Bước tới nội dung

UEFA Women's Champions League

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ UEFA Women's Cup)
UEFA Women's Champions League
Thành lập2001; 24 năm trước (2001)
Khu vựcChâu Âu
Số đội16 (vòng bảng)
72 (tổng cộng)
Đội vô địch
hiện tại
Tây Ban Nha Barcelona (lần thứ 3)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Pháp Lyon (lần thứ 8)
Truyền hìnhDAZN
beIN Sports (MENA only)
Trang webWebsite chính thức
2023–24 UEFA Women's Champions League

UEFA Women's Champions League, trước đây gọi là UEFA Women's Cup (2001–2009), là một giải đấu bóng đá nữ quốc tế. Giải bao gồm các câu lạc bộ hàng đầu từ các quốc gia trực thuộc cơ quan quản lý châu Âu UEFA.

Giải đấu lần đầu được diễn ra vào mùa giải 2001–02 dưới tên gọi UEFA Women's Cup và được đổi tên thành Champions League cho mùa giải 2009–10. Những thay đổi rõ rệt nhất vào năm 2009 là việc bổ sung các đội á quân từ 8 quốc gia đứng đầu, tổ chức chung kết một lượt so với chung kết hai lượt vào các năm trước và cho đến năm 2018 là diễn ra trận chung kết ở cùng thành phố như trận chung kết UEFA Champions League của nam. Từ mùa giải 2021–22, vòng đấu chính bao gồm một vòng đấu bảng lần đầu tiên trong kỷ nguyên Women's Champions League.

Lyon là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu, giành chức vô địch 8 lần, bao gồm năm chức vô địch liên tiếp từ 2016 đến 2020.

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

UEFA Women's Cup

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu sẽ có một vòng sơ loại để giảm số đội xuống còn 32. Mùa giải đầu tiên chỉ có hai đội thi đấu lượt đi lượt về, các mùa giải sau là giải đấu nhỏ gồm bốn đội thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội đầu bảng vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết các đội được chia làm tám bảng bốn đội. Mỗi bảng đấu được tổ chức tại một địa điểm cố định và thi đấu trong vòng năm ngày. Các đội đầu bảng lọt vào tứ kết. Các vòng đấu loại trực tiếp thi đấu lượt đi và về (ngoại trừ trận chung kết năm 2012 khi chỉ tổ chức một lượt duy nhất).

Trong mùa giải 2004-05 vòng bảng gồm bốn bảng với hai đội đầu bảng của mỗi bảng vào tứ kết.

Champions League

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 11/12/2008, UEFA công bố giải đấu sẽ được tổ chức lại và đổi tên là UEFA Women's Champions League.[1] Giải đấu mới được tạo ra để các đội á quân quốc gia châu Âu được tham dự,[2] trong khi trận chung kết sẽ được thi đấu một lần duy nhất.

Trước đó ngày 31 tháng 3 năm 2008 UEFA xác nhận rằng 8 quốc gia hàng đầu dựa trên Hệ số UEFA từ mùa 2003–04 tới 2007–08 sẽ được trao hai suất dự giải[2], bao gồm:

Đội đương kim vô địch có quyền được dự giải năm sau nếu họ không giành quyền tham dự thông qua giải quốc nội, và sẽ bắt đầu tại vòng 32 đội. Giải đấu mở rộng đối với 54 nước thành viên của UEFA, tuy nhiên, không phải liên đoàn nào cũng có một giải bóng đá nữ quốc gia, ví dụ như Andorra, Liechtenstein, San MarinoGibraltar là các nước chưa từng tham dự. Do sự tham dự không đồng đều, số đội dự vòng sơ loại và vòng 32 đội mỗi năm một khác.

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến mùa giải 2015–18, UEFA Women's Champions League từng có cùng nhà tài trợ với UEFA Champions League. Tuy nhiên, bắt đầu từ mùa giải 2018–21, các giải đấu bóng đá nữ – bao gồm cả Champions League – có các nhà tài trợ riêng.

