Bước tới nội dung

Các vị trí trong bóng chày

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vị trí trong bóng chày)

Trong môn thể thao bóng chày, mỗi người trong số chín cầu thủ của một đội được chỉ định một vị trí phòng ngự trên sân cụ thể khi đội của họ đang trong lượt phòng ngự của hiệp đấu. Mỗi vị trí sẽ được đánh số tương ứng để sử dụng bởi người phụ trách ghi lại tỉ số trận đấu, để cầu thủ ghi điểm chính thức sử dụng trong việc ghi điểm, bao gồm: 1 - cầu thủ giao bóng (pitcher), 2 - cầu thủ bắt bóng (catcher) , 3 - cầu thủ chốt 1 (first baseman), 4 - cầu thủ chốt 2 (second baseman), 5 - cầu thủ chốt 3 (third baseman), 6 - cầu thủ chặn ngặn (shortstop), 7 - cầu thủ trái ngoài (left fielder), 8 - cầu thủ giữa ngoài (center fielder) và 9 - cầu thủ phải ngoài (right fielder).[1] Các vị trí này thường được chia thành ba nhóm: cầu thủ sân ngoài (trái ngoài, giữa ngoài, phải ngoài, cầu thủ sân trong (chốt 1, chốt 2, chốt 3, chặn ngắn) và battery (cầu thủ giao bóng và bắt bóng). Thông thường, cầu thủ trong mỗi nhóm có thể thay đổi vị trí linh hoạt (ví dụ như chốt 2 có thể chơi chặn ngắn, giữa ngoài có thể chơi phải ngoài). Tuy nhiên, cầu thủ phát bóng và cầu thủ bắt bóng là những vị trí đặc thù và hiếm khi chơi ở các vị trí khác.

Phòng ngự trên sân

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ phòng ngự trên sân phải có khả năng bắt bóng tốt. Cầu thủ phải bắt được bóng đã bị đánh trước khi chúng chạm đất để loại cầu thủ đánh bóng (out), cũng như tạo cơ hội để chặn và loại cầu thủ chạy chốt (putout).

Ngoài ra, vị trí này cũng phải có khả năng ném bóng tốt, cầu thủ phòng ngự phải bắt bóng đã bị đánh trúng rồi ném cho một cầu thủ phòng ngự khác, cầu thủ này có thể cầm bóng tay không hoặc bằng găng của họ. Lúc này, họ phải chạm vào cầu thủ đang chạy chốt hoặc chạm vào chốt nhanh hơn cầu thủ đang muốn chiếm chốt đó để loại đối phương.

Cầu thủ phòng ngự thường phải bứt tốc, đổ người và xoạc một cách nhanh chóng để lấy được bóng đã được đánh từ phía batter để luân chuyển bóng tới những cầu thủ phòng ngự khác. Họ cũng có nguy cơ va chạm mạnh với cầu thủ chạy chốt khi cố gắng chạm (tag out) để loại cầu thủ đó tại chốt.

Cầu thủ phòng ngự có nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào tình hình trận đấu. Ví dụ, khi một cầu thủ sân ngoài cố gắng ném bóng từ gần hàng rào đến một trong các chốt, cầu thủ sân trong đóng vai trò như một "trạm chung chuyển" tiếp nhận bóng và đưa bóng tới nơi cần đến.[2]

Cùng với nhau, cầu thủ sân ngoài có trách nhiệm ngăn chặn home run bằng cách vươn lên trên hàng rào (và có khả năng thực hiện động tác leo tường) để bắt lấy bóng đã bị đánh lên trên không trung. Cầu thủ sân trong có nhiệm vụ chạm vào (tag) chốt hoặc cầu thủ chạy chốt, đồng thời cũng cần phản xạ nhanh để bắt được bóng đã bị đánh trước khi bóng rời khỏi sân trong. Cầu thủ giao bóng và bắt bóng có trách nhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn cướp chốt, vì họ là những người xử lý bóng khi bóng chưa được đánh. Cầu thủ bắt bóng đôi khi cũng sẽ cố gắng chặn đĩa nhà để ngăn đội bạn ghi điểm.

Vị trí khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu thủ đánh bóng thay thế
  • Cầu thủ đánh bóng dự bị
  • Cầu thủ chạy chốt dự bị
  • Cầu thủ phát bóng xuất phát
  • Cầu thủ phát bóng dự bị
  • Cầu thủ phát bóng tay trái
  • Cầu thủ phòng ngự đa năng

Các vị trí khác trong đội

[sửa | sửa mã nguồn]
  •  Huấn luyện viên trưởng
  • Trợ lý huấn luyện viên
  • Huấn luyện viên thể lực
  • Quản lý dụng cụ thi đấu
  • Giám đốc điều hành
  • Phụ trách mang gậy (Batboy)
  • Nhặt bóng
  • Đội ngũ vật lý trị liệu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Spatz, Lyle (2012). Historical Dictionary of Baseball. Scarecrow Press. tr. 3. ISBN 9780810879546.
  2. ^ “Baseball Positions & Responsibilities”. SportsRec (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.