Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát
Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (tiếng Anh: Universal Periodic Review), viết tắt là UPR, là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền (HRC) Liên Hợp Quốc (UN) xuất hiện từ quá trình cải cách năm 2005 của Liên Hợp Quốc.[1] Thường được gọi là UN-UPR, cơ chế này được thành lập theo nghị quyết Đại hội đồng 60/251 ngày 3 tháng 4 năm 2006. UPR định kỳ kiểm tra hoạt động nhân quyền của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ. Cơ chế này nhằm bổ sung, không trùng lặp với hoạt động của các cơ chế nhân quyền khác, bao gồm cả các cơ quan điều ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là cơ chế nhân quyền quốc tế đầu tiên giải quyết vấn đề nhân quyền ở tất cả các quốc gia và tất cả các quyền con người. Nhóm làm việc về UPR, bao gồm 47 quốc gia thành viên của HRC và do Chủ tịch HRC chủ trì, tiến hành việc rà soát một quốc gia.
Nguyên tắc và mục tiêu
[sửa | sửa mã nguồn]
"Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát" có tiềm lực để quảng bá và bảo vệ nhân quyền tại những góc cạnh tối tăm nhất trên thế giới." |
Ban Ki-moon, Tổng thư ký LHQ [2] |
Nghị quyết 5/1 ngày 18 tháng 6 năm 2007 và quyết định 6/102 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng Nhân quyền xác định các chức năng của UPR trong chu kỳ đầu tiên từ 2008 - 2012. Trong chu kỳ thứ hai và sau đó, một vài sửa đổi được đưa ra theo Nghị quyết 16/21 ngày 12 tháng 4 năm 2011 và quyết định 17/119 ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Nhân quyền, sau khi HRC xem xét (để biết thêm chi tiết, xem quy trình đánh giá của HRC bên dưới). Nghị quyết 5/1 của HRC quy định rằng UPR phải:[3]
- Thúc đẩy tính phổ quát, phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt và liên quan đến nhau của tất cả các quyền con người
- Là một cơ chế hợp tác dựa trên thông tin khách quan và đáng tin cậy và đối thoại tương tác
- Đảm bảo mức độ phổ quát (áp dụng với tất cả các quốc gia) và đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia
- Là một quá trình liên chính phủ, được các thành viên LHQ dẫn dắt, và hướng đến hành động
- Có sự tham gia đầy đủ của quốc gia được rà soát
- Bổ sung và không trùng lặp các cơ chế nhân quyền khác, do đó thể hiện một giá trị mới
- Được tiến hành một cách khách quan, minh bạch, có tính xây dựng, không mang tính chọn lọc, không đối đầu và không chính trị hóa.
- Không quá nặng nề với Nhà nước liên quan hoặc chương trình nghị sự của HRC
- Không được quá dài; nó phải thực tế và không tốn một lượng thời gian không tương xứng hoặc nguồn nhân lực và tài chính
- Không làm giảm năng lực của HRC để đối phó với các tình huống nhân quyền cấp bách
- Tích hợp đầy đủ quan điểm về giới
- Tính đến mức độ phát triển và đặc thù của các quốc gia
- Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRI).
Mục tiêu của UPR là:[4]
- Cải thiện tình hình nhân quyền trên thực tế
- Hướng đến việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của Nhà nước và đánh giá các phát triển tích cực cũng như thách thức mà Nhà nước phải đối mặt
- Nâng cao năng lực của Nhà nước và hỗ trợ kỹ thuật, có tham vấn và với sự đồng ý của Nhà nước liên quan
- Việc chia sẻ thực tiễn tốt nhất giữa các quốc gia và các bên liên quan khác
- Hỗ trợ hợp tác trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
- Khuyến khích hợp tác và tham gia đầy đủ với HRC, các cơ quan nhân quyền khác và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR).
Nghị quyết 16/21 của HRC quy định thêm rằng các chu kỳ thứ hai và tiếp theo nên tập trung vào việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận và những diễn biến của tình hình nhân quyền tại quốc gia được rà soát.
