Bước tới nội dung

Violympic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ ViOlympic)
Violympic
Loại website
Giáo dục trực tuyến
Chủ sở hữuTập đoàn FPTBộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
Websiteviolympic.vn

Violympic, hay ViOlympic, là cuộc thi giải toán, tiếng Việt, tiếng Anhvật lý quốc gia trên Internet bằng tiếng Việttiếng Anh[1][2] cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn Việt Nam.[3][4] Violympic được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Namtập đoàn FPT phối hợp chỉ đạo tổ chức, công ty FPT Software là đơn vị thực hiện.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 7 năm 2008: tiến sĩ Lê Thống Nhất đề xuất ý tưởng tổ chức Violympic với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, cục trưởng cục Công nghệ Thông tin Quách Tuấn Ngọc, và Phó vụ Trưởng vụ Giáo dục Trung học cơ sở Nguyễn Hải Châu.

Ngày 21 tháng 10 năm 2008: lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo FPT thảo luận về các nội dung hợp tác hai bên và thống nhất quan điểm sẽ tổ chức Violympic. Buổi chiều cùng ngày, hai bên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trị, tập đoàn FPT ký kết hợp tác tổ chức cuộc thi.

Sáng ngày 26 tháng 12 năm 2008: lễ phát động cuộc thi được tổ chức tại trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Trong phiên bản thử nghiệm năm 2008, Violympic có tất cả 35 vòng thi, cấp trường thi vòng 20, cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vòng 25, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) thi vòng 30, cấp quốc gia thi vòng 35.

Ngày 12 tháng 5 năm 2009: kỳ thi cấp quốc gia đầu tiên được tổ chức với 35 tỉnh, thành tham dự và đã cử đội tuyển.

Tháng 4 năm 2009: Violympic nhận danh hiệu đầu tiên, giải thưởng Sao khuê của VINASA.

Năm học 2010–2011: Violympic giảm tải còn 19 vòng thi. Từ vòng 10–14 là cấp trường, vòng 15, 16 thi cấp Quận Huyện, vòng 17, 18 thi cấp tỉnh (thành phố), vòng 19 thi cấp quốc gia. Cấp quốc gia chỉ có lớp 5, lớp 9 và lớp 11 thi.

Ngày 15 tháng 6 năm 2015: ra mắt ứng dụng "Tự luyện Violympic” trên Google Play.[6]

Ngày 5 tháng 9 năm 2015: mở rộng quy mô cuộc thi Violympic tiếng Anh đối với học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 9.[2]

Ngày 15 tháng 4 năm 2018: môn toán, tiếng Việt giảm tải còn 13 vòng. Áp dụng hình thức thi leo dốc với vòng thi cấp quốc gia.

Ngày 18 tháng 9 năm 2018: Violympic giảm tải mỗi môn còn 10 vòng và áp dụng hình thức thi leo dốc đối với tất cả các vòng. Vòng 1–6 có thời gian làm bài là 30 phút. Vòng 7–10 có thời gian làm bài là 45 phút.

Ngày 26 tháng 8 năm 2019, Violympic thông báo mở thêm chức năng "Lấy lại mật khẩu qua email'' và tự động nâng khối lớp cho thí sinh.

Những đơn vị hợp tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban chỉ đạo cấp quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Trương Gia Bình (Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FPT; Trưởng ban chỉ đạo).[8]
  • Ông Nguyễn Văn Khoa (Tổng giám đốc tập đoàn FPT).[8]
  • Ông Trần Đăng Hòa (Chủ tịch FJP kiêm COO FSOFT, tập đoàn FPT; Trưởng tiểu ban).[8]

Ban tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bà Nguyễn Thị Ngọc (FNE–VIE, tập đoàn FPT; Trưởng ban tổ chức).

Ban thư ký

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bà Bế Quỳnh Trang (FNE–VIE, tập đoàn FPT).

Các tiểu ban

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Đặng Văn Đạt (FNE–VIO, tập đoàn FPT; Ủy viên).

Tiểu ban nội dung Trung học phổ thông

  • Bà Phạm Thị Minh Tuyến (FNE–VIE, tập đoàn FPT; Trưởng tiểu ban).

Tiểu ban nội dung Trung học cơ sở

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Tôn Thân (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Ủy viên).
  • Ông Vũ Hữu Bình (Trường Trung học cơ sở Trưng Vương Hà Nội; Ủy viên).
  • Bà Phạm Thị Minh Tuyến (FNE–VIE, tập đoàn FPT; Ủy viên).

Tiểu ban nội dung Tiểu học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Nguyễn Áng (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Ủy viên).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang web chính thức bằng Tiếng Anh của Violympic”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ a b “ViOlympic 'phủ' Toán Tiếng Anh toàn cấp 1 và 2”. FPT Education. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Phần mềm luyện thi toán qua internet – Violimpic”. FPT Education. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “Giới thiệu”. Violympic – Toán. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “Khởi động ViOlympic năm học 2015 - 2016 tại khu vực miền Trung”. Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ “ViOlympic ra mắt ứng dụng học toán cho học sinh”. FPT Education. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “Bảo Việt Nhân Thọ tiếp tục tài trợ cho ViOlympic”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ a b c “Ban chỉ đạo cấp Quốc gia”. ViOlympic.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập Ngày 28 tháng 03 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]