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Xin lỗi nhưng sau khi xem lại thì em xin gạch phiếu để xem xét lại. Thiện Hậu (thảo luận) 12:57, ngày 26 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bình thường thì tôi hay viết cách 2, nhưng nếu bạn đã dẫn SGK thì tôi nghĩ tôi cũng không có gì để bàn cãi nữa, từ giờ tôi sẽ dùng cách 1. Tuy nhiên, tôi thấy bàn phím hiện đại không có dấu gạch ngang, chỉ có dấu gạch nối? Dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt 2 dấu này, tôi thì vì không có dấu gạch ngang trên bàn phím nên tôi viết luôn dấu gạch nối cho nhanh @@ Hay là do tôi không biết nó ở đâu nhỉ? Tiểu Phương #Talk2me 10:04, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýĐồng ý với ý kiến của các thành viên trên. Keo010122Talk to me 11:35, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Sau khi đọc những dòng thảo luận của bạn Mintu Martin thì mình xin được phép gạch phiếu để suy nghĩ lại. Keo010122Talk to me 07:00, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýSGK thì rõ ràng là chính xác rồi (năm ngoái mình học rồi) nên mk đồng ý. Ą₣长ℌąเᗪąйǥッNhắn tin 12:46, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Sau khi đọc các phủ quyết bên dưới, mình xin xóa phiếu này. Ą₣长ℌąเᗪąйǥッNhắn tin 12:44, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào và cảm ơn các bạn Thienhau2003, Bluetpp, Keo010122, AFKHaiDang. Tuy nhiên, các bạn chưa đọc kĩ, chỉ có báo Đà Nẵng nói về việc phải có dấu cách hai bên dấu gạch ngang. Phiền các bạn xem lại vì có thể các bạn muốn chọn Cách 2. Cảm ơn rất nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 23:55, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sau khi đọc các phủ quyết bên dưới, mình xin xóa phiếu này. Ą₣长ℌąเᗪąйǥッNhắn tin 12:44, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ývà nếu gõ dấu nối có khoảng trắng hai bên thì nhiều phần mềm soạn thảo văn bản sẽ tự động đổi thành en dash khá tiện lợi. MeigyokuThmn (thảo luận) 15:43, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Mình gạch phiếu và phủ quyết bên dưới. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:52, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýTôi đồng ý cách 1, nó bao gồm có trong văn phong của SGK, tài liệu, biên bản,... Nói chung là được mọi người sử dụng rộng rãi và phổ biến -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 02:45, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Bạn JohnsonLee01 nên đọc kĩ cả những lá phiếu phủ quyết và ý kiến ở phía dưới để tham khảo cho có góc nhìn đa chiều, đừng chỉ đọc những lời dẫn của thành viên mở biểu quyết theo hướng một chiều mà vội vàng đưa ra quyết định. Hiện tại có thể thấy cộng đồng đang rất mâu thuẫn nhau trong việc chọn ra 1 trong 2 cách, nên bạn cần phải thận trọng khi đưa ra lá phiếu của mình. L.Lawliet ♪ 02:55, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi xin phép hủy phiếu, cảm ơn -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 06:12, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn JohnsonLee01 nên đọc kĩ cả những lá phiếu phủ quyết và ý kiến ở phía dưới để tham khảo cho có góc nhìn đa chiều, đừng chỉ đọc những lời dẫn của thành viên mở biểu quyết theo hướng một chiều mà vội vàng đưa ra quyết định. Hiện tại có thể thấy cộng đồng đang rất mâu thuẫn nhau trong việc chọn ra 1 trong 2 cách, nên bạn cần phải thận trọng khi đưa ra lá phiếu của mình. L.Lawliet ♪ 02:55, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý (đồng ý Cách 2)
- Chưa đồng ý Tôi cho một phiếu này. Vì:
- Tiêu đề cuộc biểu quyết không phù hợp với nội dung biểu quyết. "Thống nhất về cách dùng dấu gạch ngang" là cái tên quá chung chung so với nội dung chỉ là chọn có cách hay không cách hai bên dấu gạch ngang (en dash) trong trường hợp "liên số" đơn lẻ.
- Bản thân từng tìm hiểu về typography (kiểu chữ học), vì vậy những vấn đề liên quan thì nên chọn tài liệu liên quan đến ngành, thay vì là sách giáo khoa diễn giải khá chung chung. Sách giáo khoa là nguồn tham khảo phổ thông tốt, nhưng trong một khu vực kiến thức nào đó thì có thể cũng không còn hợp lý và đúng.
- Về việc tại sao không nên dùng dấu cách quanh dấu gạch ngang (en dash) (trong trường hợp liên số), thì ngoài việc để tăng tính kết nối cho 2 con số thì còn liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong typography. Khi sử dụng dấu cách quanh dấu gạch ngang (en dash) có thể tạo ra nhiều khoảng trống (hole) trong khối văn bản, dẫn đến tổng thể thiết kế dàn chữ không ưa nhìn. Có thể tham khảo thuật ngữ sông (river) trong typography, chỉ ra một hiệu ứng gây hại trong việc sắp chữ do có nhiều khoảng trống (hole), dẫn đến thiết kế bị mất thiện cảm. Vì vậy, nên hạn chế khoảng trống và nên để dấu gạch ngang được bình yên.
- Theo tôi biết, thì trong các Chỉ dẫn định dạng (Style Manual), ngoài AP Stylebook (dành cho báo chí phổ thông), thì đa phần các Chỉ dẫn định dạng khác như The Chicago Manual of Style (chuẩn định dạng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất bản), U.S. Government Publishing Office Style Manual (của Chính phủ Mỹ), Center of Military History Style Guide (của Quân đội Mỹ), The Canadian Style (của Canada) đều cho biết không được sử dụng dấu cách quanh dấu gạch ngang. Tham khảo:
- Tất nhiên tôi biết lấy định dạng của tiếng nước ngoài áp lên tiếng Việt cũng có phần khiên cưỡng, nhưng vì nền tảng trong chuẩn mực hóa các quy cách typography trong tiếng Việt khá kém nên tôi đưa lên đây để mọi người có thể tham khảo thêm. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 07:09, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ở trên tôi có nói đến chuẩn định dạng Chicago, thì đây là chuẩn định dạng được sử dụng phổ biến, và được xem là một trong các chuẩn để định dạng các mục trích dẫn trong các bài báo khoa học hay luận văn tại các đại học ở Việt Nam, bên cạnh những chuẩn nổi tiếng khác như APA, MLA, IEEE. Ví dụ: Quy định cách trích dẫn của Đại học CNTT. Các chuẩn này đều thống nhất không có dấu cách quanh dấu gạch ngang, và các chuẩn này được các trường đại học Việt Nam áp dụng rất nhiều, coi như là một hiện thực của sự hiện diện của quy cách typography này trong tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 10:36, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: The Chicago Manual of Style nói rằng không nên dùng dấu cách trước và sau dấu em dash (—), không phải dấu en dash (–) mà BQ này là về dấu en dash, bạn nên phân biệt rõ hai dấu này. Hơn nữa các trang bạn trích dẫn có vẻ chỉ áp dụng trong tiếng Anh nhưng đây là Wikipedia tiếng Việt cho nên dẫn chứng không thuyết phục. E = mc2 02:22, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Oh, sorry. Lỗi của tôi, hôm viết thảo luận không nhớ cái file Chicago nằm ở đâu nên lấy đỡ cái blog cho nhanh, mà nhầm mất, sửa lại rồi nhé. Còn bạn cho rằng "... có vẻ ... không thuyết phục." thì lập luận này còn thiếu chặt chẽ hơn tôi viết ở trên nữa. Tôi đã ghi rõ là nền tảng typography của tiếng Việt còn kém, nếu tìm được tài liệu nghiên cứu chuẩn về ngành này trong tiếng Việt thì chắc không phải mò đến các tài liệu style của nước ngoài, tôi đã chỉ ra hiện thực các trường đại học Việt Nam áp dụng các chuẩn này làm trích dẫn, nên các chuẩn này đã và đang có chỗ đứng trong tiếng Việt. Và cũng lưu ý là tiếng Việt hiện tại dùng chữ Quốc ngữ, nguồn gốc Latin, tiếng Anh cũng vậy, nên những nguyên tắc typography nhập từ ngoại văn hầu như là hoàn toàn. Tôi thấy bài báo này: "Tiền Phong, Số 2454, 25 Tháng Ba 1975" (trang 15), để nối số họ cũng dùng dấu gạch ngang không cách, không rõ vì điều gì mà văn phạm tiếng Việt xưa và nay đã bị đứt gãy, dẫn đến những tranh luận phí thời giờ này. P.T.Đ (thảo luận) 07:35, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: Do bạn không dẫn link cho The Chicago Manual of Style nên mình không thể kiểm chứng. Còn về các link còn lại: U.S. Government Publishing Office Style Manual tr. 207 không nói về việc có được phép cách hay không, câu đầu tiên của The Canadian Style nguyên văn như sau: As a general rule, in English there is no space before and one space after a punctuation mark. Exceptions follow. Vậy rõ ràng là trang này chỉ áp dụng trong tiếng Anh. Ban đầu bạn nói chuẩn định dạng Chicago được sử dụng phổ biến ở VN nhưng lúc sau lại nói là các chuẩn định dạng (tức bao gồm cả 4 chuẩn định dạng mà bạn trich dẫn), vậy không những là bạn không dẫn nguồn để chứng minh cho thông tin này mà lại còn mâu thuẫn với chính bản thân mình. Còn lập luận "nền tảng trong chuẩn mực hóa các quy cách typography trong tiếng Việt khá kém" nên phải tham khảo chuẩn mực của ngôn ngữ khác thì khác gì nói "Việt Nam mình pháp luật yếu quá nên thôi dùng luật của Hoa Kỳ đi". Mỗi nơi, mỗi ngôn ngữ đều có quy tắc khác nhau, không thể áp dụng cho nhau và cho dù nó còn kém thì chúng ta phải tự thống nhất quy tắc dựa trên góc nhìn của một người nói tiếng Việt thay vì tham khảo các tài liệu tiếng Anh. Về khía cạnh typography, đúng là việc thêm dấu cách trước và sau dấu en dash có thể tạo ra "sông" nhưng ngược lai, nó cũng có thể làm "sông" này biến mất. Ví dụ như trong một đoạn văn bản có sử dụng ít nhất một dấu en dash ở mỗi dòng. Khi không cách xung quang dấu đó thì một "sông" xuất hiện nhưng ví dụ bạn đặt dấu cách trước và sau những dấu đó thì sẽ khiến văn bản mỗi dòng dài ra và sẽ đẩy chữ cuối dòng xuống dòng phía dưới và với một số lượng lớn dấu en dash, sẽ khiến các dấu cách không còn thẳng hàng, đồng nghĩa với việc không còn "sông" nữa. Vậy bản thân việc thêm khoảng cách quanh dấu en dash không tạo ra "sông" nhưng còn tuỳ thuộc vào đoạn văn bản, vì thế lý do trên là không hợp lệ. E = mc2 14:32, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- P/S: Lý do thứ 1 của bạn là "tiêu đề quá chung chung"? Bạn chưa đồng ý là vì nội dung cuộc BQ chứ sao có thể là vì tiêu đề của nó được? E = mc2 14:35, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ok, ngắn gọn thôi. Nói chung tôi viết có hơi nhanh nên đôi chỗ không rõ ràng, chỗ đại học là nói mấy chuẩn như Chicago, APA, MLA, IEEE; hiện thực là họ đã áp dụng, bạn tìm trên mạng xem, tương tự tài liệu Chicago tôi đã chỉ đến từng trang rồi. Và về cơ bản, tôi thấy tôi nói khá logic mà nhỉ, chuẩn của mình kém, lại cùng Latin tự, học hỏi là hiển nhiên (không phải ép buộc); chứ còn nếu nền tảng mình mạnh, hoặc dùng tượng hình hay mẫu tự khác thì bàn cãi chi nữa, "góc nhìn của một người nói tiếng Việt" như tôi là vậy đó. Về "sông" thì tôi chỉ giới thiệu vậy thôi, mục đích là nên hạn chế khoảng cách thì tốt hơn, đơn thuần là lời khuyên, không ép, nhưng nên theo. Còn tôi phản đối tiêu đề, vì nó là nội dung đấy, lại còn rất quan trọng, không thể viết tiêu đề một nẻo được, cũng là một lời khuyên với người mở biểu quyết. P.T.