Thủ tục
[sửa | sửa mã nguồn]Chu kỳ UPR
[sửa | sửa mã nguồn]Chu kỳ UPR đầu tiên được thực hiện trong vòng 4 năm, chu kỳ thứ hai được kéo dài thành 4,5 năm và chu kỳ thứ ba thực hiện trong vòng 5 năm. Cứ mỗi năm Nhóm làm việc UPR của HRC rà soát được 42 quốc gia trong 3 kỳ họp, mỗi kỳ rà soát được 14 quốc gia. HRC xác định thứ tự rà soát cho chu kỳ UPR đầu tiên (2008-2012) vào ngày 21 tháng 9 năm 2007 thông qua việc rút thăm [5] và thứ tự tương tự sẽ được duy trì trong các chu kỳ thứ hai và tiếp theo. Thứ tự rà soát đầu tiên tuân theo nghị quyết 5/1 yêu cầu [6] rằng tất cả 47 quốc gia thành viên của HRC phải được rà soát trong nhiệm kỳ thành viên, bên cạnh một số tiêu chí khác.
UPR đã trải qua hai chu kỳ và đang ở chu kỳ thứ ba. Theo Quyết định A/HRC/DEC/47/115 của Hội đồng Nhân quyền ngày 03/8/2021, chu kỳ thứ tư sẽ bắt đầu vào tháng 10-11/2022 sau khi kỳ họp thứ 50 của Hội đồng thông qua các văn bản cuối cùng về UPR chu kỳ thứ ba.[7]
Cơ sở của việc rà soát
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ sở của việc rà soát một quốc gia trong UPR là: (a) Hiến chương Liên hợp quốc; (b) Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát; (c) Các điều ước nhân quyền mà một quốc gia là thành viên; và (d) các lời hứa và cam kết tự nguyện của Nhà nước, bao gồm cả những cam kết được đưa ra khi ứng cử vào HRC. Việc rà soát một quốc gia cũng có tính đến luật nhân đạo quốc tế phù hợp.[8]
Tài liệu làm cơ sở cho việc rà soát
[sửa | sửa mã nguồn]Việc rà soát một quốc gia trong UPR được tiến hành dựa trên ba tài liệu:[3]
- Một báo cáo quốc gia dài 20 trang được Nhà nước được rà soát chuẩn bị
- Một bản tổng hợp mười trang thông tin của Liên Hợp Quốc (bao gồm báo cáo của các Thủ tục đặc biệt, báo cáo của cơ quan điều ước nhân quyền và các tài liệu liên quan khác của Liên Hợp Quốc) do OHCHR chuẩn bị
- Một bản tóm tắt mười trang thông tin nhận được từ các bên liên quan (bao gồm NHRI, NGO và các chủ thể xã hội dân sự khác) cũng do OHCHR chuẩn bị
Trong quyết định 6/102, HRC đã hướng dẫn cho việc chuẩn bị thông tin trong UPR. Quyết định này chỉ dẫn cụ thể rằng, các quốc gia, khi chuẩn bị báo cáo quốc gia, nên đề cập / cung cấp:
- Mô tả về phương pháp luận và quy trình tham vấn rộng để chuẩn bị thông tin cung cấp cho UPR
- Bối cảnh của đất nước được rà soát và khuôn khổ (đặc biệt là khuôn khổ luật pháp và thể chế) để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người: hiến pháp, luật pháp, các biện pháp chính sách, cơ chế tài phán, cơ sở hạ tầng nhân quyền bao gồm NHRI và phạm vi nghĩa vụ quốc tế được xác định trong cơ sở đánh giá theo nghị quyết 5/1
- Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tế: thực hiện nghĩa vụ nhân quyền quốc tế được xác định trong "cơ sở đánh giá" theo nghị quyết 5/1, luật pháp quốc gia và các cam kết tự nguyện, hoạt động của NHRI, nhận thức cộng đồng về quyền con người, hợp tác với các cơ chế nhân quyền
- Xác định thành tích, thực hành tốt, thách thức và hạn chế
- Các ưu tiên, sáng kiến và cam kết chính của quốc gia mà Nhà nước liên quan dự định thực hiện để vượt qua những thách thức và hạn chế đó và cải thiện tình hình nhân quyền của mình
- Kỳ vọng của Nhà nước liên quan về xây dựng năng lực và yêu cầu, nếu có, về hỗ trợ kỹ thuật; và
- Trong các chu kỳ UPR thứ hai và tiếp theo, báo cáo quốc gia cũng nên có phần trình bày của Nhà nước về những việc đã thực hiện tiếp theo các đánh giá trước đó.
