Bước tới nội dung

Tổng Công ty Viglacera

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Viglacera)
Tổng Công ty Viglacera
Loại hình
Công ty Cổ phần
Ngành nghềVật liệu xây dựng
Bất động sản
Thành lập25 tháng 7 năm 1974; 50 năm trước (1974-07-25)
Trụ sở chínhTòa nhà Viglacera - Số 1 Đại lộ Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt
Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc
Dịch vụVật liệu xây dựng
Doanh thu2207 tỷ VNĐ (2021)
30 triệu USD (2021)
Số nhân viên8400 nhân viên
Khẩu hiệuTiên phong công nghệ xanh
WebsiteTrang chủ của Viglacera

Tổng Công ty Viglacera - Công ty Cổ phần[1] (tên tiếng Anh là Viglacera Corporation; tên gọi tắt là Viglacera; mã chứng khoán HOSE: VGC) là công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex, hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, thành lập vào ngày 25 tháng 7 năm 1974.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng Công ty Viglacera được thành lập vào ngày 25 tháng 7 năm 1974, tiền thân là Công ty Gạch ngói sành sứ Xây dựng được sáp nhập từ 18 nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá.[2]
  • Từ những năm 90, Viglacera là đơn vị đầu tiên thay đổi tận gốc nghề làm gạch ngói của Việt Nam với công nghệ lò nung tuynel; Viglacera tiên phong đưa công nghệ mới hiện đại vào sản xuất như kính xây dựng năm 1990, sứ vệ sinh và gạch ốp lát ceramic năm 1994, gạch ốp lát granite năm 1996, Liên doanh với doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất kính nổi năm 1994 và tự đầu tư Nhà máy kính nổi tại Bình Dương năm 2000, gạch cotto năm 2002.[2]
  • Viglacera là đơn vị đi đầu trong đầu tư và ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất như công nghệ phủ men nano sứ vệ sinh 2009, sản phẩm thân thiện môi trường bê tông chưng áp năm 2010.[2]
  • Năm 1998, công ty bắt đầu đầu tư và kinh doanh bất động sản, mở đầu là dự án Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh, sau đó là đầu tư nhà ở và khu đô thị.[2]
  • Ngày 25 tháng 4 năm 2014, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, Viglacera chuyển đổi mô hình từ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sang Công ty Cổ phần.[2]
  • Kể từ đó đến nay, VIGLACERA chính thức phát triển song song hai lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.[2]

Hoạt động kinh doanh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sản xuất vật liệu xây dựng
  • Bất động sản

Ban lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Văn Tuấn

Tổng Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn

Phó Tổng Giám đốc: Trần Ngọc Anh

Phó Tổng Giám đốc: Hoàng Kim Bồng

Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Minh Khoa

Phó Tổng Giám đốc: Quách Hữu Thuận

Phó Tổng Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn

Phó Tổng Giám đốc: Lương Thanh Tùng

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (2012, 2014, 2016, 2018, 2020)[3]
  • Giải Vàng Chất lượng Quốc gia (2018, 2019-2020)[4][5]
  • Top 50 công ty niêm yết tốt nhất sàn chứng khoán (Forbes)[6]
  • Top 10 Công ty bất động sản uy tín năm 2021[6]
  • Top 5 Công ty uy tín ngành Xây dựng năm 2021 (VNR500)[6]
  • Top 50 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2021[6]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Viglacera chính thức nhận bàn giao nhà máy Bạch Mã”. Thanh Niên. 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f “Lịch sử phát triển của TCty VIGLACERA-CTCP”. Xây dựng. 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Viglacera – Tự hào là Thương hiệu quốc gia Việt Nam”. Tiền Phong. 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Viglacera ghi dấu ấn trên bản đồ chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương”. Viglacera. 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “Viglacera đạt giải thưởng World Class cho loại hình sản xuất lớn”. VietnamPlus. 2 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ a b c d “Top 10 sự kiện nổi bật của Tổng công ty Viglacera – CTCP năm 2021”. Viglacera. 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ “(ĐCSVN) - Viglacera đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ 2”. Viglacera. 21 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ “Tổng công ty Viglacera nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”. Bộ Xây dựng. 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]