Đ (thảo luận) 15:10, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: Trong hầu hết mọi ngôn ngữ, có trường hợp mà bạn được phép thêm dấu cách quanh dấu gạch ngang. Ví dụ ngày 25 tháng 7 năm 1976 – ngày 25 tháng 4 năm 2020 mà các chuẩn định dạng bạn đưa ra lại không hề nói gì về điều này mà chỉ nói chung chung là không được cách quanh dấu gạch ngang (trừ U.S. Government Publishing Office Style Manual tr. 207 không viết gì về vấn đề này như đã nói ở trên). Điều này khiến mình nghĩ bạn đã trích dẫn các phiên bản lỗi thời chứ không phải tái bản mới nhất của những chuẩn định dạng đó. Còn việc tiêu đề BQ có vấn đề thì nó vẫn không nằm trong nội dung cuộc BQ, bạn ko thể dựa vào đó mà bỏ phiếu được. E = mc2 03:40, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Oh, sorry. Lỗi của tôi, hôm viết thảo luận không nhớ cái file Chicago nằm ở đâu nên lấy đỡ cái blog cho nhanh, mà nhầm mất, sửa lại rồi nhé. Còn bạn cho rằng "... có vẻ ... không thuyết phục." thì lập luận này còn thiếu chặt chẽ hơn tôi viết ở trên nữa. Tôi đã ghi rõ là nền tảng typography của tiếng Việt còn kém, nếu tìm được tài liệu nghiên cứu chuẩn về ngành này trong tiếng Việt thì chắc không phải mò đến các tài liệu style của nước ngoài, tôi đã chỉ ra hiện thực các trường đại học Việt Nam áp dụng các chuẩn này làm trích dẫn, nên các chuẩn này đã và đang có chỗ đứng trong tiếng Việt. Và cũng lưu ý là tiếng Việt hiện tại dùng chữ Quốc ngữ, nguồn gốc Latin, tiếng Anh cũng vậy, nên những nguyên tắc typography nhập từ ngoại văn hầu như là hoàn toàn. Tôi thấy bài báo này: "Tiền Phong, Số 2454, 25 Tháng Ba 1975" (trang 15), để nối số họ cũng dùng dấu gạch ngang không cách, không rõ vì điều gì mà văn phạm tiếng Việt xưa và nay đã bị đứt gãy, dẫn đến những tranh luận phí thời giờ này. P.T.Đ (thảo luận) 07:35, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @P.T.Đ: The Chicago Manual of Style nói rằng không nên dùng dấu cách trước và sau dấu em dash (—), không phải dấu en dash (–) mà BQ này là về dấu en dash, bạn nên phân biệt rõ hai dấu này. Hơn nữa các trang bạn trích dẫn có vẻ chỉ áp dụng trong tiếng Anh nhưng đây là Wikipedia tiếng Việt cho nên dẫn chứng không thuyết phục. E = mc2 02:22, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ở trên tôi có nói đến chuẩn định dạng Chicago, thì đây là chuẩn định dạng được sử dụng phổ biến, và được xem là một trong các chuẩn để định dạng các mục trích dẫn trong các bài báo khoa học hay luận văn tại các đại học ở Việt Nam, bên cạnh những chuẩn nổi tiếng khác như APA, MLA, IEEE. Ví dụ: Quy định cách trích dẫn của Đại học CNTT. Các chuẩn này đều thống nhất không có dấu cách quanh dấu gạch ngang, và các chuẩn này được các trường đại học Việt Nam áp dụng rất nhiều, coi như là một hiện thực của sự hiện diện của quy cách typography này trong tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 10:36, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý ví dụ bạn đưa ra "1-1-2020" là sai văn phạm wiki và không phù hợp (tương tự dạng 01/01/4500 cũng sai). Kế đến, nguồn báo bạn dẫn chứng "báo Đà Nẵng" (một báo địa phương tại một vùng địa lý hẹp) thuộc vùng địa hạt thuộc Việt Nam để áp dụng quy chuẩn wiki (mở rộng áp dụng cho liên wiki) là không thể chấp nhận. Như bạn trên đã nêu, sách phổ thông thường thức (ở đây là sách giáo khoa) không thỏa mãn để áp dụng cho các chuyên nghành hẹp hoặc áp dụng cho chuẩn viết báo cáo khoa học/quốc tế, dùng cục bộ hoặc phổ thông thường thực không thể áp dụng toàn cục cho khoa học liên ngành/quốc tế (ở đây phạm vi hẹp cực độ từ giáo khoa một vùng địa lý). Hãy áp dụng chuẩn quốc tế như bạn P.T.Đ nếu với 4 nguồn mạnh phía trên (mạnh hơn rất nhiều so với nguồn SGK địa phương). Tương tự với dấu gạch ngang, xem xét nội dung bên en.wiki họ chỉ cho phép có dấu cách quanh dấu gạch ngang nếu chú thích dẫn giải ý, với mốc thời gian phiền xem cách họ giải thích (ngoài ra trích dẫn trang sách tại wiki tiếng Việt cũng ghi nhận dạng tr. 85–86, bạn hãy xem bất kỳ mọi bài trên wiki đều có cú pháp như vậy). Tôi không muốn bị nhầm lẫn phép trừ. Toàn cầu hóa thì hãy hội nhập, đây không phải hội nhập mà là quy chuẩn wiki (tổ chức liên hết nhiều hệ thống wiki với nhau).--Nacdanh (thảo luận) 07:42, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nacdanh: Bạn ấy chỉ nói dấu gạch nối có công dụng nối ngày tháng trong tiếng Việt chứ đâu có nói là wiki phải áp dụng đâu. E = mc2 11:00, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải đã diễn giải để hiểu bối cảnh câu nói.Nacdanh (thảo luận) 11:07, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải gạch nối không dùng để viết ngày tháng năm trên wiki nhé.--Nacdanh (thảo luận) 15:47, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nacdanh Mình biết, mình luôn luôn viết bằng chữ, ý mình là nếu bạn viết ngày tháng ở đâu đó khác không phải là wiki thì bạn có thể dùng dấu gạch nối. E = mc2 01:54, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ví dụ bài này en:Ingrid Bergman, gạch ngang về thời gian (29 August 1915 – 29 August 1982), tiếp tục Years active 1932–1982, Italian period with Rossellini: 1949–1957, Later years: 1957–1982; gạch nối để ghép từ in the English-language remake, co-starred; gạch ngang dài tương tự gạch nối TV series—for which she won the Emmy Award for Outstanding Single Performance by an Actress. Đọc tại đây Types of dash.--Nacdanh (thảo luận) 11:29, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào bạn Nacdanh. Bạn hiểu lầm nội dung của biểu quyết rồi (xin lỗi mình đã không nói rõ ở phần lí do). Mình không nói phải áp dụng cho một hay nhiều wiki. Chỉ là áp dụng trong phạm vi wiki tiếng Việt thôi. Như tên gọi, "Wikipedia tiếng Việt" thì đương nhiên là viết bằng tiếng Việt và mở rộng ra là quy tắc viết tiếng Việt (trong đó có quy tắc về dấu; về các thanh sắc, huyền,...). Còn theo một phần ý của bạn, về quốc tế, nếu dự thi, làm việc với nước ngoài thì chắc chắn chúng ta phải tôn trọng cách viết và các nguyên tắc của họ. Việc chấp nhận cách viết "tr. 85–86" thì chắc bạn rành wiki hơn mình rất nhiều rồi, chẳng phải lấy cách viết đó từ phiên bản nước ngoài sao? Về phép trừ thì mình chưa nghĩ ra được trường hợp nào có thể nhầm lẫn, ví dụ "M. Curie (1867 – 1934)" hay "M. Curie (1867–1934)" và "M. Curie (1867-1934)",... thì tất cả đều hiểu là năm sinh năm mất vì ai cũng phải đọc cả câu và biết đó là giới thiệu về người chứ chẳng lẽ vào trang đọc mỗi những số đó rồi tưởng là phép trừ được ạ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và cho ý kiến.--Auhg8 (thảo luận) 12:34, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Auhg8 Tôi nói luôn là tôi không chấp nhận như lời bạn nói, mà là cú pháp trích dẫn sách của wiki bạn hiểu chưa? tôi dùng mã chú thích sách thì phần hiển thị wiki sẽ hiện ra như thế? (tức là cú pháp mặc định bạn hiểu không, nếu thay đổi sẽ phải lập trình mã lại hết toàn wiki tiếng Việt, mà muốn thay đổi như thế thì phải trình lên tổ chức wikimedia bạn hiểu chưa? Họ xem có nên thay đổi không nữa? Hy vọng bạn hiểu) Bạn hiểu rồi chứ? Cá nhân tôi giữ phiếu chống. Sẽ có trường hợp dùng cách này cách khác như ví dụ tôi đã nêu (nhìn mốc thời gian tôi ví dụ từ bài bên trên đấy), thập niên 1930 đến 1940 thì bạn sẽ ghi thế nào? có phải là "giai đoạn thập niên 1930–1940"?Nacdanh (thảo luận) 12:45, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn Nacdanh ơi, tôi hiểu những gì bạn nói và rất tôn trọng ý kiến của bạn. Nhưng có câu này bạn không cần trả lời tôi mà hãy trả lời bản thân bạn: Bạn cho phiếu chống vì thủ tục phức tạp nếu có sự thay đổi hay vì bạn thấy nó sai? Chắc bạn chưa đọc kĩ, tôi chọn và yêu cầu sử dụng cách 1, tức là "1930 – 1940" (có dấu cách hai bên). Cảm ơn bạn.--Auhg8 (thảo luận) 13:00, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vì nó sai khi ép buộc phải theo một khuôn, trong khi quy tắc viết đã có từ lâu. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên về vấn đề này. Như ví dụ bên trên, lúc cách (rất ít) như năm sinh, lúc liền đa số mốc thời gian. Cái mã tôi nói thì phiền vào bài Cleopatra VII và xem các chú thích về sách ở mục "nguồn in", hoặc đọc bài Trận Caen (1346) mục chú thích để xem chú thích sách.Nacdanh (thảo luận) 13:10, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi thử bạn một xíu mà kết quả không như ý lắm, "giai đoạn thập niên 1930–1940" mà tôi viết trên là sai bản chất nhé, vì thập niên 1930 là từ năm 1930–1939 và thập niên 1940 là từ năm 1940–1949, chính xác khi viết "giai đoạn từ thập niên 1930 đến 1940" phải là "1930–1949", rất tiếc khi bạn không phá hiện ra, chỉ trơ trọi câu nói hùng hồn "1930 – 1940" (có dấu cách hai bên). Cuối cùng, tôi cực kỳ ngạc nhiên trước vấn đề đang thảo luận, quy tắc đã có từ trước, ngay cả mẫu câu về thập niên này cũng đã có quy tăc, những người lập quy tắc đều là học giả nghiên cứu (nếu không muốn nói là rất uy tín) en:Dash, wiki tiếng Anh còn dành hắn một bài viết rõ chi tiết từng trường hợp đúng chính tả Dashes. Một quy chuẩn ngữ pháp định hình, bất chợt một vùng địa lý vẫn chưa có học giả nổi bật trên thế giới và chưa có quy chuẩn lại định áp quy chuẩn dò dẫm, mày mò cho những quy chuẩn đã định hình. Một hiện tượng xét lại ngược, xét lại tại sao hình vuông lại không tròn.--Nacdanh (thảo luận) 03:15, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn, nếu thực sự là tôi sai thì rất cảm ơn bạn đã cung cấp cho tôi một điều vô cùng quan trọng. Còn về các học giả nổi tiếng thì tôi nói lại lần thứ không biết bao nhiêu rằng "đây là Wikipedia tiếng Việt, dùng tiếng Việt và các quy tắc viết tiếng Việt", tôi đã bổ sung phần nội dung biểu quyết là hãy dùng nguồn về quy tắc tiếng Việt. Tôi nghĩ nếu các bạn không đồng ý với tôi (Cách 1) thì không cần dẫn các nguồn quốc tế không có dấu cách hai bên nữa, chỉ cần cho phiếu chống thôi vì tôi biết rằng các nguồn đó chắc chắn là theo Cách 2 rồi. Cảm ơn bạn nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 12:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Auhg8 thân mến, Vậy tôi xin phép trích lại nhận xét của bạn Khủng Long "SGK Ngữ văn trang 130 mà bạn đưa ra không hề nói gì về liên số, chỉ nói về liên danh, cho nên có thể loại nguồn này khỏi cuộc tranh luận. Báo Đà Nẵng chỉ là một cơ quan thông tấn địa phương, không có chức năng nghiên cứu typography". Tương tự xin trích lại nhận xét của bạn P.T.