Bước tới nội dung

Việt Nam Thông tấn xã (Việt Nam Cộng hòa)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Việt Tấn Xã)
Việt Nam Thông tấn xã
Loại hình
hãng thông tấn
Ngành nghềcơ quan báo chí
Thành lậpQuốc gia Việt Nam (1951)
Giải thểViệt Nam Cộng hòa (1975)
Trụ sở chính116-118 đường Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn (1975)
Thành viên chủ chốt
Tổng Giám đốc: Nguyễn Ngọc Bích (cuối cùng)

Việt Nam Thông tấn xã[1] (tiếng Anh: Vietnam Press Agency, tiếng Pháp: Agence Vietnam-Presse[2]) viết tắt Việt Tấn Xã hay VTX, là hãng thông tấn chính thức của Quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòa. Phần lớn thời gian từ khi thành lập năm 1951 cho đến khi giải thể do Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, trụ sở Việt Tấn Xã đặt tại số 116-118 đường Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Tấn Xã được thành lập theo Nghị định số 52-VP/BPTT ngày 22 tháng 1 năm 1951 và tổ chức lại theo Nghị định số 56-VP/BPTT ngày 1 tháng 8 năm 1952.[3] Trong 4 năm đầu từ năm 1951 đến năm 1954, nó chỉ đóng vai trò biểu tượng hình thức, mọi hoạt động lúc bấy giờ đều lệ thuộc vào hãng thông tấn AFP của Pháp.[4] Từ lúc Ngô Đình Diệm trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam năm 1954, Việt Tấn Xã mới thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp.[4] Sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, Việt Tấn Xã dần dần trở thành hãng thông tấn độc lập cung cấp tin tức khả dĩ đáp ứng được nhu cầu báo chí trong nước và nhiệm sở ngoại giao trên thế giới.

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách Tổng Giám đốc Việt Tấn Xã từ năm 1951 cho đến năm 1975.

Số Tên gọi Tại nhiệm
1 Nguyễn Phước Hậu 1951 – 1952
2 Đoàn Quan Tấn 1952[5] – 1954[6]
? Trần Văn Tuyên 1954 – ?[7]
? Cao Văn Chiểu[8][9] 1956 – 1957[9]
? Nguyễn Thái 1957 – 1961[10]
? Trương Bửu Khánh[2] 1961[11] – 1963
? Tôn Thất Thiện 1963
? Nguyễn Ngọc Linh 1965[12] – 1968[13]
? Trần Văn Lâm 1969 – 1973[14]
16 Phạm Hậu 1973[15] – 1975
17 Nguyễn Ngọc Bích 1975[16][17][18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tân Hoa (1970). Cẩm nang dịch thuật cho các báo, hãng thông tấn và đài phát thanh trên toàn thế giới (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Trung Quốc công nghiệp xuất bản xã. tr. 226.
  2. ^ a b “AGENCE VIETNAM-PRESSE”. Liste des personnalités (bằng tiếng Pháp). Direction du protocole. 1963. tr. 73. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ Research and Documentation Division, National Institute of Administration (1 tháng 5 năm 1958). Viet Nam Government Organization Manual, 1957-58 (bằng tiếng Anh). Sài Gòn. tr. 157–158. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b Thành tích 8 năm hoạt động của chánh phủ Việt Nam Cộng hòa. Sài Gòn. 1962. tr. 975–986. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ “EPHEMERIDE: 1er AOUT - 15 AOUT”. Bulletin du Viet Nam. Chính phủ Quốc gia Việt Nam (32): 2. 15 tháng 8 năm 1952. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023. Le Comité directeur de l'Agence« Viet Nam Presse », réuni à Saigon, a décidé le remplacement de l'actuel directeur général de cette agence, M. NGUYEN PHUOC HAU, par M. DOAN QUANG TAN, actuellement directeur des Bibliothèques et Archives du Viet Nam.(tiếng Pháp)
  6. ^ Best, Antony (2008). British Documents on Foreign Affairs: Reports and Papers from the Foreign Office Confidential Print. Part V. From 1951 through 1956. Series E. Asia, 1954. Volume 7. Burma, Indo-China, Indonesia, Nepal, Siam, South-East Asia and the Far East and the Philippines, 1954. LexisNexis. tr. 181. ISBN 9780886927233. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.(tiếng Anh)
  7. ^ “M. TRAN VAN TUYEN PRESIDENT DE «VIETNAM PRESSE»”. Bulletin du Viet Nam (bằng tiếng Pháp) (68): 15. 1 tháng 2 năm 1954. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “Cao Văn Chiểu - Dân biểu đơn vị Phú Yên”. Niên-Giám Hạ-Nghị-Viện: Pháp Nhiệm I 1967-1971. Quốc hội Việt Nam Cộng hòa: 43. 1968. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ a b Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 123. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.(tiếng Anh)
  10. ^ “Nguyễn Thái”. Who's Who in Vietnam 1974 (PDF) (bằng tiếng Anh). Sài Gòn: Vietnam Press Agency. 1974. tr. 713. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Press and Information office, Embassy of the Republic of Vietnam (1961). News from Viet-Nam Annual Index 1961 (bằng tiếng Anh). Washington, D.C. tr. 20. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Who's Who in Vietnam. Sài Gòn: Vietnam Press Agency. 1967. tr. nnl0968. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ “Nguyễn Ngọc Linh”. Who's Who in Vietnam 1974 (PDF). Sài Gòn: Vietnam Press Agency. 1974. tr. 452–455. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ “Trần Văn Lâm”. Who's Who in Vietnam 1974 (PDF). Sài Gòn: Vietnam Press Agency. 1974. tr. 420–422. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ “Cựu Trung Tá Giuse Phạm Hậu”. Người Việt Daily News. 6 tháng 8 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ “BRIEFS: NEW VIETNAM PRESS DIRECTOR”. Daily Report: Asia & Pacific. Foreign Broadcast Information Service. 4 (41): L5. 28 tháng 2 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.(tiếng Anh)
  17. ^ “Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích qua đời do nhồi máu cơ tim”. Người Việt Daily News. 2 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng là Tổng Giám Đốc sau cùng của Việt Tấn Xã.
  18. ^ “Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - Người Việt yêu nước không thầm lặng”. VOA Tiếng Việt. 13 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.