Bước tới nội dung

Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học

Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học
Pontificia Academia Scientiarum

Pontificia Accademia delle Scienze
Vị trí
Map
Casina Pio IV
00120 Thành Vatican
,
Thông tin
LoạiViện hàn lâm, Viện nghiên cứu Khoa học của Công giáo
Thành lập1603
(421 years ago)
Hiệu trưởngTBD
WebsitePAS Website
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng danh dựGiám mục Marcelo Sánchez Sorondo

Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học (tiếng Ý: Pontificia accademia delle scienze, tiếng Latin: Pontificia Academia Scientiarum) là viện hàn lâm khoa học của Tòa Thánh Vatican, được giáo hoàng Piô XI thành lập năm 1936[1]. Viện được đặt dưới sự bảo trợ của giáo hoàng.

Mục đích của Viện là thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên, Toán họcVật lý học cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan tới nhận thức luận. Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học là một trong những Viện Hàn lâm Giáo hoàng tại Vatican ở Rome, có trụ sở tại Casina Pio IV nằm trong lòng Vườn thành Vatican[2]. Viện này được thành lập như một tổ chức kế nhiệm của "Viện Hàn lâm Pontificia dei Nuovi Lincei" (tiếng Anh: "Pontifical Academy of the New Lynxes") được thành lập vào năm 1847, kế thừa từ "Viện Hàn lâm Accademia dei Lincei" thành lập ở Rome năm 1603 bởi Hoàng tử học giả người Rome, Federico Cesi (1585 – 1630)[3].

Viện có những viện sĩ rất nổi tiếng trong khoa học thế kỷ 20, trong đó có những người từng đoạt giải Nobel chẳng hạn như Ernest Rutherford, Max Planck, Niels Bohr, Otto HahnCharles Hard Townes.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện có nguồn gốc từ "Accademia Pontificia dei Nuovi Lincei" (Viện hàn lâm Linh miêu mới của giáo hoàng), thành lập năm 1847 với mục đích như một cơ quan giám sát chặt chẽ kế thừa Accademia dei Lincei (Viện hàn lâm Linh miêu) được thiết lập ở Roma năm 1603, bởi Federico Cesi (1585–1630), hoàng thân La Mã thông thái, một nhà thực vật học và nhà khoa học tự nhiên trẻ.

Hoàng thân Cesi muốn các viện sĩ của "Accademia dei Lincei" tạo ra phương pháp nghiên cứu dựa trên việc quan sát, thí nghiệm và phương pháp quy nạp. Do đó ông gọi Viện hàn lâm này là "dei Lincei" (linh miêu, mèo rừng) vì những nhà khoa học được gia nhập viện phải có đôi mắt sắc sảo như linh miêu (lincei) để nhìn thấu suốt các bí mật của thiên nhiên, quan sát chúng cả ở mức vĩ môvi mô. Người lãnh đạo đầu tiên của viện là nhà khoa học nổi tiếng Galileo Galilei.

Sau khi người sáng lập qua đời thì Viện bị giải thể. Tới năm 1847 thì giáo hoàng Piô IX tái lập Viện này, và đặt tên là "Accademia Pontificia dei Nuovi Lincei (Viện hàn lâm Linh miêu mới của giáo hoàng). Năm 1936 giáo hoàng Piô XI tái lập viện và đặt tên lại như hiện nay. Năm 1976 giáo hoàng Phaolô VI và năm 1986 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đều đã cập nhật hóa quy chế của viện.

Từ năm 1936, Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học đảm nhiệm việc nghiên cứu các đề tài khoa học cụ thể thuộc các ngành cá biệt và thúc đẩy việc hợp tác liên ngành. Số lượng viện sĩ của Viện đã tăng dần lên và tăng tính chất quốc tế của viện. Viện hàn lâm này là vịện độc lập của Tòa Thánh, có toàn quyền tự do trong nghiên cứu. Quy chế năm 1976 quy định:

Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học có mục đích thúc đẩy sự tiến bộ của Khoa học tự nhiên, Toán học, Vật lý học, và việc nghiên cứu liên quan tới các vấn đề nhận thức luận.

Lối vào Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học.
Sân trước trụ sở Viện hàn lâm Khoa học giáo hoàng
Werner Arber chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học giáo hoàng từ năm 2011

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Do Viện và các viện sĩ không chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố quốc gia, chính trị hoặc tôn giáo, nên Viện nghiên cứu tìm tòi đưa ra nguồn thông tin khoa học khách quan có giá trị cho Tòa Thánh và cho cộng đồng khoa học quốc tế. Ngày nay Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đảm nhiệm nghiên cứu các lãnh vực chính:

  • Khoa học cơ bản
  • Khoa học và Công nghệ về các vấn đề toàn cầu
  • Khoa học có lợi cho các vấn đề của Thế giới thứ ba
  • Đạo đức và Chính trị của Khoa học
  • Đạo đức Sinh học (bioethics)
  • Nhận thức luận

Các ngành có liên quan chia thành 9 lĩnh vực:

Trụ sở

[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở của Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học nằm ở Casina Pio IV (biệt thự Giáo hoàng Piô IV) ngay giữa Vatican Gardens (Khu vườn hoa Vatican).

Ban điều hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc điều hành Viện do Chủ tịch đảm nhiệm với sự trợ giúp của một chancellor và Hội đồng khoa học. Chủ tịch viện được chọn trong số các viện sĩ và được Giáo hoàng bổ nhiệm. Chủ tịch Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học hiện nay là Werner Arber, một nhà khoa học đã đoạt giải Nobel, và là một tín đồ đạo Tin Lành đầu tiên giữ chức chủ tịch Viện này[4].

Các viện sĩ hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Các viện sĩ mới không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo được Giáo hoàng bổ nhiệm, căn cứ trên việc bầu chọn của đoàn viện sĩ, dựa trên giá trị khoa học cao trong hoạt động và đạo đức của họ.

Các viện sĩ danh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các viện sĩ perdurante munere

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú: perdurante munere (tạm dịch: đang tại chức) là những viện sĩ ex officio (mặc nhiên), nghĩa là họ trở thành viện sĩ khi đảm nhiệm chức vụ riêng của họ.

Các viện sĩ đoạt giải Nobel

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình hoạt động của mình, có nhiều người đoạt giải Nobel là viện sĩ của Viện; nhiều người trong số này đã là viện sĩ của Viện trước khi đoạt giải Nobel:

Các viện sĩ nổi tiếng khác có linh mục Agostino Gemelli (1878–1959), người sáng lập Đại học Thánh tâm (Công giáo) và là chủ tịch Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học sau khi viện được tái lập cho tới năm 1959, và đức ông Georges Lemaitre (1894–1966), một trong số cha đẻ của khoa vũ trụ học (cosmology) hiện đại, cũng làm chủ tịch Viện này từ năm 1960 tới 1966, và nhà khoa học thần kinh người Brasil Carlos Chagas Filho.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Magisterium”. www.casinapioiv.va.
  2. ^ “Casina Pio IV”. www.casinapioiv.va.
  3. ^ “Google Translate”. translate.google.com.
  4. ^ “Vatican appoints Protestant as scientific body's head”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập 11 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]