Những nhà tài trợ chính thức

Các trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết UEFA Women's Cup

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Đội vô địch Tổng tỷ số Đội hạng nhì Kết quả các lượt trận
2001-02 Đức 1. FFC Frankfurt 2 - 0 Luxembourg Umeå IK Một trận hòa tại Waldstadion, Frankfurt, Đức
2002-03 Thụy Điển Umeå IK 7 - 1 Đan Mạch Fortuna Hjørring 4 - 1 Gammliavallen, Umeå, Thụy Điển
3 - 0 Sân vận động Hjørring, Hjørring, Đan Mạch
2003-04 Thụy Điển Umeå IK 8 - 0 Đức 1. FFC Frankfurt 3 - 0 Sân vận động Råsunda, Solna, Thụy Điển
5 - 0 Frankfurter Volksbank Stadion, Frankfurt, Đức
2004-05 Đức 1. FFC Turbine Potsdam 5 - 1 Thụy Điển Djurgården/Älvsjö 2 - 0 Stockholms Olympiastadion, Stockholm, Thụy Điển
3 - 1 Karl-Liebknecht-Stadion, Potsdam, Đức
2005-06 Đức 1. FFC Frankfurt 7 - 2 Đức 1. FFC Turbine Potsdam 4 - 0 Karl-Liebknecht-Stadion, Potsdam, Đức
3 - 2 Frankfurter Volksbank Stadion, Frankfurt, Đức
2006-07 Anh Arsenal 1 - 0 Thụy Điển Umeå IK 1 - 0 Gammliavallen, Umeå, Thụy Điển
0 - 0 Meadow Park, Borehamwood, Anh Quốc
2007-08 Đức 1. FFC Frankfurt 4 - 3 Thụy Điển Umeå IK 1 - 1 Gammliavallen, Umeå, Thụy Điển
3 - 2 Commerzbank-Arena,[11] Frankfurt, Đức
2008-09 Đức FCR 2001 Duisburg 7 - 1 Nga Zvezda 2005 Perm 6 - 0 Sân vận động Trung tâm, Kazan, Nga
1 - 1 MSV Arena, Duisburg, Đức

Chung kết UEFA Women's Champions League

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Đội vô địch Tỷ số Đội hạng nhì Sân vận động
2009-10 Đức 1. FFC Turbine Potsdam 0 - 0* (7 - 6)** Pháp Olympique Lyon Coliseum Alfonso Pérez, Getafe
2010-11 Pháp Olympique Lyon 2 - 0 Đức 1. FFC Turbine Potsdam Craven Cottage, Luân Đôn
2011-12 Pháp Olympique Lyon 2 - 0 Đức 1. FFC Frankfurt Olympiastadion, München
2012-13 Đức VfL Wolfsburg 1 - 0 Pháp Olympique Lyon Stamford Bridge, Luân Đôn
2013-14 Đức VfL Wolfsburg 4 - 3 Thụy Điển Tyresö FF Estádio do Restelo, Lisbon
2014-15 Đức 1. FFC Frankfurt 2 - 1 Pháp Paris Saint-Germain Friedrich-Ludwig-Jahn-Sportpark, Berlin
2015-16 Pháp Olympique Lyon 1 - 1* (4 - 3)** Đức VfL Wolfsburg Sân vận động Mapei, Reggio Emilia
2016-17 Pháp Olympique Lyon 0 - 0* (7 - 6)** Pháp Paris Saint-Germain Sân vận động Thành phố Cardiff, Cardiff
2017-18 Pháp Olympique Lyon 4 – 1* Đức VfL Wolfsburg Sân vận động Dynamo Valeriy Lobanovskyi, Kiev
2018-19 Pháp Olympique Lyon 4 - 1 Tây Ban Nha Barcelona Groupama Aréna, Budapest
2019-20 Pháp Olympique Lyon 3 - 1 Đức VfL Wolfsburg Anoeta, Gipuzkoa
2020-21 Tây Ban Nha Barcelona 4 - 0 Anh Chelsea Gamla Ullevi, Gothenburg
2021-22 Pháp Olympique Lyon 3 - 1 Tây Ban Nha Barcelona Sân vận động Juventus , Turin
2022-23 Tây Ban Nha Barcelona 3 - 2 Đức VfL Wolfsburg Sân vận động Philips , Eindhoven
2023-24 Tây Ban Nha Barcelona 2 - 0 Pháp Olympique Lyon Sân vận động San Mamés , Bilbao



