Bước tới nội dung

William Edwards Deming

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ W. Edwards Deming)
William Edwards Deming
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
14 tháng 10, 1900
Nơi sinh
Sioux City
Mất
Ngày mất
20 tháng 12, 1993
Nơi mất
Washington, D.C.
Giới tínhnam
Quốc tịchHoa Kỳ
Tôn giáoAnh giáo
Nghề nghiệpkỹ sư công nghiệp, nhà thống kê, nhà soạn nhạc, kỹ sư, giảng viên đại học, nhà kinh tế học
Lĩnh vựcquản lý chất lượng
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Wyoming, Đại học Yale, Đại học London, Đại học Colorado
Thành viên củaHiệp hội Khoa học cao cấp Mỹ, Viện Thống kê Toán học
Giải thưởngHuy chương Công nghệ và Đổi mới Quốc gia, Wilks Memorial Award, Wilbur Cross Medal, Huân chương Thụy Bảo, Fellow of the American Physical Society, Fellow of the American Statistical Association, honorary doctor of the University of Miami, Fellow of the Institute of Mathematical Statistics, Shewhart Medal

Ảnh hưởng bởi
  • Walter A. Shewhart

William Edwards Deming (1900 – 1993) là một kỹ sư, nhà thống kê, giáo sư, nhà phát minh, giảng viên và chuyên gia tư vấn quản lý của Hoa Kỳ. Deming là người đi tiên phong trong quản lý chất lượng. Ông đưa ra hệ thống lý thuyết về kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê, từ đó hình thành một triết lý mới về quản lý công việc. Ông đã phát triển các kỹ thuật lấy mẫu thống kê mà ngày nay Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ và Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng. Ông ứng dụng phương pháp Kiểm soát quá trình thống kê của Walter A. Shewhart vào tính toán và quản lý tiến trình công việc. Ông phát triển cái mà ông gọi là Chu trình Shewhart[1] thành chu trình PDSA (Plan-Do-Study-Act tức là Lập kế hoạch-Làm-Nghiên cứu-Cải tiến) hay Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act tức là Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Điều chỉnh). Nhằm khôi phục kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II, Hiệp hội Kỹ sư và Khoa học gia Nhật Bản mời Deming sang Tokyo giảng Kiểm soát Chất lượng bằng Thống kê (Quản trị chất lượng sản phẩm bằng thống kê). Việc các nhà lãnh đạo và quản lý Nhật Bản áp dụng lý thuyết của Deming vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh được cho là nguồn gốc của phép lạ thần kỳ kinh tế hậu chiến của Nhật Bản, chỉ trong hơn một thập kỷ, từ đống tro tàn của chiến tranh phát triển trở thành nền kinh tế mạnh thứ hai trên thế giới vào những năm 1960[2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Deming, W. Edwards (2000). Out of the crisis . Cambridge, Mass.: MIT Press. tr. 88. ISBN 0262541157.
  2. ^ Deming's 1950 Lecture to Japanese Management. Translation by Teruhide Haga. Truy cập: 2015-02-24.