Toàn bộ các tài liệu về một rà soát của một quốc gia được đăng tải trên cổng thông tin về UPR của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ.[9] Các tài liệu này bao gồm báo cáo của nhà nước, thông tin từ các cơ quan LHQ và bản tóm tắt thông tin từ các bên liên quan, kèm theo báo cáo cụ thể của từng bên liên quan, dự thảo và báo cáo chính thức của Nhóm công tác về UPR, Kết quả UPR (bao gồm quan điểm và trả lời của nước được rà soát), Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền thông qua Kết quả UPR; ngoài ra còn có bản lưu Webcast của phiên đối thoại tương tác tại nhóm làm việc và phiên toàn thể của Hội đồng Nhân quyền thảo luận và thông qua kết quả UPR.
Nhóm làm việc về UPR
[sửa | sửa mã nguồn]Nhóm làm việc về UPR gồm 47 quốc gia thành viên của HRC, do Chủ tịch HRC chủ trì và tiến hành rà soát các quốc gia. Nhóm công tác đã tổ chức rà soát lần đầu tiên vào năm 2008. Mỗi phiên rà soát diễn ra trong ba giờ rưỡi, 70 phút dành cho Nhà nước được kiểm điểm thảo luận về khuôn khổ nhân quyền trong nước, các biện pháp đã thực hiện để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở trong nước, các vấn đề nhân quyền liên quan và các bước đã thực hiện để giải quyết và khắc phục vi phạm. Đây cũng là cơ hội để Nhà nước trình bày lời hứa và cam kết nhân quyền tự nguyện. Sau phần trình bày của Nhà nước, phần đối thoại tương tác diễn ra trong vòng 140 phút tiếp theo. Trong phần này các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đặt câu hỏi cho Nhà nước và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và hoạt động nhân quyền của mình. Điều đáng chú ý là tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ (cả thành viên HRC và không) đều có thể tham gia đối thoại.
Rất nhiều vấn đề đã được đề cập đến trong quá trình kiểm điểm định kỳ phổ quát. Có khả năng tất cả các vấn đề nhân quyền có thể được đề cập trong cơ chế này. Trong khi việc đếm số lượng khuyến nghị thực tế rất phức tạp do thực tế là các khuyến nghị được nhóm lại với nhau trong báo cáo của Nhóm công tác, một tổ chức phi chính phủ là UPR - Info đã đếm được 21.356 khuyến nghị và 599 cam kết tự nguyện trong chu kỳ UPR đầu tiên.[10]
Vai trò của Troika và việc soạn thảo báo cáo của Nhóm công tác
[sửa | sửa mã nguồn]Mỗi phiên rà soát được hỗ trợ bởi một nhóm gồm ba quốc gia, được gọi là troika, đóng vai trò là báo cáo viên. Các troika có trách nhiệm nhận các câu hỏi do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc gửi trước đến quốc gia đang được rà soát. Vai trò thứ hai của troika là chuẩn bị một tài liệu báo cáo kết quả rà soát, bao gồm một bản tóm tắt trình tự rà soát, các khuyến nghị được đề xuất từ các quốc gia, kết luận và các cam kết tự nguyện do Nhà nước được rà soát đưa ra. Tài liệu kết quả được chuẩn bị với sự hỗ trợ của Ban thư ký UPR và các khuyến nghị trong kết quả rà soát được phân cụm theo chủ đề. Những việc này được tiến hành với sự tham gia và chấp thuận đầy đủ của Nhà nước được rà soát và các Quốc gia đưa ra khuyến nghị.[11]
Thông qua kết quả
[sửa | sửa mã nguồn]Ba mươi phút được dành cho việc thông qua tài liệu kết quả ở giai đoạn sau trong cùng phiên họp của Nhóm công tác, trong đó Nhà nước được rà soát có cơ hội sơ bộ để cho biết liệu có ủng hộ các khuyến nghị được đề xuất bởi các quốc gia cũng như các kết luận phản ánh trong tài liệu kết quả. Sau khi được thông qua, tài liệu kết quả được chuyển đến HRC để thảo luận và thông qua trong phiên toàn thể. Vào giai đoạn từ khi kết thúc việc rà soát tại Nhóm công tác và Phiên toàn thể tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền, Quốc gia được rà soát được trong đợi sẽ xác nhận những khuyến nghị UPR được chấp nhận hay là không.