Đ "Ví dụ: Quy định cách trích dẫn của Đại học CNTT. Các chuẩn này đều thống nhất không có dấu cách quanh dấu gạch ngang, và các chuẩn này được các trường đại học Việt Nam áp dụng rất nhiều, coi như là một hiện thực của sự hiện diện của quy cách typography này trong tiếng Việt". Tôi trích như vậy để nói rằng nguồn bạn yếu => giá trị tham khảo thấp, nếu bạn không đồng ý và cho rằng nguồn của bạn không thấp thì ví dụ văn bản hướng dẫn từ Đại học CNTT (coi như nguồn tiếng Việt) đã khẳng định "các chuẩn này được các trường đại học Việt Nam áp dụng rất nhiều". Rõ ràng, việc đại học tại Việt Nam (nghiên cứu ngành hẹp, bậc học chuyên ngành) áp dụng quy chuẩn tiếng Anh vào học thuật/nghiên cứu đã mâu thuẫn với sách giáo khoa phổ thông (lớp 7, bậc học cấp 2), tiếp tục củng cố luận điểm trước đó mà tôi trước đó nêu "dùng cục bộ hoặc phổ thông thường thực không thể áp dụng toàn cục cho khoa học liên ngành/quốc tế". Tôi đã củng cố luận điểm, chứng tỏ mẫu thuẫn giữa các cấp học giáo dục (dùng tiếng Việt) , do đó tiếp tục chứng minh nguồn của bạn mâu thuẫn và không phải "chân lý luôn đúng". Tôi tiếp tục chỉ ra cho bạn một mâu thuẫn tiếp theo, bạn căn cứ vào đâu mà cho rằng wiki tiếng Việt (một tổ chức nhánh của wikipedia toàn cầu, trụ sở tại Hoa Kỳ, tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, điều phối quy định luật/quy chuẩn cho wikipedia từ Hoa Kỳ, nhân sự cấp cao/sáng lập/đội ngũ lập trình từ trụ sở Hoa Kỳ) sẽ nghe theo quy chuẩn sách giáo khoa lớp 7 (bậc học cấp 2) của Việt Nam? Trong khi tôi đã chỉ ra các nguồn tiếng Việt mâu thuẫn lẫn nhau? Tiếp đến, bạn nghĩ sao khi trình cho họ câu hỏi gọn lỏn "ê, đổi luật, cho dấu cách quanh gạch ngang nhé?" mà bạn không có thông tin trường hợp cụ thể nào áp dụng dấu cách quanh gạch ngang, trong khi quy chuẩn tiếng Anh rất phong phú cho từng trường hợp. Chí ít bạn nên bổ sung mốc nối mốc thời gian (birth->die, ngày tháng năm->ngày tháng năm, ngày->ngày tháng năm,... rất nhiều trường hợp nhé, không phải chỉ đơn giản là nối số). Bổ sung thêm nguồn từ bạn P.T.Đ ""Tiền Phong, Số 2454, 25 Tháng Ba 1975" (trang 15)" chứng tỏ văn phạm Việt Nam hiện tại và trước đây (1975) đứt gãy, ngay cả hiện tại giữa cáp cấp học giáo dục mâu thuẫn lẫn nhau, chứng tỏ giáo dục hiện tại chưa đồng bộ và bất cập.--Nacdanh (thảo luận) 12:41, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vì nó sai khi ép buộc phải theo một khuôn, trong khi quy tắc viết đã có từ lâu. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên về vấn đề này. Như ví dụ bên trên, lúc cách (rất ít) như năm sinh, lúc liền đa số mốc thời gian. Cái mã tôi nói thì phiền vào bài Cleopatra VII và xem các chú thích về sách ở mục "nguồn in", hoặc đọc bài Trận Caen (1346) mục chú thích để xem chú thích sách.Nacdanh (thảo luận) 13:10, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào bạn Nacdanh. Bạn hiểu lầm nội dung của biểu quyết rồi (xin lỗi mình đã không nói rõ ở phần lí do). Mình không nói phải áp dụng cho một hay nhiều wiki. Chỉ là áp dụng trong phạm vi wiki tiếng Việt thôi. Như tên gọi, "Wikipedia tiếng Việt" thì đương nhiên là viết bằng tiếng Việt và mở rộng ra là quy tắc viết tiếng Việt (trong đó có quy tắc về dấu; về các thanh sắc, huyền,...). Còn theo một phần ý của bạn, về quốc tế, nếu dự thi, làm việc với nước ngoài thì chắc chắn chúng ta phải tôn trọng cách viết và các nguyên tắc của họ. Việc chấp nhận cách viết "tr. 85–86" thì chắc bạn rành wiki hơn mình rất nhiều rồi, chẳng phải lấy cách viết đó từ phiên bản nước ngoài sao? Về phép trừ thì mình chưa nghĩ ra được trường hợp nào có thể nhầm lẫn, ví dụ "M. Curie (1867 – 1934)" hay "M. Curie (1867–1934)" và "M. Curie (1867-1934)",... thì tất cả đều hiểu là năm sinh năm mất vì ai cũng phải đọc cả câu và biết đó là giới thiệu về người chứ chẳng lẽ vào trang đọc mỗi những số đó rồi tưởng là phép trừ được ạ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và cho ý kiến.--Auhg8 (thảo luận) 12:34, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nacdanh: Bạn ấy chỉ nói dấu gạch nối có công dụng nối ngày tháng trong tiếng Việt chứ đâu có nói là wiki phải áp dụng đâu. E = mc2 11:00, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Việt Nam muốn hội nhập với thế giới thì tốt nhất nên tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đa số các bài ở Wikipedia tiếng Việt đều được dịch từ Wikipedia tiếng Anh. Nên việc lấy Wikipedia tiếng Anh làm tiêu chuẩn thì không có gì là khó hiểu. Cộng với sách giáo khoa ở Việt Nam không phải cái gì cũng đúng đâu. Nhiều khi có những thứ sai mà được đưa vô sách giáo khoa ấy chứ, ví dụ như hồi vụ um xùm đường lên đỉnh Olympiad liên quan tới việc SGK. Cộng với những người viết SGK không phải là chuyên gia tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực này (ra tới sân chơi quốc tế thì hầu như không ai biết đến những người này). Trong khi các tiêu chuẩn trong tiếng Anh đều do những nhà chuyên gia nghiên cứu kiểu chữ học có tầm cỡ quốc tế viết ra (cả thế giới trong ngành đó đều biết và đọc nghiên cứu của họ). Nguyentrongphu (thảo luận) 13:25, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ví dụ nữa là trong SGK viết mã di truyền học là ADN nhưng cách đây vài năm các thành viên Wikipedia tiếng Việt thống nhất dùng DNA theo tiếng Anh để thuận tiện trong việc nghiên cứu và tra khảo sách tiếng Anh. Trong lĩnh vực di truyền học có rất nhiều từ chuyên môn có liên quan tới DNA ví dụ như dạng B-DNA, DNA polymerase, ssDNA, DNA ligase... Nếu dùng ADN thì sẽ không tra cứu ra khi dùng sách tiếng Anh. Các sách dùng để tham khảo ở đại học tất cả đều là sách tiếng Anh. Đa số các ngôn ngữ trên thế giới đều dùng DNA (ngay cả tiếng Trung). Chỉ riêng tiếng Pháp là dùng ADN, SGK mình hồi đó thiên theo tiếng Pháp do bị ảnh hưởng từ Pháp 100 năm. Bây giờ thì sức ảnh hưởng của thế giới dĩ nhiên phải mạnh hơn mỗi mình nước Pháp cho nên việc áp dụng tên thông dụng nhất thế giới không có gì là khó hiểu. Nguyentrongphu (thảo luận) 13:38, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu Bạn nói phải. Một bộ quyển sách giáo khoa lỗi thời cộng thêm cách tiếp cận môn học không phù hợp (ví dụ: môn hóa theo kiểu Toán - Hóa: đốt cháy, hòa tan hoàn toàn, hỗn hợp ester và peptide đổ vào cùng một lọ hóa chất) khiến giá trị tham khảo của bộ sách giáo khoa Việt Nam xuống cấp trầm trọng. Các giáo trình đại học mới 2018 đến đều thống nhất là lấy danh pháp hóa học, sinh học bằng tiếng Anh với điều kiện bỏ đi chữ e và um ở cuối. Ví dụ: calci (canxi), base (bazơ), acid (axit), natri chlorid (sodium chloride), deoxyribonucleotide (đêôxiribonuclêôtit). Về vấn đề này khá là loạn trong wiki, mong tương lai có bản hướng dẫn đặt danh pháp chính thức được thông qua trên wiki. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 15:26, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vấn đề không đơn giản là bỏ đuôi e, um. Nhưng tôi cũng từng đề xuất phương án sửa cách dùng danh pháp hóa học, nhưng đa số ý kiến vẫn muốn sử dụng theo sách giáo khoa mặc dù có nhiều vấn đề. Hungda (thảo luận) 02:57, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu Bạn nói phải. Một bộ quyển sách giáo khoa lỗi thời cộng thêm cách tiếp cận môn học không phù hợp (ví dụ: môn hóa theo kiểu Toán - Hóa: đốt cháy, hòa tan hoàn toàn, hỗn hợp ester và peptide đổ vào cùng một lọ hóa chất) khiến giá trị tham khảo của bộ sách giáo khoa Việt Nam xuống cấp trầm trọng. Các giáo trình đại học mới 2018 đến đều thống nhất là lấy danh pháp hóa học, sinh học bằng tiếng Anh với điều kiện bỏ đi chữ e và um ở cuối. Ví dụ: calci (canxi), base (bazơ), acid (axit), natri chlorid (sodium chloride), deoxyribonucleotide (đêôxiribonuclêôtit). Về vấn đề này khá là loạn trong wiki, mong tương lai có bản hướng dẫn đặt danh pháp chính thức được thông qua trên wiki. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 15:26, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ví dụ nữa là trong SGK viết mã di truyền học là ADN nhưng cách đây vài năm các thành viên Wikipedia tiếng Việt thống nhất dùng DNA theo tiếng Anh để thuận tiện trong việc nghiên cứu và tra khảo sách tiếng Anh. Trong lĩnh vực di truyền học có rất nhiều từ chuyên môn có liên quan tới DNA ví dụ như dạng B-DNA, DNA polymerase, ssDNA, DNA ligase... Nếu dùng ADN thì sẽ không tra cứu ra khi dùng sách tiếng Anh. Các sách dùng để tham khảo ở đại học tất cả đều là sách tiếng Anh. Đa số các ngôn ngữ trên thế giới đều dùng DNA (ngay cả tiếng Trung). Chỉ riêng tiếng Pháp là dùng ADN, SGK mình hồi đó thiên theo tiếng Pháp do bị ảnh hưởng từ Pháp 100 năm. Bây giờ thì sức ảnh hưởng của thế giới dĩ nhiên phải mạnh hơn mỗi mình nước Pháp cho nên việc áp dụng tên thông dụng nhất thế giới không có gì là khó hiểu. Nguyentrongphu (thảo luận) 13:38, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý SGK Ngữ văn trang 130 mà bạn đưa ra không hề nói gì về liên số, chỉ nói về liên danh, cho nên có thể loại nguồn này khỏi cuộc tranh luận. Báo Đà Nẵng chỉ là một cơ quan thông tấn địa phương, không có chức năng nghiên cứu typography. Việc đánh dấu như thế nào là trong nội bộ của họ. Nếu các bạn xem tài liệu hướng dẫn đánh dấu bên en các bạn sẽ thấy vấn đề này rất phức tạp, có các nguồn hàn lâm rất mạnh, mạnh hơn SGK nhiều mà các nguồn này có khi thậm chí đá lẫn nhau. Vậy nên không thể nói cách bỏ dấu nào sai. Nếu nói về thẩm mỹ thì mỗi người mỗi ý khác nhau, riêng KL chọn cách 2. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 20:09, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Ý kiến của mình thế này:
- – Nếu một thứ là chuẩn thì nó nên là một thứ chuẩn thực sự, mang tính hàn lâm và được một cơ quan nào đó nghiên cứu, quy định rõ ràng. Ở Việt Nam không/chưa thấy cái nào như vậy. Còn nguồn SGK thì chưa đủ tầm này, SGK họ ghi rất ngắn và không quan tâm đến tính đặc thù ngành, ngoài tính giáo dục ra thì nó cũng chỉ ngang một nguồn báo chí uy tín thôi;
- – Sử dụng en dash để nối số rất có lợi cho mắt người đọc khi đọc số liệu, phân biệt rạch ròi với trường hợp dùng en dash để bổ sung nội dung. Và sự rạch ròi đó có lợi về mặt kỹ thuật nữa, ví dụ các bạn muốn parse dữ liệu Wiki chẳng hạn.
- – Nơi này theo quan điểm của mình (và của nhiều người nữa) là Wikipedia Tiếng Việt, vì vậy không nhất thiết cứ phải bám sát theo quy phạm ở Việt Nam, nhất là ở Việt Nam còn chưa có chuẩn rõ ràng, Wikipedia mang tính toàn cầu phải không nào, đâu phải riêng gì người Việt Nam vào đọc?
