Wikipedia:Độ nổi bật (web)
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Wikipedia cần tránh các bài viết về các trang web mà có thể được hiểu là quảng cáo cho trang web đó. Đối với nội dung xuất bản trên web, để có thể có bài riêng tại Wikipedia, nó phải nổi bật và có ý nghĩa lịch sử. Các bài viết tại Wikipedia về các nội dung web cần được chú thích nguồn gốc từ các nguồn đáng tin cậy. |
Trang này cung cấp hướng dẫn cơ bản để các biên tập viên Wikipedia sử dụng khi quyết định xem có nên có bài viết về một nội dung web nào đó hay không (có thể là nội dung của một trang web hoặc chính trang web đó). Các nội dung web bao gồm (nhưng không giới hạn ở) blog, diễn đàn Internet, newsgroup, tạp chí online, và media, podcasts, webcomics, web hosts, và web portals. Bất kỳ nội dung nào chỉ được phát tán trên Internet đều được coi là nội dung web và áp dụng hướng dẫn này.[1]
Các thành viên Wikipedia không nên dùng Wikipedia cho các mục đích quảng cáo, và chính sách không dùng các bài viết Wikipedia cho quảng cáo là một quy định đã được chính thức hóa từ lâu. Các nội dung quảng cáo cần bị xóa đi hoặc chỉnh lại để thể hiện thái độ trung lập.[2]
Wikipedia không phải là một thư mục web, nó không phải nơi chuyên cho việc chứa liên kết tới các trang web khác và phân loại các liên kết này. Wikipedia không phải nơi sao lưu hoặc kho chứa các liên kết, hình ảnh, hay các tệp âm thanh hay phim. Các bài viết chỉ chứa một liên kết ngoài và một miêu tả ngắn gọn về nội dung của nó có thể bị xóa.
Có thể xử lý các chủ đề không thỏa mãn các tiêu chí về độ nổi tiếng theo hai cách: trộn và xóa. Có thể dùng thẻ {{tiêu chuẩn}} để đánh dấu các bài viết với chủ đề có thể không đủ nổi bật, để báo cho các biên tập viên khác về vấn đề này.
Tiêu chí
Tất cả các bài viết phải tuân theo quy định của Wikipedia về khả năng kiểm chứng thông tin bằng các nguồn đáng tin cậy. Các nguồn sơ cấp không đủ để khẳng định độ nổi tiếng, mội nội dung web[3] được coi là nổi tiếng nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau.
- Nội dung web đó đã là chủ đề của vài công trình không tầm thường đã được công bố bởi các nguồn độc lập với trang web.
- Tiêu chí này bao gồm các tác phẩm đã được công bố tại các nguồn đáng tin cậy ở tất cả các hình thức, chẳng hạn báo, tạp chí, sách, phim tài liệu, các trang web, và báo cáo của các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng (consumer watchdog organizations).[4] Ngoại trừ các trường hợp sau:
- Báo chí truyền thông đăng lại các thông cáo báo chí và quảng cáo về nội dung trang web.[5]
- Được nhắc đến qua loa. Chẳng hạn (1) các bài báo chỉ nhắc đến địa chỉ Internet, (2) các bài báo chỉ nhắc đến những thời điểm mà nội dung web đó được cập nhật hoặc đưa ra công chúng, (3) một tóm tắt ngắn về bản chất nội dung web hay (4) các miêu tả nội dung trong các thư mục Internet hoặc các cửa hàng trực tuyến.
- Tiêu chí này bao gồm các tác phẩm đã được công bố tại các nguồn đáng tin cậy ở tất cả các hình thức, chẳng hạn báo, tạp chí, sách, phim tài liệu, các trang web, và báo cáo của các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng (consumer watchdog organizations).[4] Ngoại trừ các trường hợp sau:
- Trang web hoặc nội dung web đã được một giải thưởng có tiếng và độc lập từ một tổ chức hoặc cơ quan xuất bản.[6]
- Nội dung được đăng tại một kênh được nể trọng và độc lập với tác giả của nội dung đó, hoặc bởi một tờ báo hay tạp chí online, một nhà xuất bản online;[7] ngoại trừ:
- Các dạng truyền bá không có độ sâu, trong đó có các nội dung đặt tại các trang web không có biên tập (như YouTube, MySpace, GeoCities, Newgrounds, blog cá nhân, v.v.).
Xem thêm
- Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được
- Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố
- Wikipedia:Thái độ trung lập
- Wikipedia:Chú thích nguồn gốc
- Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy
- Wikipedia:Search engine test
Chú thích
- ^ Nội dung đã được đóng gói ở các dạng như đĩa CD, DVD hoặc sách, nhưng được bán chủ yếu qua Internet cũng thuộc thể loại này. Nếu sản phẩm đóng gói được bán rộng rãi tại các điểm bán lẻ, thì nó nên được coi là một sản phẩm, và nên áp dụng Wikipedia:Độ nổi tiếng (công ty).
- ^ Websites or content which fail these guidelines but are linked to a topic or subject which does merit inclusion may be redirected to that topic or subject rather than be listed for deletion.
- ^ Thông tin về các trang web nên được trộn (và tạo trang chuyển hướng nếu cần) vào bài về tổ chức sở hữu trang web, trừ khi tên miền của trang web là tên thường gọi nhất để chỉ tổ chức đó. Ví dụ, yahoo.com được định hướng tới Yahoo!. Mặt khác Drugstore.com là một trang web độc lập.
- ^ Ví dụ:
- The webcomic When I Am King has been reviewed by The Guardian, Playboy, The Comics Journal, and Wired.
- The blog Daily Kos has been covered by Los Angeles Times, Time, The Washington Post, U.S. News & World Report, and The New York Times.
- ^ Việc tự quảng bá không phải con đường dẫn đến việc được có một bài viết bách khoa. Bài viết phải do người nào đó khác viết về công ty, tập đoàn, sản phẩm, hoặc dịch vụ. (Xem Wikipedia:Tự truyện về các vấn đề về khả năng kiểm chứng và tính trung lập ảnh hưởng đến các tài liệu mà chủ đề của bài viết Wikipedia lại chính là tác giả của tài liệu.) Thước đo về độ nổi bật là việc những người độc lập với chủ đề (hay độc lập với nhà sản xuất, tác giả, hay người bán nó) thực tế đã coi nội dung hoặc trang web đó là đủ nổi tiếng nên họ đã viết và xuất bản các tác phẩm có độ sâu về chủ đề đó.
- ^ See Category:Awards for a partial list of notable awards. Being nominated for an award in multiple years is also considered an indicator of notability.
- ^ Nội dung được đăng tại các trang trực tuyến độc lập gần như chắc chắn thỏa mãn tiêu chí đầu tiên. Tuy nhiên, tiêu chí này đòi hỏi toàn bộ nội dung đó phải được đăng. Ví dụ, Ricky Gervais có một podcast được báo The Guardian đăng. Những bài đăng như vậy nên có độ sâu.