Phiên họp toàn thể của HRC
[sửa | sửa mã nguồn]UPR là một mục thường trực trong chương trình nghị sự của HRC (mục 6). Mỗi kỳ họp của HRC đều phân bổ thời gian cho việc xem xét và thông qua các tài liệu kết quả được chuyển lên từ Nhóm công tác UPR. Mỗi tài liệu được dành một giờ để xem xét và thông qua, trong đó Nhà nước được rà soát có cơ hội trình bày câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ trong cuộc đối thoại tương tác tại Nhóm Công tác.[12] Thành viên HRC và các quốc gia quan sát viên cũng có cơ hội bày tỏ quan điểm của họ về kết quả rà soát trước khi HRC có hành động.[13] Các cơ quan nhân quyền quốc gia hạng 'A' và các tổ chức phi chính phủ có tư cách tham vấn với Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) có cơ hội đưa ra 'nhận xét chung' trước khi thông qua báo cáo kết quả.[14] Đây là cơ hội duy nhất để xã hội dân sự phát biểu trong UPR.
Tiếp nối kết quả UPR
[sửa | sửa mã nguồn]UPR là một cơ chế hợp tác được thực hiện chủ yếu bởi các Nhà nước. Tuy vậy để có kết quả rà soát thực sự có ý nghĩa các quốc gia được khuyến khích tiến hành tham vấn rộng rãi với tất cả các bên liên quan về vấn đề này.
Các quốc gia được khuyến khích cung cấp cho Hội đồng, trên cơ sở tự nguyện, mộ̣t bản cập nhật giữa kỳ về việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận. Kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến tháng 6/2016, 28 quốc gia đã gửi báo cáo giữa kỳ lên HRC.[15]
Theo Nghị quyết 16/21, các bên liên quan được khuyến khích đưa thông tin về việc theo dõi đánh giá thực hiện các khuyến nghị trước đó trong các báo cáo của họ. Bản tóm tắt thông tin của các bên liên quan cung cấp cũng dành một phần riêng cho đóng góp của Cơ quan nhân quyền quốc gia của Nhà nước được rà soát nếu cơ quan này được công nhận là tuân thủ đầy đủ các Nguyên tắc Paris.
Quỹ Tự nguyện Hỗ trợ Tài chính và Kỹ thuật, được Hội đồng thành lập trong Nghị quyết 6/17 cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp các quốc gia thực hiện các khuyến nghị phát sinh từ đánh giá của họ.
Các quốc gia có thể yêu cầu đại diện của Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia hoặc khu vực hỗ trợ họ trong việc thực hiện các kết quả rà sóat. Việc hỗ trợ này cần tập trung vào các nhu cầu và ưu tiên quốc gia, như được phản ánh trong các kế hoạch quốc gia thực hiện kết quả rà soát.[11]
Từ năm 2011 đến năm 2014, UPR Info (Thông tin UPR), một tổ chức phi chính phủ, đã thực hiện 165 đánh giá hai năm sau khi rà soát diễn ra để xem các khuyến nghị (kết quả UPR chính) được thực hiện như thế nào,[16] và tác dụng thực sự của UPR trên thực tế. Năm 2012, tổ chức này đã công bố nghiên cứu Lưu trữ 2019-11-05 tại Wayback Machine đầu tiên về đánh giá các triển khai này của 66 quốc gia. Ấn phẩm tiếp theo vào năm 2014, có tiêu đề Beyond Promising Lưu trữ 2019-10-03 tại Wayback Machine, đã đánh giá 165 quốc gia và chia sẻ các thực hành tốt nhất quan sát được từ các quốc gia, các cơ quan nhân quyền quốc gia và NGO. Ấn phẩm thứ ba, được phát hành vào năm 2016 và được đặt tên là Hiệu ứng cánh bướm Lưu trữ 2020-02-12 tại Wayback Machine, nhằm mục đích truyền bá các thực hành tốt nhất trong UPR và truyền cảm hứng cho tất cả các bên quan tâm.