- – Chuẩn của bên Tiếng Anh là chuẩn rất tốt, và thực sự là nguồn hàn lâm mạnh, rất rành mạch rõ ràng, đủ các lợi ích như các thành viên trên đã nêu ra, chúng ta đều dùng chữ Latin với nhau cả, và nơi đây còn mang tính quốc tế, lấy chuẩn của họ ra tham khảo và áp dụng không có gì là khiên cưỡng cả, nơi đây là Wikipedia Tiếng Việt;
- Do đó, mình lựa chọn cách dùng en dash – dấu gạch ngang – không có khoảng trắng hai bên khi dùng để chỉ khoảng số. Và mình cũng khuyên mọi người nên tập trung vào vấn đề đang bàn, đừng dùng những từ ngữ và diễn đạt "mạnh" có thể khiến cuộc tranh luận chệch mục tiêu và gây cãi vã không đáng có. Và bạn Auhg8 có vẻ thực sự muốn biểu quyết dùng cách thứ nhất, mình thấy bạn Auhg8 cũng nên trình bày lại biểu quyết cho phù hợp với bản chất của cuộc biểu quyết này. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:58, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi đã có lần nêu ý kiến của mình tại trang tin nhắn bảo quản viên (giờ tất cả tin nhắn đều đã được chuyển qua Thảo luận:Dấu gạch ngang), đa số những luận điểm của tôi đều trùng với DangTungDuong, lại thêm những nhận xét của các bạn ở trên xây chắc và củng cố hơn nữa nên chắc không cần phải nói diễn giải thêm. Bản thân tôi thấy rằng cái vấn đề này có thể giải quyết nhanh gọn, tuy nhiên chính bạn Auhg8 lại làm bé xé ra to và khiến chính tôi là người ít đi tham gia biểu quyết cũng cảm thấy bức xúc với cái độ cứng đầu của bạn. Mỗi lần DangTungDuong, một người chuyên đi viết các bài chất lượng cao đưa ra góp ý, bạn này chẳng thèm đếm xỉa gì,cứ khư khư giữ cái quan điểm cá nhân của mình để mà nghiễm nhiên áp dụng nó cho hàng triệu bài viết trên trang bách khoa này (các bạn hãy đọc kĩ từng tin nhắn trang thảo luận: Dấu gạch ngang sẽ thấy). Và giờ lại còn mở cả cái biểu quyết này chỉ để cho cộng đồng chọn ra 1 trong 2 phương án mà chính bạn đưa ra, rồi đặt tên là "Thống nhất về cách dùng dấu gạch ngang", đúng là nực cười!! Nhìn cái cách bạn đinh ninh SGK là hoàn hảo thì tôi có thể đoán chắc bạn vẫn là học sinh và mới chân ướt chân ráo đến wiki này đúng không? Vậy giờ hãy mở to mắt ra và đọc cho kĩ, từng từ, từng từ một những thảo luận của các bạn P.T.Đ, Nacdanh, Nguyentrongphu hay Khủng Long, những người có thâm niên/có tiếng nói trên cộng đồng gấp mấy lần bạn mà tự suy xét lại đi, đừng có ảo tưởng mình là nhất quả đất nữa. Đây không phải cái blog của nhà bạn mà bạn muốn làm gì thì làm đâu nhé! L.Lawliet ♪ 10:48, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình nghĩ bạn Mintu Martin nên giữ một cái đầu lạnh. Dù sao bạn ấy cũng có thiện ý và tôn trọng ý kiến của cộng đồng mới mở cái biểu quyết này, chứ không bạn ấy đã tiếp tục tự ý sửa mà không thảo luận rồi. E = mc2 11:42, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào, cảm ơn bạn Mintu Martin đã quan tâm và cho phiếu. Những gì muốn nói thì mình cũng đã nói riêng với bạn hồi trước rồi (bạn còn nhớ chứ). Những điều bạn đoán là đúng. Còn về mình bạn không cần nhắc, mình luôn luôn đọc, suy nghĩ, điều tra rất kĩ các ý kiến, phiếu và nguồn tất cả mọi người đưa ra. Mình có thể khẳng định mình chưa có câu nói hay động thái gì gọi là "ảo tưởng mình là nhất quả đất" hết. Ý kiến của tất cả mọi người là như nhau, dù nhiều người quan trọng hơn mình 10 lần thì cũng chỉ được bỏ một phiếu. Tại sao bạn lại nhìn nhận và đối xử bất bình đẳng như vậy? Mình rất tôn trọng các thành viên có thâm niên, cứ đụng đến họ là mình xin chỉ giáo, tuy nhiên, rất nhiều người hiểu sai sự tôn trọng đó và coi tất cả những người đi ngược lại những gì mà các thành viên kì cựu nói đều là sai. Cảm ơn bạn lần nữa.--Auhg8 (thảo luận) 12:13, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn Q.Khải nói vậy là xem nhẹ vấn đề này quá rồi đấy. Tất nhiên việc bạn sắp đắc cử ĐPV nên phải giữ hình ảnh thì mình chẳng thể phản đối gì, nhưng mà với mình thì mình phải có quyền nêu chính kiến của mình chứ. Ban đầu lúc DangTungDuong nêu ra vấn đề và gọi đây là một "âm mưu", mình nghe thì cũng thấy hơi phóng đại thật. Nhưng mà sau khi xem xét kĩ toàn bộ sự việc, mình thấy thành viên này nói thể không phải không có cơ sở. Bạn thử nghĩ kĩ coi, bạn Auhg8 này chưa vào wiki được bao lâu, thậm chí còn chưa được lên chức ĐPV/BQV gì mà đã có ý định thay đổi typo cho hàng triệu bài viết mà cộng đồng đã áp dụng cả chục năm nay, rồi mở biểu quyết với cái ý định "áp" cộng đồng theo những tiêu chuẩn mà bạn ý tự đề ra chứ không phải theo những tiêu chuẩn cũ (cái này Nacdanh và P.T.Đ có bóng gió nói đến ở trên đấy) thì chuyện này không hề bình thường một chút nào. Nếu như những trường hợp như của bạn Auhg8 được thông qua thì sẽ trở thành tiền lệ xấu cho nhiều trường hợp biểu quyết (bq) của wiki trong tương lai. Thế nên việc DangTungDuong nói là "âm mưu" hay thậm chí mình nói là "ảo tưởng nhất quả đất" không hề bị nói quá một chút nào đâu. Về cơ bản mình cho rằng, cái biểu quyết này mở ra với mục đích là vô nghĩa, và cho dù nó có kết quả đóng thế nào đi chăng nữa, mình sẽ không chấp nhận bất cứ typo nào mà bạn này đề ra ở trên (không biết bạn nào là người gợi ý cho Auhg8 mở cái biểu quyết ngu ngốc này?)
- Và cả bạn nữa Q.Khải, bạn không nên là người đứng ngoài cuộc vụ này đâu. Tuy là bạn sắp đắc cử ĐPV, nhưng một trong những yếu tố mà mình thấy bạn chưa thể hiện được nhiều, hay nói cách khác là hạn chế của bạn chính là khả năng tranh luận tại những bq như thế này. Đây là một dịp không thể tốt hơn để bạn nâng cao kĩ năng tranh luận, xem xét vấn đề trên nhiều phương diện, thuyết phục số đông để thể hiện lập trường của mình đấy, vì thế bạn hãy thoải mái nêu chính kiến của mình, đừng ngại va chạm. Nếu bạn làm tốt mảng này thì mình tin chắc là chức BQV đối với bạn cũng không còn xa nữa đâu. L.Lawliet ♪ 14:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mintu Martin Mình không theo dõi toàn bộ tất cả các cuộc thảo luận về vấn đề này cũng như không có kiến thức chuyên ngành nên chỉ muốn đóng vai trò trung lập trong cuộc BQ này. Tuy nhiên mình thấy bạn Auhg8 không hẳn "áp" cộng đồng, bởi vì nếu vậy thì bạn ấy không mỏ cái BQ này rồi. BQ là nơi để tìm sự đồng thuận, không phải để ép buộc, việc bạn ấy khai mở BQ không có nghĩa là bạn ấy ép người khác phải đồng y với nó, cái BQ này cũng không phải là vô nghĩa, trước khi có phiếu chống đầu tiên thì đã có tới 5 phiếu thuận. Điều này thể hiện rõ cộng đồng ta vẫn chưa thống nhất và rõ ràng các bài viết cũng sử dụng những dấu này khá bừa. Vấn đề xem ra tuy nhỏ nhưng có thể khiến các bản mẫu hoạt động sai như các bản mẫu thao tác chuỗi chẳng hạn. Lấy ví dụ cụ thể {{thay thế}}, nếu bạn sử dụng nó để thay dấu gạch ngang (ndash) bằng một kí tự khác mà trong chuỗi đầu vào lại có dấu gạch nối, hoặc dấu mdash, hoặc dấu trừ, hoặc thậm chí dùng nhiều dấu khác nhau một cách không đồng nhất thì chắc chắn chuỗi đầu ra sẽ không như ý muốn và khi đó, những thành viên không rành bản mẫu sẽ hỏi những thành viên kinh nghiệm hơn trong khi đơn giản chỉ cần thay cái dấu đó bằng dấu gạch ngang là được. Rõ ràng một kí tự có thể làm cả một đoạn văn bản hiển thị sai. Tương tự với việc có cách hay không cách. Mình thấy BQ này là cần thiết, bởi vì hiệu lực của nó là tương đương với quy định, mà quy định thì vững chắc hơn thông lệ. Bạn nói là sẽ "không chấp nhận bất cứ typo nào mà [Auhg8] đề ra ở trên" nhưng bạn vừa bỏ phiếu đồng y cách 2 đấy thây. E = mc2 02:14, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Và cả bạn nữa Q.Khải, bạn không nên là người đứng ngoài cuộc vụ này đâu. Tuy là bạn sắp đắc cử ĐPV, nhưng một trong những yếu tố mà mình thấy bạn chưa thể hiện được nhiều, hay nói cách khác là hạn chế của bạn chính là khả năng tranh luận tại những bq như thế này. Đây là một dịp không thể tốt hơn để bạn nâng cao kĩ năng tranh luận, xem xét vấn đề trên nhiều phương diện, thuyết phục số đông để thể hiện lập trường của mình đấy, vì thế bạn hãy thoải mái nêu chính kiến của mình, đừng ngại va chạm. Nếu bạn làm tốt mảng này thì mình tin chắc là chức BQV đối với bạn cũng không còn xa nữa đâu. L.Lawliet ♪ 14:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Thứ lỗi vì mình nói không rõ ràng, ý mình là những đề xuất mới mà bạn Auhg8 đưa ra để thay đổi typo cũ của cộng đồng, chứ nếu bạn này đồng ý giữ nguyên typo cũ của cộng đồng như cách 2 này thì mình chẳng phản đối làm gì. Ngoài ra mình cũng không đồng tình với cái cách bạn này đề xúât cách 2, chỉ có báo Đà Nẵng, bị cho là không đủ sức thuyết phục... Nếu các bạn chọn Cách 2 thì nên có nguồn ủng hộ cách này, rõ ràng là bạn này lúc này cũng chỉ chăm chăm tìm nguồn trong nước, trong khi các typo của quốc tế, hay chí ít là những typo áp dụng từ trước đến nay trên cộng đồng thì chẳng thèm tìm hiểu. Rõ ràng là bạn này mở biểu quyết với thái độ rất hời hợt, chưa tìm hiểu rõ ràng đầu đuôi ngọn ngành mọi thứ, đã thế lại còn bảo những người khác tự tìm nguồn để chứng minh. Trách nhiệm của một người mở biểu quyết cộng đồng này thậm chí còn lớn hơn cả những ứng cử BVCL/BVT kia, bản thân người mở phải hiểu rõ hết tường tận gốc rễ vấn đề mà mình đem ra thảo luận, mà về khoản này rõ ràng bạn Auhg8 không làm mình phục chút nào. Cái mục đích "đem vấn đề ra để mọi người cùng thảo luận" chỉ là cái cớ lấp liếm cho sự hời hợt của bạn này mà thôi, vì rõ ràng trước đó DangTungDuong cũng đã không ít lần đề xuất những nguồn uy tín nhưng bạn này cũng bỏ ngoài tai, chẳng thèm nhắc lại trong biểu quyết này cho mọi người thấy.
- Bản thân những ý kiến trên cũng chỉ là suy đoán cá nhân, nên mình cũng không chắc là tất cả đúng 100%. Mình sẽ dừng thảo luận ở đây, theo dõi đến khi biểu quyết kết thúc. Chừng khi nào Auhg8 làm thỏa mãn tất cả các bạn ở trên, mình sẽ cân nhắc gạch phiếu này. L.Lawliet ♪ 02:46, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình nghĩ bạn Mintu Martin nên giữ một cái đầu lạnh. Dù sao bạn ấy cũng có thiện ý và tôn trọng ý kiến của cộng đồng mới mở cái biểu quyết này, chứ không bạn ấy đã tiếp tục tự ý sửa mà không thảo luận rồi. E = mc2 11:42, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi viết gọn lại những gì tôi đã từng thảo luận để những ai chưa rõ vấn đề có thể hiểu hơn.
- Dấu gạch nối - là để nối. Nó được sử dụng cho từ ghép như Ile-de-France, tên ghép như Jean-Jacques Rousseau, liên danh như Mercedes-Benz, hoặc định từ như SARS-CoV-2.
- Dấu gạch ngang – được dùng làm dấu gạch đầu dòng. Nó thỉnh thoảng dùng để chú thích trong câu ghép. Và nó còn là để làm mốc thời gian (ngày tháng năm – ngày tháng năm). Nó còn là dấu trừ trong phép toán. Cũng chính vì là dấu trừ, nên khoảng thời gian năm–năm họ mới không để dấu cách, thay vào đó viết liền. Ví dụ 1234 – 1235 là phép trừ, nhưng 1234–1235 là một giai đoạn.