(*sau khi đá Hiệp phụ; **đá luân lưu 11 m)

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng các quốc gia có số lần vô địch nhiều nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Vô địch Hạng nhì Vào bán kết Vô địch Hạng nhì Vào bán kết
 Đức 9 8 10
 Pháp 8 4 9
Tây Ban Nha 3 2 2
 Thụy Điển 2 5 4
 Anh 1 1 12
 Đan Mạch 0 1 3
 Nga 0 1 0
 Na Uy 0 0 2
 Phần Lan 0 0 1
 Ý 0 0 1

Kể từ khi thay đổi thể thức vào năm 2009, không có đội nào từ quốc gia ngoài hai đội hàng đầu giành được danh hiệu, ngoại trừ Barcelona vào năm 2021. Các đội duy nhất từ ​​các quốc gia ngoài hai đội hàng đầu giành được vị trí á quân trong thời gian đó là Tyresö vào năm 2014, Barcelona vào năm 2019 và Chelsea vào năm 2021.

Ngoài ra, không có đội nào từ một quốc gia nằm ngoài top bốn lọt vào bán kết cho đến khi Brøndby vào năm 2015. Kể từ đó, Barcelona đã lọt vào bán kết vào các năm 2017, 2019, 2020 và 2021 (và họ tiếp tục giành danh hiệu vào năm 2021).

Xếp hạng theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Vô địch Hạng nhì Năm Vô địch Năm Hạng nhì
Pháp Lyon 8 3 2011, 2012, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2022 2010, 2013, 2024
Đức Frankfurt 4 2 2002, 2006, 2008, 2015 2004, 2012
Tây Ban Nha Barcelona 3 2 2021, 2023, 2024 2019, 2022
Đức VfL Wolfsburg 2 4 2013, 2014 2016, 2018, 2020, 2023
Thụy Điển Umeå 2 3 2003, 2004 2002, 2007, 2008
Đức Turbine Potsdam 2 2 2005, 2010 2006, 2011
Anh Arsenal 1 0 2007
Đức Duisburg 1 0 2009
Pháp Paris Saint-Germain 0 2 2015, 2017
Đan Mạch Fortuna Hjørring 0 1 2003
Thụy Điển Djurgården/Älvsjö 0 1 2005
Nga Zvezda Perm 0 1 2009
Thụy Điển Tyresö 0 1 2014
Anh Chelsea 0 1 2021

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vua phá lưới được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong toàn bộ giải đấu, do đó nó bao gồm cả các vòng loại. Margrét Lára Vidarsdóttir của Iceland đã 3 lần đoạt giải. Ada Hegerberg giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải.

Mùa Tên cầu thủ (Câu lạc bộ) Số bàn
2001-02 România Gabriela Enache (FC Codru Anenii Noi) 12
2002-03 Thụy Điển Hanna Ljungberg (Umeå IK) 10
2003-04 Áo Maria Gstöttner (SV Neulengbach) 11
2004-05 Đức Conny Pohlers (1. FFC Turbine Potsdam) 14
2005-06 Iceland Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík) 11
2006-07 Scotland Julie Fleeting (Arsenal LFC) 9
2007-08 Ukraina Vira Dyatel (Zhilstroy-1 Karkhiv)
Ý Patrizia Panico (ASD CF Bardolino Verona)
Iceland Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík)
9
2008-09 Iceland Margrét Lára Viðarsdóttir (Valur Reykjavík) 14
2009-10 Thụy Sĩ Vanessa Bürki (FC Bayern München) 11
2010-11 Đức Inka Grings (FCR 2001 Duisburg) 13
2011-12 Pháp Camille Abily (Olympique Lyonnais)
Pháp Eugénie Le Sommer (Olympique Lyonnais)
9
2012-13 România Laura Rus (Apollon Limassol) 11
2013-14 Bosna và Hercegovina Milena Nikolić (ŽFK Spartak) 11
2014-15 Đức Célia Šašić (Frankfurt) 14
2015-16 Na Uy Ada Hegerberg (Olympique Lyonnais) 13
2016-17 Hungary Zsanett Jakabfi (VfL Wolfsburg)
Hà Lan Vivianne Miedema (FC Bayern München)
8
2017-18 Na Uy Ada Hegerberg (Olympique Lyonnais) 15
2018-19 Đan Mạch Pernille Harder (VfL Wolfsburg) 8
2019-20 Hà Lan Vivianne Miedema (Arsenal)
Nigeria Emueje Ogbiagbevha (FC Minsk)
Iceland Berglind Björg Þorvaldsdóttir (Breiðablik)
10
2020-21 Tây Ban Nha Jennifer Hermoso (FC Barcelona )
Anh Fran Kirby (Chelsea)
6
2021-22 Tây Ban Nha Alexia Putellas (FC Barcelona ) 11
2022-23 Ba Lan Ewa Pajor (VfL Wolfsburg) 9
2023-24 Pháp Kadidiatou Diani (Olympique Lyonnais) 8