Nhà nước không hợp tác với UPR
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi dùng hết mọi nỗ lực để khuyến khích một quốc gia hợp tác với cơ chế UPR, HRC sẽ giải quyết một cách phù hợp các trường hợp không hợp tác với cơ chế này.[17]
Trường hợp bất hợp tác dai dẳng đầu tiên được thảo luận là UPR của Israel. Israel đã không được rà soát như dự kiến vào ngày 29 tháng 1 năm 2013.[18] Do đó, HRC đã thảo luận vào tháng 3 [19] và tháng 6 [20] 2013 về vấn đề "không hợp tác dai dẳng". Cuối cùng, Israel đã nối lại hợp tác với HRC và được rà soát vào ngày 29 tháng 10 năm 2013,[21] nhưng HRC đã bỏ lỡ cơ hội để xác định "không hợp tác dai dẳng" là gì.[22]
Cơ hội đóng góp cho UPR của các bên liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Các quy tắc điều chỉnh sự tham gia của cơ quan nhân quyền quốc gia và NGO tại HRC, và do đó trong cơ chế UPR, được quy định bởi nghị quyết 5/1, trong đó nêu rõ rằng sự tham gia của các bên này sẽ dựa trên 'các hoạt động đã có tại Ủy ban Nhân quyền [trước đây], trong khi đảm bảo sự đóng góp hiệu quả nhất của các thực thể này '.[23]
Trong khi UPR là một quá trình liên chính phủ, có một số cơ hội đóng góp cho các bên liên quan phi chính phủ. Những cơ hội này bao gồm:
- Tham gia vào các cuộc tham vấn quốc gia để chuẩn bị báo cáo quốc gia của Nhà nước. Các quốc gia được khuyến khích thực hiện các quy trình tham vấn quốc gia rộng rãi để chuẩn bị các báo cáo quốc gia của họ
- Gửi thông tin cho phiên rà soát. Báo cáo này có thể được đưa vào bản tóm tắt thông tin do các bên liên quan do OHCHR chuẩn bị như đã nêu ở trên
- Tham dự phiên rà soát tại Nhóm công tác về UPR. Các bên liên quan có thể tham dự các phiên họp của Nhóm công tác, nhưng không được tham gia vào cuộc đối thoại tương tác giữa các quốc gia.
- Tham dự phiên họp của HRC mà tại đó báo cáo kết quả rà soát của một quốc gia được thông qua. Các Cơ quan Nhân quyền Quốc gia được xếp hạng A và các tổ chức NGO có tư cách tham vấn với ECOSOC có thể đưa ra 'bình luận chung' trước khi thông qua báo cáo kết quả
- Gửi báo cáo bằng văn bản theo chương trình nghị sự HRC mục 6 (UPR). Các cơ quan nhân quyền quốc gia và các tổ chức phi chính phủ được ECOSOC công nhận có thể gửi báo cáo bằng văn bản
- Khi thích hợp, theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị UPR
Đánh giá về UPR của HRC
[sửa | sửa mã nguồn]Trong nghị quyết 60/251, Đại hội đồng yêu cầu HRC phải xem xét và báo cáo về công việc và chức năng của mình sau năm năm đầu tiên.[24] Vào tháng 10 năm 2009, HRC đã thành lập nhóm làm việc mở liên chính phủ về đánh giá công việc và chức năng của HRC (gồm 47 quốc gia thành viên của HRC) để dẫn dắt quá trình đánh giá này.[25] Do Chủ tịch HRC lúc đó (Đại sứ Sihasak Phuangketkeow của Thái Lan) chủ trì, Nhóm công tác đã họp hai phiên họp quan trọng. Phiên làm việc nhóm đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 10 năm 2010; phiên thứ hai được tổ chức vào ngày 7, 17-18 và 23 tháng 24 năm 2011.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, HRC đã thông qua nghị quyết 16/21 đánh giá kết quả công việc và chức năng của HRC, sau đó là quyết định 17/119 ngày 19 tháng 7 năm 2011 của HRC với những thay đổi sau đây đối với UPR:[26]
- Độ dài của các chu kỳ tiếp theo: Các chu kỳ thứ hai và tiếp theo sẽ kéo dài 4,5 năm với 14 kỳ trong mỗi chu kỳ
- Số lượng quốc gia mỗi kỳ: 14 Bang sẽ được xem xét mỗi kỳ họp, trong tổng số 42 quốc gia mỗi năm
- Thời gian đánh giá: Mỗi phiên rà soát sẽ kéo dài 3,5 giờ. Quốc gia được rà soát được dành cho 70 phút và các quốc gia khác 140 phút
- Thứ tự đánh giá: Thứ tự đánh giá sẽ hoàn toàn giống nhau. Vì chỉ có 14 quốc gia được xem xét mỗi kỳ, hai quốc gia cuối cùng của kỳ 1 sẽ được chuyển sang đầu phiên 2, bốn quốc gia cuối của kỳ 2 sẽ được chuyển sang đầu kỳ 3, v.v.