- Dấu gạch dài này — bản thân tôi cũng không nắm rõ, có lẽ chỉ dùng để trích dẫn.
- Tôi thấy typo của bên tiếng Anh về các dấu này rất rõ ràng và dễ hiểu. SGK lớp 7 hay lớp 12 của VN rõ ràng không đủ tính tham khảo, vì có thể dễ dàng phản bác bằng hàng nghìn cuốn SGK khác trên thế giới. Nhiều bài của Wiki tôi thấy typo hay có lỗi vặt này (kể cả bài cũ mà tôi dịch/viết). Điển hình như BVCL năm 2007 Hiệp ước Xô-Đức (toàn bộ bài thực ra sai typo, và chất lượng bài này cũng không còn đủ tốt, có thể BQ gỡ sao CL được). Tôi không tham gia vào biểu quyết này nữa, vì tranh luận quá lâu mà thành viên Auhg8 không có mong muốn tiếp thu mà chỉ thích sửa theo ý riêng của cá nhân. DangTungDuong (thảo luận) 16:33, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn DangTungDuong, rất cảm ơn bạn đã cho phiếu và xin lỗi giờ tôi mới trả lời được. Tôi rất tôn trọng ý kiến của bạn và sẽ không bàn cãi nữa, chỉ nói đến ý bạn nhận xét về tôi. Tôi lúc nào cũng mong muốn tiếp thu, rất nhiều lần (≥ 3 lần) tôi hỏi bạn về typo của phiên bản Tiếng Anh nhưng bạn không trả lời, "Mệt quá,..." nói tôi tự tìm hiểu (trong khi tôi không tìm hiểu rõ được mới hỏi bạn). Vậy thực chất mà nói, chính bạn là người không cho tôi có cơ hội tiếp thu. Còn ý "chỉ thích sửa theo ý riêng của cá nhân" còn vô lí hơn nữa, bạn đánh giá tôi như vậy thì bạn có nghĩ tại sao tôi lại mở cái biểu quyết này không. Bạn hiểu rõ mà, biểu quyết là để lắng nghe, tiếp thu, những kẻ "chỉ thích sửa theo ý riêng của cá nhân" chắc chắn không có cửa để ý kiến đâu (nếu có thì trước sau cũng bị gạch, xóa). Vẫn cảm ơn bạn rất nhiều, tôi vô cùng tôn trọng bạn, nhưng đó chỉ đơn giản là một sự tôn trọng. Tôi rất mong có thể học hỏi và tiếp thu được nhiều thứ từ bạn.--Auhg8 (thảo luận) 09:52, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- DangTungDuong Trong bảng chọn "Ký tự đặc biệt" mục Ký hiệu, dấu gạch ngang (–; kế bên m³) và dấu trừ (−; kế bên ±) được phân biệt rõ ràng là hai dấu khác nhau chứ không phải là cùng một dấu như bạn nói. V − E + F = 2 15:01, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Bàn phím hay bảng ký tự không có giá trị biên tập. Bạn hãy đọc thêm Phép trừ hay en:Subtraction. DangTungDuong (thảo luận) 02:40, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- DangTungDuong Xin lỗi nhưng ý bạn là thế nào? Mình đã đối chiếu dấu trừ trong hai bài viết này hai dấu gạch ngang và dấu trừ trong bảng ký tự và kết quả là cả hai bài viết bạn trích dẫn đều dùng dấu trừ chứ không dùng dấu gạch ngang. V − E + F = 2 02:56, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Bàn phím hay bảng ký tự không có giá trị biên tập. Bạn hãy đọc thêm Phép trừ hay en:Subtraction. DangTungDuong (thảo luận) 02:40, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin bạn DangTungDuong hãy làm rõ vấn đề này. Dấu gạch ngang và dấu trừ theo mình là có sự khác biệt chứ không phải dấu gạch ngang được sử dụng làm dấu trừ trong toán học như bạn nói. Đồng thời, bạn cũng không cung cấp nguồn để mọi người kiểm chứng. Cho dù "bàn phím hay bảng ký tự không có giá trị biên tập" nhưng quan trọng là chúng ta đang viết bài ở wiki và miễn sao bộ gõ ký tự của wiki không gấy nhầm lẫn giữa hai dấu này là được. Nếu như trong bộ gõ ký tự đặc biệt đã có dấu trừ thì cần gì chúng ta phải dùng dấu gạch ngang để biểu thị phép trừ? V − E + F = 2 12:59, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ýTôi đã đọc các tranh luận và nhất trí với ý kiến của bạn @Nacdanh: ở phía trên -- JohnsonLee01 (thảo luận với tôi) 06:14, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Chưa đủ điều kiện bỏ phiếu. 3 ▪ 14 07:28, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Như đã từng thảo luận với chính Auhg8, SGK ở Việt Nam nhiều khi còn bất nhất, còn dùng sai dấu nhiều (ngay dẫn chứng là sách Lịch sử 7 – một cuốn sách mà bạn đang học, tôi đã nêu ở đó). Dấu en dash dùng để nối liên danh (và phải có dấu cách) thì đúng, nhưng nếu nối giữa liên số thì đừng nên tùy tiện hiểu sai, nếu có dấu cách thì sẽ có người hiểu đó là “phép trừ” (vì về nguyên tắc gốc nó chính là phép trừ), chứ không phải mang ý nghĩa là “giai đoạn”. Do đó tôi ủng hộ cách 2 để viết liên số, hiển thị giai đoạn, nối số trang, chẳng hạn như Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2019–20, Mùa bão Nam Thái Bình Dương 2019–20, Chiến tranh Pháp – Phổ 1870–71, “p. 24–25,...
- Nói một cách thẳng thắn, tuy ủng hộ cách 2, nhưng cũng nói luôn là mục tiêu của thảo luận này bị sai và một vấn đề nhỏ (tuy thực ra nó đã âm ỉ từ rất lâu chứ không phải đến lúc Auhg8 tranh luận với DangTungDuong về vấn đề này) tự nhiên nó thành một “vấn đề lớn” ảnh hưởng đến hàng chục nghìn bài ở đây (chưa kể hàng loạt bản mẫu, module,...). Viết như vậy tôi không có ý cổ súy thành viên dùng gạch ngắn (hyphen-minus, −) hay gạch nối (-) (tôi hiểu những gì Auhg8 đề xuất) nhưng tôi dám chắc rằng, dù có thống nhất được cái việc này hay không, thì cũng không nhiều thành viên họ để ý mục ký tự thông dụng đâu, họ theo bản năng cứ gõ trên bàn phím dấu gạch nối thôi (nhất là thành viên lớn tuổi và thành viên không thạo về tin học), và việc nhỏ này rõ ràng không thể bắt bẻ, áp đặt mà cấm họ được.
- Việc dùng dấu thế nào, dù hyphen, hyphen-minus, en dash, em dash,... tôi cho rằng chả có vấn đề gì to tát cả, nó là cách nhìn và cách gõ của người viết. Tôi xin nhắc lại đoạn trích tôi đã nói với Auhg8: Wikipedia tiếng Việt phục vụ nhiều người dùng ở đây không phải chỉ ở chính quốc mà còn là người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt, người nước ngoài biết tiếng Việt. Do đó ta cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để tất cả mọi người, ở bất kỳ nơi nào, cũng đều được đóng góp, không nên bắt bẻ dù chỉ một dấu gạch ngang hay gạch nối (ở đây tôi không đề cập đến dấu chấm hay dấu phẩy vì đó là những bộ phận ngắt câu cơ bản ai cũng phải biết, cũng như không muốn đưa vấn đề đi quá xa). Chúng ta bắt bẻ các thành viên (nhất là đối tượng tôi đã đề cập ở trên) dùng dấu gạch nào là đi ngược lại với tính mở của Wikipedia. Tôi kết luận (vã xin phép không phản hồi lại, vì quỹ thời gian của tôi ở đây không còn nhiều, không thể tích cực như trước): Biểu quyết này hoàn toàn sai về mặt nội dung, sai về tính mở. Không nên bắt bẻ người dùng phải sử dụng dấu gạch nào. — MessiM10 09:06, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Đồng ý với các ý kiến bên trên. Zajzajmkhvtc90 (thảo luận) 13:35, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Zajzajmkhvtc90, đầu tiên mình xin lỗi vì đã sửa chữ kí của bạn khi chưa xin phép. Bạn có thể để hiện ra chữ bạn muốn nhưng phải có liên kết đến trang thành viên, trang thảo luận của bạn. Nếu không, mọi người sẽ không biết ai đã cho phiếu này và phải đi lục từng sửa đổi trong lịch sử rồi lại phải đi so sánh mệt lắm bạn ạ. Mình sửa chữ kí của bạn theo kiểu "truyền thống" nhưng nếu bạn không thích, hãy thoải mái sáng tạo nhé! Cảm ơn bạn vì đã quan tâm và cho phiếu tại đây.--Auhg8 (thảo luận) 00:43, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi đi theo cách sử dụng dấu gạch ngang viết liền giữa các liên số. Bản chất trước giờ tôi vẫn luôn làm vậy, và khi review bài viết cho các thành viên khác nếu thấy văn bản được viết theo cách 1 thì tôi cũng sửa lại theo cách 2 này. Còn lý do vì sao tôi tuân theo cách này thì là do bên EnWiki họ làm như thế và từ lâu nó cũng đã trở thành thói quen đối với tôi (lý do chưa được thuyết phục lắm nhưng mong mọi người hiểu). Đồng ý là việc sử dụng dấu "—" rất khó chịu vì tôi luôn phải copy dấu này từ một nơi nào đó để paste vào văn bản. Rất mong cộng đồng tìm được tiếng nói chung để tạo nên một quy chuẩn sau này. Thân NXL (thảo luận) 13:28, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Dấu gạch ngang "−" nhé, tôi copy paste nhầm dấu gạch dài "—". Thân, NXL (thảo luận) 13:35, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tuy nhiên tôi cũng có ý kiến thêm là quy chuẩn viết ở mỗi nước khác nhau, việc khăng khăng lấy tiếng Anh làm chuẩn là có phần vô lý. Ví dụ cụ thể là về dấu thập phân, ở Mỹ 10,000 là mười ngàn, ở Vietnam 10,000 là mười phẩy không không không. Đồng ý tiếng Việt chưa có bộ quy chuẩn kỹ lưỡng nhưng tùy trường hợp hẵng theo quy chuẩn nước ngoài nhé (Ý kiến này không phản bác ý kiến của ai bên trên). Thân, NXL (thảo luận) 04:33, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vin vào yếu tố quốc gia thì không thỏa đáng, vì tôi thấy nơi này không phải Wikipedia Việt Nam, nhờ thế mới có trung lập. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:20, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn MeigyokuThmn, rất cảm ơn bạn đã một lần nữa quan tâm và ý kiến. Vịn vào yếu tố quốc gia thì (rất) thỏa đáng, nơi này đương nhiên không phải Wikipedia Việt Nam, ở đây mọi bài viết bằng tiếng Việt thế nên mới gọi là Wikipedia tiếng Việt. Tôi không chỉ nói riêng về quy tắc dấu gạch ngang trong biểu quyết này mà còn nói chung tất cả quy tắc viết khác, nếu bạn cho rằng vịn vào yếu tố quốc gia không thỏa đáng thì hãy gọi nơi này là "Wikipedia tiếng Anh phiên bản tiếng Việt". Hay là phải mở một cuộc biểu quyết mới với tựa đề "Sử dụng quy tắc riêng của quốc gia hay quy tắc của nhiều nước khác" mới thuận ý bạn (và nhiều bạn khác)? Với lại, xét về ngữ cảnh và phân tích từng từ thì bạn sử dụng "Wikipedia Việt Nam" là sai. Cảm ơn bạn.--Auhg8 (thảo luận) 12:18, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vin vào yếu tố quốc gia thì không thỏa đáng, vì tôi thấy nơi này không phải Wikipedia Việt Nam, nhờ thế mới có trung lập. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:20, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tuy nhiên tôi cũng có ý kiến thêm là quy chuẩn viết ở mỗi nước khác nhau, việc khăng khăng lấy tiếng Anh làm chuẩn là có phần vô lý. Ví dụ cụ thể là về dấu thập phân, ở Mỹ 10,000 là mười ngàn, ở Vietnam 10,000 là mười phẩy không không không. Đồng ý tiếng Việt chưa có bộ quy chuẩn kỹ lưỡng nhưng tùy trường hợp hẵng theo quy chuẩn nước ngoài nhé (Ý kiến này không phản bác ý kiến của ai bên trên). Thân, NXL (thảo luận) 04:33, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Dấu gạch ngang "−" nhé, tôi copy paste nhầm dấu gạch dài "—". Thân, NXL (thảo luận) 13:35, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý cả hai cách
Ý kiến
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Okokokokokkkk1 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân. Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 13:47, ngày 20 tháng 4 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời] |
