Võ Văn Mẫn
Võ Văn Mẫn | |
---|---|
Sinh | 1939 Mỹ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre |
Mất | 1967 Hòa Bình |
Quốc tịch | Việt Nam |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1959–1967 |
Cấp bậc | Thượng úy |
Đơn vị | Sư đoàn Không quân 371 |
Tham chiến | Chiến tranh Việt Nam |
Võ Văn Mẫn (1939–1967) hay Võ Huy Mẫn là một phi công Ace của Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1][2]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Võ Văn Mẫn sinh năm 1939 ở làng Mỹ Thạnh, tổng Bảo Thuận, quân Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri.[3][4] Sau khi chiến tranh chống Pháp kết thúc, ông tập kết ra Bắc, học tập ở trường Học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông nộp đơn xin tham gia quân đội.[5][6] Tháng 2 năm 1959, ông trúng tuyển vào Không quân và được cử sang Trung Quốc học tập lái máy bay MiG-17.[3][4]
Tháng 9 năm 1965 (nguồn khác ghi là năm 1964[4]), ông về Việt Nam và ngay lập tức tham gia chiến đấu.[3] Từ 1965 đến 1967, ông đã xuất kích tổng cộng 79 lần, bắn hạ tổng cộng 5 máy bay.[4] Ngày 19 tháng 7 năm 1966, biên đội gồm Võ Văn Mẫn và Nguyễn Văn Biên giao tranh với một đội máy bay Mỹ do James H. Kasler chỉ huy tại vùng trời Vĩnh Phú, bắn hạ hai chiếc F-105.[7] Chiều ngày 5 tháng 9, biên đội Nguyễn Văn Bảy (A), Võ Văn Mẫn đánh chớp nhoáng đối phương trên bầu trời giáp giữa Hà Tây và Nam Hà, kết thúc trận đánh trong 45 giây, mỗi phi công hạ một chiếc F-8.[8][9][10] Ngày 21 tháng 9, biên đội Nguyễn Văn Bảy, Võ Văn Mẫn, Đỗ Huy Hoàng, Lưu cất cánh ở sân bay Kiến An thì bị bao vây bởi 24 máy bay Mỹ, ông cùng phi công Bảy A thành công rút lui, mỗi người hạ một máy bay F-4.[11][12] Một số trận chiến khác mà ông tham chiến có thể kể tới trận ngày 29 tháng 7 năm 1966; 21 tháng 1[13], 19 tháng 4[14], 24 tháng 4[9], 1 tháng 5 năm 1967[15]... khi có thành viên trong biên đội bắn hạ máy bay đối phương.
Trước những thiệt hại do không quân Việt Nam gây ra, phía Mỹ tìm tổ chức những trận không chiến lớn với số lượng máy bay áp đảo để "tiêu diệt MiG".[16] Ngày 14 tháng 5 năm 1967, biên đội MiG-17 gồm Võ Văn Mẫn, Hà Đình Bôn, Nguyễn Thế Hôn, Lê Hải bay ra vùng trời Hòa Bình để chặn đánh đội bay F-105 của Mỹ đang chuẩn bị ném bom Hà Đông (Hà Tây) thì bị hơn 20 máy bay F-4 bao vây, chia cắt. Ông bắn hạ được một chiếc F-4 nhưng bị trúng tên lửa, không kịp nhảy dù và tử trận.[4]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba (3)[3]
- Huy hiệu Bác Hồ[9]
Ngày 28 tháng 4 năm 2000, ông được Chủ tịch nước phong truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[3][4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Từ Đễ (28 tháng 10 năm 2021). “Từ không chiến đến hòa giải Bài 4: Khoảnh khắc đáng nhớ”. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Đỗ Công (1 tháng 4 năm 2016). “Danh hiệu 'ACE' cho phi công tài ba”. Báo điện tử Petrotimes. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2016.
- ^ a b c d e “Anh hùng liệt sĩ Võ Văn Mẫn”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b c d e f Sĩ Hưng (10 tháng 7 năm 2023). “Không chiến trong điều kiện bất lợi”. Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Thu Hương (2 tháng 5 năm 2022). “Nhiều cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc đảm đương vị trí quan trọng”. Tạp chí Người Đô Thị. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Phạm Vũ; Tâm Lụa (22 tháng 10 năm 2014). “Thằng nhỏ Lang của thầy Dong”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Bích Phượng (29 tháng 5 năm 2018). “MiG-17 và cách đánh "quần" ở độ cao thấp”. Báo Phòng không-Không quân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Lê Thành Chơn (20 tháng 12 năm 2007). “Nguyễn Văn Bảy - Cánh bay lẫy lừng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b c Thái Bình (23 tháng 9 năm 2019). “Nhớ người Anh hùng phi công… "bảy phát, bảy trúng"”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Khải Đăng (31 tháng 3 năm 2011). “Bầu trời vắng một người bay...”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Nguyễn Văn Chuyên (11 tháng 10 năm 2019). “Đại tá Nguyễn Văn Bảy người phi công huyền thoại”. Báo Phòng không-Không quân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trân Châu (31 tháng 3 năm 2011). “Ông Bảy phi công”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Phạm Phú Thái (29 tháng 9 năm 2023). “Đi tìm thung lũng MiG: MiG-17 nối mạch chiến công”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Nguyễn Việt Cường (25 tháng 10 năm 2018). “Từ không chiến đến hòa giải Bài 4: Khoảnh khắc đáng nhớ”. Báo Quân khu 7. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ “Liệt sỹ Nguyễn Bá Địch (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ)”. Cổng Thông tin điện tử cơ sở dữ liệu Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trường Điền (29 tháng 4 năm 2015). “Mig 17 không chiến thần sấm, con ma”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.