- Trọng tâm của các chu kỳ tiếp theo: Các chu kỳ thứ hai và tiếp theo nên tập trung vào, ngoài các vấn đề khác, việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận và diễn biến tình hình nhân quyền ở quốc gia được rà soát.
- Danh sách người phát biểu: Đối với mỗi phiên rà soát, các quốc gia sẽ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh và người phát biểu đầu tiên sẽ được xác định bằng cách rút thăm. Các quốc gia sẽ có thể hoán đổi vị trí và tất cả các quốc gia sẽ được phát biểu. Nếu cần, thời gian cho mỗi người phát biểu sẽ giảm xuống còn hai phút mỗi lần hoặc 140 phút sẽ được chia cho số lượng người phát biểu.
- Hướng dẫn chung: Quyết định hướng dẫn chung A/HRC/DEC/6/102 cho việc soạn thảo ba báo cáo làm cơ sở của đánh giá đã được sửa đổi một chút để nhấn mạnh yêu cầu với quốc gia được rà soát báo cáo về việc thực hiện các khuyến nghị trước đó.
- Phân cụm các khuyến nghị: Các khuyến nghị có trong tài liệu kết quả UPR được phân cụm theo chủ đề, với sự tham gia và chấp thuận đầy đủ của Nhà nước được rà soát và các Quốc gia đưa ra các khuyến nghị
- Phản hồi về các khuyến nghị: Các quốc gia nên trao đổi rõ ràng với Hội đồng, dưới dạng văn bản tốt nhất là gửi trước phiên toàn thể của Hội đồng, về quan điểm với các khuyến nghị đã nhận được
- Báo cáo giữa kỳ: Các quốc gia được khuyến khích cung cấp cho Hội đồng, trên cơ sở tự nguyện, bản cập nhật giữa kỳ về việc theo dõi các khuyến nghị được chấp nhận
- Vai trò của các cơ quan nhân quyền quốc gia: Cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRI) có trạng thái A sẽ có phần dành riêng trong bản tóm tắt thông tin của các bên liên quan và sẽ được trực tiếp phát biểu sau quốc gia được rà soát trong phiên họp toàn thể của HRC
- Vai trò của NGO: Các quốc gia được khuyến khích tiến hành tham vấn rộng rãi với tất cả các bên liên quan về việc tiếp nối và thực thi khuyến nghị. Các bên liên quan khác được khuyến khích đưa thông tin về việc theo dõi đánh giá các khuyến nghị được đưa ra trước đó.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “Universal Periodic Review”. United Nations Human Rights.
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
- Các cơ quan hiệp ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
- Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
- Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
- Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011.
- Đánh giá định kỳ toàn cầu. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011.
- 'Thông tin cơ bản về UPR', OHCHR. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
- 'Làm việc với Chương trình Nhân quyền của Liên Hợp Quốc: Cẩm nang về Xã hội Dân sự', OHCHR (New York & Geneva, 2008). Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
- Hướng dẫn về UPR, được tạo bởi Thông tin UPR. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
- Cơ sở dữ liệu của tất cả các khuyến nghị UPR, được tạo bởi Thông tin UPR Lưu trữ 2019-11-01 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
- Hiến chương Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
- Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011..