- Lưu ý bạn Okokokokokkkk1 giữ thái độ văn minh, ở đây Auhg8 không phải là học sinh lớp 7 duy nhất đâu. E = mc2 01:02, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Auhg8, Uiii, tôi còn nhớ lúc tôi mới tham gia Wikipedia thì tôi cũng là học sinh lớp 7. 12 năm sau thì hiện giờ tôi đã tốt nghiệp và phải bộn bề với cuộc sống cơm áo. Lâu lâu vẫn vào Wikipedia dạo chơi. Bạn còn trẻ và tuổi đời còn dài nên cần phải học hỏi và trao đồi thêm nhiều kiến thức hàn lâm. Đừng sợ phạm sai lầm, cái quan trọng không phải là bạn phạm sai lầm bao nhiêu lần mà là bạn học được những gì sau mỗi sai lầm đó? Chúc bạn Auhg sẽ mãi luôn cháy bỏng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:01, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào và cảm ơn bạn Nguyentrongphu đã quan tâm và cho phiếu ở phần trên. Tôi hầu như vào Wikipedia để "nghiên cứu khoa học" là chính, còn sửa bài, viết bài thì ít lắm. Tôi mỗi giờ, mỗi phút đều trau dồi kiến thức (về rất nhiều thứ nhưng dường như tôi chỉ nhớ, yêu thích và hiểu được kiến thức về ngành tôi đam mê thôi). Tôi không sợ sai lầm, có lúc gục rồi nhưng chưa bao giờ ngã, đó là ở ngoài đời còn về vấn đề biểu quyết này thì tôi... không sai (?). Vì chắc là nhiều bạn hiểu lầm tôi muốn thay đổi dấu trên phạm vi toàn thế giới, không phải, chỉ mỗi Wikipedia tiếng Việt thôi và tôi muốn một nguồn nào đó nói về quy tắc này trong tiếng Việt nhưng chưa có ai đưa ra đây. Những quy tắc như trên phần phiếu thì không đọc tôi cũng biết chắc là không dùng dấu cách rồi. Chúc bạn một "sự nghiệp" Wikipedia vững chắc, lòng nhiệt huyết mãi mãi dù là trẻ hay hết trẻ.--Auhg8 (thảo luận) 00:13, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Auhg8, tôi không nói ở đây bạn sai. Biểu quyết này không có đúng sai, chỉ có những quan điểm khác nhau. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là lời khuyên chung chung cho tương lai dành cho những bạn tuổi trẻ và đường đời còn rất dài. Đó chỉ là một lời khuyên, không có ý gì khác. Nguyentrongphu (thảo luận) 07:45, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào và cảm ơn bạn Nguyentrongphu đã quan tâm và cho phiếu ở phần trên. Tôi hầu như vào Wikipedia để "nghiên cứu khoa học" là chính, còn sửa bài, viết bài thì ít lắm. Tôi mỗi giờ, mỗi phút đều trau dồi kiến thức (về rất nhiều thứ nhưng dường như tôi chỉ nhớ, yêu thích và hiểu được kiến thức về ngành tôi đam mê thôi). Tôi không sợ sai lầm, có lúc gục rồi nhưng chưa bao giờ ngã, đó là ở ngoài đời còn về vấn đề biểu quyết này thì tôi... không sai (?). Vì chắc là nhiều bạn hiểu lầm tôi muốn thay đổi dấu trên phạm vi toàn thế giới, không phải, chỉ mỗi Wikipedia tiếng Việt thôi và tôi muốn một nguồn nào đó nói về quy tắc này trong tiếng Việt nhưng chưa có ai đưa ra đây. Những quy tắc như trên phần phiếu thì không đọc tôi cũng biết chắc là không dùng dấu cách rồi. Chúc bạn một "sự nghiệp" Wikipedia vững chắc, lòng nhiệt huyết mãi mãi dù là trẻ hay hết trẻ.--Auhg8 (thảo luận) 00:13, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Auhg8, Uiii, tôi còn nhớ lúc tôi mới tham gia Wikipedia thì tôi cũng là học sinh lớp 7. 12 năm sau thì hiện giờ tôi đã tốt nghiệp và phải bộn bề với cuộc sống cơm áo. Lâu lâu vẫn vào Wikipedia dạo chơi. Bạn còn trẻ và tuổi đời còn dài nên cần phải học hỏi và trao đồi thêm nhiều kiến thức hàn lâm. Đừng sợ phạm sai lầm, cái quan trọng không phải là bạn phạm sai lầm bao nhiêu lần mà là bạn học được những gì sau mỗi sai lầm đó? Chúc bạn Auhg sẽ mãi luôn cháy bỏng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:01, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Theo cách 1 vì theo kinh nghiệm soạn thảo văn bản thì có quy tắc là trước và sau dấu gạch ngang phải có dấu cách. ngoài ra theo văn phong của wiki là "20-3-2020" hay "20/3/2020" đều không phải văn phong ngày tháng của wiki, mặc dù trong thường ngày chúng ta vẫn hay dùng. Tuy nhiên cách 2 cũng có thể là hợp lý là vì tên gạch nối thường sẽ được quốc tế hóa (SGK nên cập nhật lại điều này).
"Xin-ga-po"thường được chuyển thành "Singapore" theo quốc tế hóa, nhưng học sinh bây giờ vẫn phải học theo tên viết bằng dấu gạch nối mà không quốc tế hóa, tiện học luôn Tiếng Anh. Cho nên vẫn còn phân vân nên chọn cách nào. J.Smile (J always Smile) thảo luận 08:01, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và cho ý kiến. Nhưng mà bạn nhầm ở ý 2 rồi ạ. Chúng ta đang bàn về dấu gạch ngang có dấu cách hai bên giữa các liên số, theo bạn nói là phần công dụng dấu gạch nối ạ. Phần đó mình chỉ nói thêm thôi, chắc nhiều người quên rồi hoặc không quan tâm, mình sợ các bạn đó không hiểu rõ về cuộc biểu quyết này. Dấu gạch nối giữa các tiếng của từ phiên âm nhiều tiếng thì vẫn không (chưa) có sự bàn cãi, cũng cùng bài SGK mình nói phía trên đó bạn. Và nếu bạn đã chọn cách 1 thì bạn có thể bỏ phiếu, nhưng tùy bạn. Cảm ơn bạn lần nữa.--Auhg8 (thảo luận) 12:34, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Bluetpp: Bàn phím (tiếng Nhật) của tôi có cả ba dấu là
-
,–
và—
, thế mới khổ:^)
--minhhuy (thảo luận) 10:08, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Trần Nguyễn Minh Huy: Haha, bàn phím tiếng Nhật thì đương nhiên phải có dấu
—
, còn 2 dấu kia thì tôi cũng không hiểu tại sao tiếng Nhật có mà bàn phím latin lại không có... Tiểu Phương #Talk2me 14:55, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Bluetpp: Ngay dưới khung nhập văn bản, có cái thanh tiện ích (có 2 dấu nằm cạnh chữ "Thông dụng") Keo010122Talk to me 11:31, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào, cảm ơn các bạn. Trên bàn phím của mình và nhiều loại máy tính khác không có dấu gạch ngang. Nhưng khi viết trên wiki thì có, nên các bạn chú ý. Ở trình soạn thảo trực quan và sửa mã đều có nút "Ký tự đặc biệt" ở dòng hỗ trợ phía trên, bấm vào và tiếp tục chọn phần "Ký hiệu", dấu gạch ngang nằm giữa m³ và — đó ạ.--Auhg8 (thảo luận) 12:34, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Keo010122: Ồ, tôi biết có mục ký hiệu tồn tại nhưng bình thường chẳng dùng mấy nên cũng không để ý, cảm ơn các bạn đã chỉ điểm~ Tiểu Phương #Talk2me 14:55, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mấy bộ gõ Tiếng Việt đều có chức năng gõ tắt, có thể thiết lập để gõ ra en dash, em dash gì cũng được hết 🤗. MeigyokuThmn (thảo luận) 15:50, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Bluetpp: Ngay dưới khung nhập văn bản, có cái thanh tiện ích (có 2 dấu nằm cạnh chữ "Thông dụng") Keo010122Talk to me 11:31, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Haha, bàn phím tiếng Nhật thì đương nhiên phải có dấu
- Bàn phím như của mình cũng chỉ có dấu
-
và_
, không có—
. Khi viết bài dung lượng lớn thì có thói quen là gõ dấu có sẵn trên bàn phím chứ cứ mỗi lần đang gõ đến đoạn nào cần dấu gạch ngang lại phải di chuột xuống để nhấp vào—
ở dưới khung nhập văn bản lại mất thời gian.-- thảo luận 13:05, ngày 21 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Chào bạn A, cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Xin giải đáp ý kiến của bạn. Bàn phím bạn y chang của mình, tuy nhiên chúng ta đang nói đến dấu gạch ngang (–) chứ không phải là dấu em dash (—; mình không biết tên tiếng Việt dấu này). Cố lên nào, mất thời gian để chuyên nghiệp (cả bạn và Wikipedia đều chuyên nghiệp) thì rất đáng mà!--Auhg8 (thảo luận) 00:00, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Liên số ở đây bao gồm tỷ số của một trận đấu đúng không bạn Auhg8? E = mc2 05:24, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Q.Khải, đúng ạ.--Auhg8 (thảo luận) 10:43, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến chả quan trọng cái nào cũng được cả. ai rảnh cũng rảnh vừa phải thôi chứ đi soi cái dấu để làm cái gì cơ chứ? bạn Auhg8 hãy giải thích những phiếu chống trên và trả lời tớ vì sao nó lại quan trọng đến như zậyy nhanh nghen.2.229 người đóng góp gần đây (thảo luận) 09:47, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @2.229 người đóng góp gần đây: Các bài viết cần có cách trình bày và văn phong thống nhất, ngoài ra việc viết bừa có thể khiến hiển thị sai hoặc gây ra các lỗi giao diện và bản mẫu. E = mc2 10:57, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn 2.229 người đóng góp gần đây, xin lỗi đã để bạn chờ lâu. Mình có yêu cầu "nhỏ" thế này, bạn nghiêm túc trong cách viết hơn nhé. Phải viết hoa đầu dòng, sau dấu chấm và "vậy" chứ không phải "zậyy", "nhé/nha" chứ không phải "nghen". Cảm ơn bạn nhiều, mình trả lời các phiếu chống rồi đó, bạn tham khảo nha.--Auhg8 (thảo luận) 12:34, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào bạn P.T.Đ, thì ý mình cũng như mục thứ 5 trong phiếu của bạn. Bạn đã hiểu vấn đề "khá khiên cưỡng" là tốt rồi, mình và tất cả mọi người đều tôn trọng ý kiến của bạn. Chỉ có mỗi báo Đà Nẵng và mình đã tìm từ hồi tháng 10 năm 2019, và không nói thì ai cũng biết rằng điều đó không đủ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và cho ý kiến.--Auhg8 (thảo luận) 12:16, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @2.229 người đóng góp gần đây: Các bài viết cần có cách trình bày và văn phong thống nhất, ngoài ra việc viết bừa có thể khiến hiển thị sai hoặc gây ra các lỗi giao diện và bản mẫu. E = mc2 10:57, ngày 22 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Kết quả ra sao thì cũng rất khó thi hành, nhất là đối với người mới đến. Sao ta không cứ dùng giải pháp như hiện nay đối với chính tả tiếng Việt về nơi đặt dấu và đối với tiếng Anh khi có bất đồng chính tả trong tiếng Anh tại Mỹ và tiếng Anh tại Anh (và chủ đề liên quan đến cả hai đồng đều nhau): tôn trọng cách viết của người đóng góp đáng kể đầu tiên của bài. NHD (thảo luận) 00:35, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn DHN, cảm ơn bạn đã quan tâm và cho ý kiến. Mình sẽ trả lời như sau: đúng là rất khó thi hành nhưng nếu được thay đổi thì dần dần cũng thành dễ thôi bạn ạ. Bây giờ chưa thay đổi gì thì tình trạng sử dụng "loạn" dấu và công dụng này cũng đang rất nghiêm trọng rồi. Còn với người mới đến thì chúng ta sẽ đưa điều này vào sổ tay, các thư chào mừng,... thì họ cũng sẽ dễ tiếp thu vì đã được hướng dẫn ngay từ khi mới bước chân vào WP (không như bây giờ, nhiều thành viên đã quá quen với quy tắc về dấu gạch ngang của nước ngoài rồi, nên phần lớn không chịu thay đổi). Mà ở ngoài đời thì cũng "loạn" dấu nặng lắm, nếu bạn để ý nhiều hơn khi xem TV ví dụ về năm quan hệ hữu nghị,.. chỗ thì gạch nối không cách, chỗ thì gạch nối có cách, chỗ lại dấu gạch ngang,... Cảm ơn bạn nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 00:52, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cách của DHN ban đầu tôi cũng cho là hợp lý, tuy vậy khổ nỗi là một số thành viên có bot tự tiện đi chỉnh hoa thường, dấu câu,... theo ý họ mà chẳng thể kiếm soát nổi. ✠ Tân-Vương 00:53, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ. Yêu không cần cớ cần cậu cơ. vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 15:01, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời] |
- Ý kiến Cuộc thảo luận này theo tôi rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu cả. Khi chưa có nghiên cứu, hoặc quá ít nghiên cứu, quy định liên quan đến việc sử dụng dấu gạch, thậm chí đến cái thứ tài liệu gọi là chuẩn mực như sách giáo khoa còn bất nhất, thì đào đâu ra luận chứng đủ thuyết phục. Như đã khuyên bạn Auhg8 trước đó, cần phải biết chờ đợi, nếu không đủ kiên nhẫn chờ đợi thì bạn đi tìm hai, ba bài nghiên cứu nào đó ở Viện Ngôn ngữ học mà cãi lại DangTungDuong. (Tôi tin là bạn chưa đủ dũng cảm hoặc khả năng để tìm các bài luận văn, bài nghiên cứu và nguồn tài liệu hàn lâm). Cá nhân tôi thấy hệ thống thuật ngữ khoa học trên Wiki rất ngứa mắt, nhưng trong khi SGK Toán còn viết là An khô-va-ri-zmi thì tôi cũng phải chờ đợi xem bộ sách giáo khoa mới có thay đổi gì không. Trong thời gian này bạn nên đóng góp các bài viết mới hoặc bổ sung nội dung các bài viết cũ dựa trên nguồn mà bạn tìm được. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 13:06, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Căn cứ theo tình hình sử dụng hiện tại tôi đề nghị tạm thời chưa đặt quy định cụ thể về những trường hợp nên dùng và không được dùng hai cái dấu được gọi là "dấu gach ngang", "dấu gạch nối" ở đây vì hầu hết mọi người đều không phân biệt giữa hai dấu này và muốn phân biệt cũng không phải là dễ. Về thuật ngữ sử dụng, hai cái dấu được phân biệt bằng tên là "dấu gạch ngang" và "dấu gạch nối" ở đây và trong bài "Dấu gạch nối" và bài "Dấu gạch nối", tôi thấy hầu hết mọi người đều gọi là "dấu gạch ngang" cả chứ không có phân biệt gạch ngang, gạch nối gì cả. Tôi nghĩ gọi thế là đúng, chẳng phải là sai vì hai cái dấu ấy đều là một cái gạch nằm ngang cả, tại sao cùng là gạch ngang cả mà tại sao chỉ cái này được gọi là "gạch ngang" mà cái kia thì lại không được?