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 26 tháng 5 năm 2024[12]In đậm là các cầu thủ vẫn còn thi đấu
Hạng Vua phá lưới Bàn thắng Câu lạc bộ
1 Na Uy Ada Hegerberg 64 Stabæk, 1. FFC Turbine Potsdam, Olympique Lyon
2 Đức Anja Mittag 51 1. FFC Turbine Potsdam, FC Rosengård, Paris Saint-Germain, Wolfsburg
3 Pháp Eugénie Le Sommer 48 Olympique Lyon
Đức Conny Pohlers 48 1. FFC Turbine Potsdam, 1. FFC Frankfurt, Wolfsburg
5 Brasil Marta 46 Umeå IK, Tyresö FF, FC Rosengård
6 Pháp Camille Abily 43 Montpellier, Olympique Lyon
7 Scotland Kim Little 42 Hibernian, Arsenal
Thụy Điển Lotta Schelin 42 Olympique Lyon, FC Rosengård
9 Áo Nina Burger 40 SV Neulengbach
10 Thụy Điển Hanna Ljungberg 39 Umeå IK

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thưởng được trao lần đầu năm 2010 cho hai đội lọt vào chung kết. Năm 2011 tiền thưởng được trao cho cả các đội thua bán kết và tứ kết.[13] Cơ cấu tiền thưởng hiện nay là:

  • €250.000 cho đội vô địch
  • €200.000 cho đội á quân
  • €50.000 cho đội thua bán kết
  • €25.000 cho đội thua tứ kết

Các đội cũng nhận 20.000 euro cho mỗi vòng thi đấu. Tuy nhiên các con số trên bị coi là quá ít, không đủ bù vào phí đi lại.[14]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Women's Champions League launches in 2009”. ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a b “Women's Champions League details confirmed” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  3. ^ “Visa signs ground-breaking seven-year women's football deal with UEFA”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 6 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ “adidas Kick Off Partnership with WUCL Ahead of the 2021/22 Champions League Group Stages”. VERSUS (bằng tiếng Anh). 13 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ UEFA.com (23 tháng 2 năm 2020). “Hublot becomes official partner of UEFA Women's EURO 2021 | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ UEFA.com (26 tháng 8 năm 2020). “PepsiCo signs 5-year deal to sponsor UEFA Women's football | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ UEFA.com (22 tháng 3 năm 2021). “Just Eat Takeaway.com to sponsor UEFA Champions League & UEFA Women's EURO in wide-ranging partnership | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ UEFA.com (20 tháng 5 năm 2021). “Euronics Group becomes official sponsor of UEFA Women's Football | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ UEFA.com (14 tháng 7 năm 2021). “Grifols becomes official partner of UEFA Women's Football | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ UEFA.com (26 tháng 8 năm 2021). “Heineken becomes official partner of UEFA Women's Football | Inside UEFA”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2021.
  11. ^ uefa.com - UEFA Women's Cup
  12. ^ “Hegerberg reigns as all-time top scorer”. UEFA.com. Union of European Football Associations. 16 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập 27 tháng 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  13. ^ “UEFA Women's Champions League factsheet” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “British teams competing in Women's Champions League receive 'farcical' funding from Uefa”. telegraph.co.uk. ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]