- Nghị quyết Đại hội đồng 60/251, thành lập Hội đồng Nhân quyền. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Nghị quyết Hội đồng Nhân quyền 5/1, xây dựng thể chế của Hội đồng Nhân quyền. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Quyết định của Hội đồng Nhân quyền 6/102, theo dõi nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền 5/1. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Nghị quyết Hội đồng Nhân quyền 12/1, nhóm làm việc liên chính phủ mở về việc xem xét công việc và hoạt động của Hội đồng Nhân quyền. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Nghị quyết 16/21 của Hội đồng Nhân quyền Lưu trữ 2020-08-07 tại Wayback Machine, kết quả của việc xem xét công việc và hoạt động của Hội đồng Nhân quyền. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Quyết định của Hội đồng Nhân quyền 17/119, theo dõi Nghị quyết 16/21 của Hội đồng Nhân quyền liên quan đến đánh giá định kỳ toàn cầu. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
- Nghị quyết của Hội đồng Kinh tế và Xã hội 1996/31, mối quan hệ tư vấn giữa Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- Ủy ban giải quyết nhân quyền 2005/74, các tổ chức quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
- Các nguyên tắc liên quan đến Tình trạng của các tổ chức quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Nguyên tắc Paris). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
- Ủy ban điều phối quốc tế của các cơ quan nhân quyền quốc gia Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine (ICC). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
- Thông tin cơ bản về UPR Lưu trữ 2015-02-10 tại Wayback Machine
- Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng BBC, 7 tháng 2 năm 2014
- Việt Nam trong tiến trình UPR Lưu trữ 2014-10-06 tại Wayback Machine
- Thông tin về UPR kỳ thứ ba của Viẹt Nam Lưu trữ 2019-11-10 tại Wayback Machine (bao gồm các câu hỏi gửi trước, báo cáo của Nhóm công tác, và Kết quả UPR)
- Thông tin về UPR và kỳ UPR thứ nhất (2009) và thứ hai (2014) của Việt Nam Lưu trữ 2019-11-10 tại Wayback Machine
- Việt Nam và Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR)
Tài liệu tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ ‘In larger freedom: towards development, security and human rights for all’, Report of the Secretary-General (A/59/2005), ngày 21 tháng 3 năm 2005; World Summit Outcome Lưu trữ 2019-07-03 tại Wayback Machine, General Assembly resolution 60/1, ngày 24 tháng 10 năm 2005.
- ^ “Universal Periodic Review”. The Guardian. Truy cập 24 tháng 4, 2013.
- ^ a b Annex to resolution 5/1, para. 3.
- ^ Annex to resolution 5/1, para. 4.
- ^ ‘Basic facts about the UPR’, OHCHR.
- ^ Annex to resolution 5/1, paras. 8-11.
- ^ “Hội đồng Nhân quyền. Quyết định A/HRC/DEC/47/115 về bắt đầu chu kỳ UPR thứ tư”. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
(trợ giúp) - ^ Annex to resolution 5/1, paras. 1-2.
- ^ OHCHR. “Trang tài liệu về UPR”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) - ^ “UPR Info's Database on UPR recommendations”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b "Review of the work and functioning of the Human Rights Council" at 4.
- ^ Annex to resolution 5/1, para. 29.
- ^ Annex to resolution 5/1, para. 30.
- ^ Annex to resolution 5/1, para. 31.
- ^ "UPR Implementation"
- ^ “The Follow-up Programme on UPR recommendations”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.
- ^ Annex to resolution 5/1, para. 38.
- ^ “Israel absent from its own UPR”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ “The Human Rights Council discusses cases of non-cooperation”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ “HRC President presents report on dialogue with Israel”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Universality preserved: Israel expected to be reviewed on Tuesday ngày 29 tháng 10 năm 2013”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Non-cooperation with the UPR: Paving the way”. UPR Info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
- ^ Annex to resolution 5/1, at rule 7. Resolution 5/1 also stipulates that NGO participation is to be informed by Economic and Social Council resolution 1996/31 of ngày 25 tháng 7 năm 1996, and NHRI participation by CHR resolution 2005/74 of ngày 20 tháng 4 năm 2005.
- ^ General Assembly resolution 60/251 at operative para. 16.
- ^ HRC resolution 12/1 of ngày 12 tháng 10 năm 2009, ‘Open-ended intergovernmental working group on the review of the work and functioning of the Human Rights Council’.
- ^ “"New UPR Modalities for the Second Cycle"” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2019.