Có đến mấy cái dấu có dạng là một cái gạch nằm ngang chứ không phải chỉ là có mỗi hai ba cái mà thôi (xem các bài "Hyphen-minus", "Hyphen" "Dash" trên Wikipedia tiếng Anh). Trong mấy cái gạch ngang này cái nào là "dấu gạch ngang", cái nào là "dấu gạch nối"? Unicode của "dấu gạch ngang", "dấu gạch nối" là gì? Những người đề ra quy tắc sử dụng cho "dấu gạch ngang", "dấu gạch nối" có biết đến sự tồn tại của mấy cái gạch ngang khác nhau hay không, hay họ tưởng chỉ có hai ba cái?
Trên bàn phím tiếng Anh Mỹ thông dụng ở Việt Nam chỉ có duy nhất một cái dấu gạch ngang, là cái được gọi là "hyphen-minus" trong bài "Huyphen-minus" trên Wikipedia tiếng Anh. Đây là cái dấu gạch ngang duy nhất được đại đa số người Việt Nam sử dụng, ngoài cái gach ngang này ra họ không còn dùng cái gạch ngang nào khác. Bất cứ cái gạch ngang nào khác ngoài cái gạch ngang này đều không đặc biệt dễ dàng gõ ra được vì không có một phím duy nhất trên bàn phím cho những cái dấu gạch nganh khác. Cái gạch ngang độc nhất này của họ mang chức năng của cả cái được gọi là "dấu gạch ngang", "dấu gạch nối" ở đây, dấu trừ trong toán học và cái dấu được gọi là "bullet" trong tiếng Anh.
Thay vì bầu chọn quy tắc sử dụng "dấu gach ngang", "dấu gạch nối", tôi đề nghị nên tiến hành thảo luận thống nhất quy tắc viết số tiếng Việt trên Wikipedia tiếng Việt, xác định khi nào thì một con số nên được viết bằng chữ, khi nào thì bằng chữ số Ấn-Ả, khi nào thì bằng chữ số La Mã, tránh tình trạng viết lung tung như hiện tại. Stuwlzu (thảo luận) 15:13, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin thông báo cho bạn rằng "nếu cách 1 của bạn kia đề xuất kông được thông qua, tức là vẫn dùng cách cũ, hay nói cụ thể hơn là áp dụng theo quy chuẩn tiếng Anh (rất cụ thể cho từng trường hợp) trong khi biểu quyết "nghe rât to tát thống nhất cho dấu gạch ngang" nhưng kỳ thực vô cùng hẹp là nối liên số. Nối liên số còn rộng (birth -> die, ngày tháng năm -> ngày tháng năm, ngày -> ngày tháng năm, ngữa khaongr từ bao nhiêu người đến bao nhiêu người, chú thích trang sách, đánh số %)đấy bạn, trường hợp này tối giản đến mơ hồ vì tôi còn không biết bạn này định áp cho trường hợp nào?". Thân mến, mong bạn hiểu bản chất cái gọi là "thống nhất quy chuẩn dấu gạch ngang" ở trên. Nacdanh (thảo luận) 13:40, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái bạn nói là "gạch nối" (độ dài ngắn hơn gạch ngang) chỉ để nối liên từ (ví dụ A-li-ba-ba, English-language remake, co-starred) không nằm trong biểu quyết này nhé; tương tự kiểu ghi 01-02-5400 hoặc 01/02/5400 không tồn tại trong văn phạm sonaj thảo trên wikipedia, tất nhiên kiểu ghi ngày đó trên wiki đó vẫn thi thoảng nhìn thấy (nó không đúng, do người bảo quản wiki chống phá hoại quá ít nhân lực hoặc soát không hết) do hơn 1,2 triệu bài. Tất nhiên, nếu bạn đọc các bài chọn lọc, bài viết tốt (gắn sao vàng/bạc bên phải) thì sẽ không có kiểu ghi đó vì đã được công đồng kiểm duyệt/đánh giá/bình duyệt qua bình chọn 1 tháng. Thân mến. Nacdanh (thảo luận) 13:48, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn hãy đọc phiếu chống của tôi để nhìn thấy các dấu "gạch nối", "gạch ngang", "gạch ngang dài". Tiếp đến, tôi sẽ giải thích cho bạn là wikipedia tiếng Việt là tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ (hãy xem thông tin bản quyền hình ảnh, thông tin bên dưới trang chính), tiếp tục nói rõ hơn để bạn biết thành viên biên tập tiếng Anh cũng không phải chỉ có người Mỹ hay người Anh (tương tự giải nghĩa cho tiếng Việt), tiếp đến việc bạn gõ được các ký tự đó hay không không thuộc thẩm quyền của tôi (bạn có thể copy) mà bạn phải tự tìm hiểu, việc bạn có chấp nhận 3 dấu đó có tồn tại hay không là tùy thuộc ý trí của bạn nhưng nó đã được quy chuẩn thành văn bản (bài viết) mà chính bạn đã đọc (bài trên wiki tiếng Anh mà bạn đã đọc). Nacdanh (thảo luận) 14:02, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sau khi đọc lại một lần nữa thì tôi mới nhận ra là cuộc bầu chọn này có phạm vi hẹp hơn so với tôi tưởng. Cũng chỉ sau khi đọc lại tôi mới biết được "Cách 1", "Cách 2" là như thế nào, ban đầu tôi chỉ đọc lướt qua một lượt. Cuộc bầu chọn này có tên gọi không phù hợp với nội dung, nội dung bầu chọn cũng không được miêu tả tốt nên dễ gây hiểu nhầm. Tôi đã điều chỉnh lại ý kiến đang viết dang dở của mình. Stuwlzu (thảo luận) 14:55, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn đã hiểu "bạn kia định cách quanh gạch ngang" cho mọi nối số rồi chứ? "định áp dụng cho mọi trường hợp", wiki đã có quy chuẩn về từng trường hợp nối số cụ thể (birth -> die, ngày tháng năm -> ngày tháng năm, ngày -> ngày tháng năm, ngữa khaongr từ bao nhiêu người đến bao nhiêu người, chú thích trang sách, đánh số %,...). Bạn kia dẫn SGK lớp 7 để áp chuẩn nhưng SGK lớp 7 không nói gì nối số, tiếp tục báo Đà Nẵng (một đơn vị không chuyen về ngôn ngữ học). Tôi chỉ ra mâu thuẫn vì có nguồn từ Đại học Quốc gia HCM áp chuẩn tiếng Anh cho luận văn/nghiên cứu. Nếu bạn đó muốn được công nhận, hãy dùng công trình của Viện Ngôn ngữ Quốc gia nhé (hoặc chí ít là công trình nghiên cứu của giáo sư ngôn ngữ học nào đó tại Việt Nam) để diễn giải nhé. Nacdanh (thảo luận) 15:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Kết cho thắc mắc của bạn là tôi vẫn dùng nhé, bạn không có quyền hạn chế cá nhân tôi dùng (cộng đồng vẫn đang dùng bình thường), nơi đây dựa theo đồng thuận, không có luật nào tại wiki cấm tôi dùng cả (bạn lưu ý nơi đây tuân thủ quy luật cho cộng đồng đặt ra, không phải luật pháp áp dụng ngời đời thật, chỉ áp dụng tại đây). Bạn muốn tiếng nói mình có trọng lượng thì bạn phải dùng phiếu {đồng ý} hoặc {phản đối}, phiếu {ý kiến} chỉ có vai trò góp ý không hơn không kém. Thân mến. Nacdanh (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi không phản đối việc sử dụng và phân biệt các kiểu dấu gach ngang khác nhau, tôi thấy lúc này chưa nên đặt ra quy định cưỡng chế sử dụng, vẫn cứ nên để mọi người dùng theo ý thích của họ. Stuwlzu (thảo luận) 15:48, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Kết cho thắc mắc của bạn là tôi vẫn dùng nhé, bạn không có quyền hạn chế cá nhân tôi dùng (cộng đồng vẫn đang dùng bình thường), nơi đây dựa theo đồng thuận, không có luật nào tại wiki cấm tôi dùng cả (bạn lưu ý nơi đây tuân thủ quy luật cho cộng đồng đặt ra, không phải luật pháp áp dụng ngời đời thật, chỉ áp dụng tại đây). Bạn muốn tiếng nói mình có trọng lượng thì bạn phải dùng phiếu {đồng ý} hoặc {phản đối}, phiếu {ý kiến} chỉ có vai trò góp ý không hơn không kém. Thân mến. Nacdanh (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn đã hiểu "bạn kia định cách quanh gạch ngang" cho mọi nối số rồi chứ? "định áp dụng cho mọi trường hợp", wiki đã có quy chuẩn về từng trường hợp nối số cụ thể (birth -> die, ngày tháng năm -> ngày tháng năm, ngày -> ngày tháng năm, ngữa khaongr từ bao nhiêu người đến bao nhiêu người, chú thích trang sách, đánh số %,...). Bạn kia dẫn SGK lớp 7 để áp chuẩn nhưng SGK lớp 7 không nói gì nối số, tiếp tục báo Đà Nẵng (một đơn vị không chuyen về ngôn ngữ học). Tôi chỉ ra mâu thuẫn vì có nguồn từ Đại học Quốc gia HCM áp chuẩn tiếng Anh cho luận văn/nghiên cứu. Nếu bạn đó muốn được công nhận, hãy dùng công trình của Viện Ngôn ngữ Quốc gia nhé (hoặc chí ít là công trình nghiên cứu của giáo sư ngôn ngữ học nào đó tại Việt Nam) để diễn giải nhé. Nacdanh (thảo luận) 15:23, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sau khi đọc lại một lần nữa thì tôi mới nhận ra là cuộc bầu chọn này có phạm vi hẹp hơn so với tôi tưởng. Cũng chỉ sau khi đọc lại tôi mới biết được "Cách 1", "Cách 2" là như thế nào, ban đầu tôi chỉ đọc lướt qua một lượt. Cuộc bầu chọn này có tên gọi không phù hợp với nội dung, nội dung bầu chọn cũng không được miêu tả tốt nên dễ gây hiểu nhầm. Tôi đã điều chỉnh lại ý kiến đang viết dang dở của mình. Stuwlzu (thảo luận) 14:55, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn hãy đọc phiếu chống của tôi để nhìn thấy các dấu "gạch nối", "gạch ngang", "gạch ngang dài". Tiếp đến, tôi sẽ giải thích cho bạn là wikipedia tiếng Việt là tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ (hãy xem thông tin bản quyền hình ảnh, thông tin bên dưới trang chính), tiếp tục nói rõ hơn để bạn biết thành viên biên tập tiếng Anh cũng không phải chỉ có người Mỹ hay người Anh (tương tự giải nghĩa cho tiếng Việt), tiếp đến việc bạn gõ được các ký tự đó hay không không thuộc thẩm quyền của tôi (bạn có thể copy) mà bạn phải tự tìm hiểu, việc bạn có chấp nhận 3 dấu đó có tồn tại hay không là tùy thuộc ý trí của bạn nhưng nó đã được quy chuẩn thành văn bản (bài viết) mà chính bạn đã đọc (bài trên wiki tiếng Anh mà bạn đã đọc). Nacdanh (thảo luận) 14:02, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Mình không có đủ sửa đổi trong 30 ngày trước ngày biểu quyết bắt đầu nên không định ý kiến gì nhưng hôm nay có tin nhắn mời biểu quyết nên mạn phép vào đóng góp ý kiến cá nhân ạ.
- Theo Từ điển tiếng Việt 2013, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng (mà thường gọi là Từ điển Hoàng Phê) định nghĩa dấu gạch ngang: "dấu '—' thường dùng để viết tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu hoặc để viết ghép một tổ hợp gồm hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; khi đặt ở đầu dòng thì dùng để viết phân biệt các lời đối thoại, các phần liệt kê hoặc phần trình bày. Ngay dưới mục dấu gạch ngang là định nghĩa mục dấu gạch nối: "dấu gạch ngang ngắn '–' thường dùng để nối những thành tố đã được viết rời của một từ đa tiết phiên âm tiếng nước ngoài"
- Trên thực tế tại Việt Nam ngày nay, gần như chỉ tồn tại dấu gạch nối '-' trong các văn bản, sách vở giấy tờ do bàn phím QWERTY của các nước nói tiếng Anh chỉ có dấu gạch nối (ngắn) mà thôi (kể cả trên các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 2013). Vì vậy để phân biệt dấu gạch ngang (dấu dài) và dấu gạch nối (dấu ngắn) chỉ có cách là dựa vào khoảng cách ở trước và sau dấu '-'. Dấu gạch ngang thì có khoảng cách, dấu gạch nối thì không.
- Ý kiến của mình: Wikipedia tiếng Việt thì cách sử dụng dấu nên sử dụng theo chính tả tiếng Việt, không nên lấy ví dụ "toàn cầu", "phổ quát" gì ở đây. Ví dụ: "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/ Independence – Liberty – Happiness" được viết trong bài en:Vietnam với khoảng cách hai bên dấu (Khi mình copy đoạn tiêu ngữ vào phần nhập liệu này, dấu dài (ban đầu) đã tự động chuyển thành dấu ngắn). Hầu hết các trường hợp dùng dấu dài này cũng là một đặc trưng của văn viết tiếng Việt, vì vậy không nên lấy tiếng nước ngoài làm quy chuẩn (ví dụ: tiếng Anh không dùng dấu này gạch đầu dòng liệt kê hay đối thoại. Tiêu ngữ của Cộng hòa Pháp là "Liberté, égalité, fraternité", khẩu hiệu của Thế vận hội là "Citius, Altius, Fortius" đều dùng dấu phẩy)
- Khi dấu gạch ngang viết ở đầu dòng đối thoại, 100% các bạn ở đây đều dùng khoảng cách sau nó rồi mới đến Chữ viết hoa đầu dòng. Vì thế mình cho rằng đã sử dụng dấu gạch ngang thì cần có khoảng cách ở hai bên.
- Tuy nhiên, có một trường hợp mà dấu gạch ngang được dùng vô cùng phổ biến mà không có khoảng cách ở hai bên đó là khi viết ngày-tháng-năm liền nhau (01-01-2020). Nhưng như nhiều bạn đã nêu ra, cách viết này không phù hợp với văn phong Wikipedia nên không cần xét nữa. Tóm lại, khi dùng dấu gạch ngang liên số thì cần có khoảng cách như Cách 1 của biểu quyết. Điều này không thể bắt tất cả mọi người làm theo nhưng có thể thống nhất để các bạn bảo quản viên dùng Bot để tự sửa phần khoảng cách, còn dấu dài hay dấu ngắn thì với mình không quan trọng. Bản thân mình sẽ chỉ dùng dấu ngắn khi gõ do bàn phím ở nhà và ở cơ quan chỉ có mỗi dấu ngắn.
- Phụ chú: Trong tiếng Anh và wikipedia tiếng Anh, dấu gạch ngang giữa hai số/ hai chữ thì không có khoảng cách, giữa hai cụm lẫn số và chữ thì có khoảng cách. Nhưng cũng chỉ là tương đối. Các bạn đừng mất công đi tìm quy định "chính thức" về những điều này, vì mỗi dạng reference lại có một quy định khác nhau, mỗi đại học, mỗi nước theo quy tắc nào thì dùng quy tắc ấy, kể cả ISO hay Dương lịch cũng do con người ta quy ước với nhau mà thôi. Hoangkid (thảo luận) 14:17, ngày 28 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Hoangkid và cảm ơn bạn rất nhiều vì đã quan tâm và cho "phiếu" của mình tại đây. Xin lỗi bạn nhưng mình chưa tìm được bản PDF của từ điển này. Nhưng có một điều đó là dấu '—' là dấu gạch ngang dài (tên tiếng Anh là em dash). Còn dấu '−' là dấu gạch ngang đó bạn chứ không gọi là dấu gạch ngang ngắn. Về công dụng của 2 dấu này mình hoàn toàn đồng ý. Ý mình cũng là không đưa những thứ của nước ngoài vào trong khi tiếng Việt không thiếu. Nếu BQV mà dùng bot sửa chắc mình "thất nghiệp" quá, công việc chính của mình là sửa dấu gạch nối thành dấu gạch ngang mà (đùa thôi, nếu được vậy thì càng tốt, làm các bài viết chuyên nghiệp hơn, với lại sửa thủ công mệt lắm). Tất cả các biểu quyết đều có quy định về điều kiện bỏ phiếu, nhưng không thì cũng chẳng là vấn đề gì, mọi người vẫn rất cần ý kiến của bạn tại mục "Ý kiến" giống bạn đã làm ở biểu quyết này vậy. Cảm ơn bạn rất nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 00:15, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Mình có một thắc mắc bên lề là: viết ngày tháng năm trên Wikipedia thì theo chuẩn nào, dùng dấu / hoặc dấu - thì có vấn đề gì (ngoài phạm vi "Bản mẫu" ra)? Meigyoku Thmn (💬🧩) 00:55, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn MeigyokuThmn, viết theo kiểu (ví dụ) "ngày 29 tháng 4 năm 2020" đó bạn. Bạn tham khảo thêm tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Ngày tháng và số nhé.--Auhg8 (thảo luận) 01:13, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Trước hết rất mong biểu quyết đạt kết quả rõ ràng để thống nhất thực hiện. Mình đồng ý với cách viết "giai đoạn 2000−2010", còn về liên số, ví dụ "3−5 cm" thì đúng là trong cách dùng thông thường của người Việt thường dùng với dấu cách, nhất là khi viết tay; còn trong các văn bản tiêu chuẩn, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế yêu cầu ghi rõ "từ 3 cm đến 5 cm" để tránh trùng lặp phép trừ và hiểu nhầm về đơn vị đo. Hungda (thảo luận) 02:57, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào bạn Hungda, rất cảm ơn bạn đã quan tâm, cho ý kiến và chúc biểu quyết đạt kết quả rõ ràng. Bạn đồng ý cách viết "giai đoạn 2000—2010", tức là bạn không đồng ý cả hai cách phải không ạ? Mình rất tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng dấu "—" không sử dụng ở Việt Nam ạ. Bạn đủ điều kiện để bỏ phiếu, nếu bạn muốn, mình và mọi người rất mong nhận được phiếu của bạn tại mục "Chưa đồng ý cả hai cách". Chào bạn, cảm ơn bạn nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 12:41, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi bạn, hôm trước gõ trên ĐT di động tôi bị nhầm, xin được sửa lại. Hungda (thảo luận) 06:39, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin chào bạn Hungda, rất cảm ơn bạn đã quan tâm, cho ý kiến và chúc biểu quyết đạt kết quả rõ ràng. Bạn đồng ý cách viết "giai đoạn 2000—2010", tức là bạn không đồng ý cả hai cách phải không ạ? Mình rất tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng dấu "—" không sử dụng ở Việt Nam ạ. Bạn đủ điều kiện để bỏ phiếu, nếu bạn muốn, mình và mọi người rất mong nhận được phiếu của bạn tại mục "Chưa đồng ý cả hai cách". Chào bạn, cảm ơn bạn nhiều.--Auhg8 (thảo luận) 12:41, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi đã không bám sát cuộc thảo luận này trong một thời gian, nay nhìn lại thì đã đổi tên biểu quyết thành "dấu gạch ngang giữa các liên số". Như vậy cho tôi hỏi những bài như Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam sẽ không nằm trong phạm vi của biểu quyết này phải không? Và nếu không thì những bài như vậy nên dùng cái dấu nào cho phải, mong các bạn giải đáp hộ để còn cơ sở mà đổi tên bài về sau. --minhhuy (thảo luận) 14:22, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Trần Nguyễn Minh Huy, bài đó không nằm trong phạm vi của biểu quyết này (vì nó là trường hợp dấu gạch ngang giữa các liên danh). Không phải nên mà là bắt buộc dùng dấu gạch ngang giống tên bài hiện tại. Tuy nhiên, theo kiếm tra của tôi thì trong bài nhiều chỗ sử dụng dấu gạch nối và viết dấu gạch ngang sai cách. Việc này khi có nhiều thời gian tôi sẽ sửa sớm (bài đó và cả những bài có lỗi tương tự. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.--Auhg8 (thảo luận) 12:16, ngày 12 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi không đủ điều kiện để tham gia BQ này, nhưng tôi thấy các bạn nên bán khóa trang này, chỉ dành cho các thành viên có trên 300 sửa đổi, phòng trường hợp có troll vào phá hoại.--Russian Federal Subjects (thảo luận) 12:12, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Russian Federal Subjects: Thứ nhất, bạn đủ điều kiện bỏ phiếu. Thứ hai, không có loại khóa nào cho những thành viên có 300 sửa đổi cả và cũng nên khóa để các thành viên khác có thể vào ý kiến. Việc khóa trang không nên là biện pháp ưu tiên để phòng chống phá hoại khi nó chưa xảy ra. V − E + F = 2 12:25, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Q.Khải, cảm ơn bạn đã trả lời và giải thích cho bạn ấy. Tuy nhiên, mình vừa xem thông tin thì thấy bạn Russian Federal Subjects mở tài khoản ngày 20 tháng 3, tức là chưa đủ 90 ngày (mới chỉ 2 tháng). Nên xin báo lại với bạn Russian Federal Subjects là bạn không đủ điều kiện bỏ phiếu, nhưng mọi người rất hoan nghênh "phiếu" của bạn tại mục Ý kiến này. Cảm ơn hai bạn nhiều--Auhg8 (thảo luận) 13:02, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- À Auhg8, đáng lẽ là 1 chứ ko phải là 2 tháng vì tính từ lúc bắt đầu mở BQ (21/4). Btw, BQ sắp kết thúc rồi đấy, bạn nhờ thành viên nào ở hải ngoại đóng BQ cho đúng thời hạn nhé. V − E + F = 2 13:33, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã hết thời hạn nên xin phép tag các hành chính viên vào đây để đóng BQ và rút ra kết luận: Mxn, DHN, Vietbio, ThiênĐế98 và Tuanminh01. V − E + F = 2 03:02, ngày 22 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- À Auhg8, đáng lẽ là 1 chứ ko phải là 2 tháng vì tính từ lúc bắt đầu mở BQ (21/4). Btw, BQ sắp kết thúc rồi đấy, bạn nhờ thành viên nào ở hải ngoại đóng BQ cho đúng thời hạn nhé. V − E + F = 2 13:33, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào bạn Q.Khải, cảm ơn bạn đã trả lời và giải thích cho bạn ấy. Tuy nhiên, mình vừa xem thông tin thì thấy bạn Russian Federal Subjects mở tài khoản ngày 20 tháng 3, tức là chưa đủ 90 ngày (mới chỉ 2 tháng). Nên xin báo lại với bạn Russian Federal Subjects là bạn không đủ điều kiện bỏ phiếu, nhưng mọi người rất hoan nghênh "phiếu" của bạn tại mục Ý kiến này. Cảm ơn hai bạn nhiều--Auhg8 (thảo luận) 13:02, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Russian Federal Subjects: Thứ nhất, bạn đủ điều kiện bỏ phiếu. Thứ hai, không có loại khóa nào cho những thành viên có 300 sửa đổi cả và cũng nên khóa để các thành viên khác có thể vào ý kiến. Việc khóa trang không nên là biện pháp ưu tiên để phòng chống phá hoại khi nó chưa xảy ra. V − E + F = 2 12:25, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
- @Q.Khải:: bảo quản viên cũng đóng được biểu quyết đấy chứ bạn. Én bạc (thảo luận) 16:14, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]